Lý thuyết về tam giác gian lận của Donald R Cressey (1919-1987)

Một phần của tài liệu Áp dụng hệ số f score để dự báo sai sót trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết ở sàn giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 31 - 32)

8. Kết cấu của đề tài

2.2.2.2Lý thuyết về tam giác gian lận của Donald R Cressey (1919-1987)

1987)

Lý thuyết này do Donald R. Cressey - nhà nghiên cứu về tội phạm vào những năm 40 của thế kỷ 20. Cressey đã tập trung phân tích gian lận dưới góc độ tham ô và biển thủ thông qua khảo sát hơn 200 trường hợp tội phạm kinh tế. Ông đã đưa ra mô hình tam giác gian lận (fraud triangle) - mô hình giúp nhận diện các nhân tố dẫn đến hành vi gian lận. Theo Cressey gian lận thường phát sinh khi hội tụ ba điều kiện: Áp lực/động cơ, cơ hội, thái độ/cá tính.

- Áp lực/động cơ: Gian lận thường xảy ra khi nhân viên, người điều hành hay tổ chức phải chịu một áp lực nào đó. Áp lực có thể là những tổn thất về tài chính, khó khăn về kinh tế, hay do sự bất đồng trong mối quan hệ giữa người chủ và người làm thuê.

- Cơ hội: Một khi đã bị áp lực hay đang có một động cơ thúc đẩy nào đó, nếu có cơ hội hành vi gian lận sẽ được thực hiện. Theo Cressey có hai yếu tố để tạo nên cơ hội là nắm bắt thông tin và có kỹ năng thực hiện.

- Thái độ/cá tính: Theo công trình nghiên cứu này của Cressey thì hành vi gian lận có được thực hiện hay không còn phụ thuộc vào thái độ, cá tính của mỗi cá nhân. Có những người dù chịu áp lực, và có cơ hội thực hiện hành vi gian lận nhưng vẫn không làm và ngược lại.

Mô hình tam giác gian lận này được áp dụng nhiều trong các nghiên cứu, đánh giá rủi ro có gian lận trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau trong đó có kiểm toán. Hiện nay mô hình này đã được đưa vào VSA 240 và ISA 240 nhằm giúp KTV trong bước thực hiện các thủ tục đánh giá rủi ro có gian lận tại các công ty được kiểm toán.

2.2.2.3 Lý thuyết về bàn cân gian lận của D. W. Steven Albrecht

Albrecht là nhà tội phạm học làm việc tại trường đại học Brigham Young. Ông đã cùng hai đồng sự của mình thực hiện công trình nghiên cứu giúp xác định các dấu hiệu quan trọng của sự gian lận nhằm giúp cho nhà quản lý có thể kịp thời phát hiện và ngăn chặn.

Albert đã phân tích 212 trường hợp gian lận vào những năm 1980 bằng bảng khảo sát thông tin thông qua sử dụng bảng câu hỏi. Ông cùng các cộng sự đã thiết lập các biến số liên quan đến gian lận và xây dựng danh sách 50 dấu hiệu báo động đỏ (red flags) về gian lận. Dựa vào kết quả này, Albrecht đã xây dựng mô hình nổi tiếng-mô hình bàn cân gian lận gồm ba nhân tố: Hoàn cảnh tạo ra áp lực, nắm bắt cơ hội và tính trung thực cá nhân. Theo ông khi hoàn cảnh tạo ra áp lực cùng với cơ hội thực hiện gian lận cao và tính liêm chính của cá nhân thấp thì nguy cơ xảy ra gian lận là rất cao và ngược lại khi hoàn cảnh tạo ra áp lực, cơ hội thực hiện gian lận thấp cùng với tính liêm chính cao thì nguy cơ xảy ra gian lận thấp. Hoàn cảnh tạo ra áp lực có thể liên quan đến những lý do về mặt tài chính, cơ hội để thực hiện gian lận có thể do tự cá nhân, hay do sự yếu kém của hệ thống kiểm soát nội bộ tạo nên. Lý thuyết này đã được đưa vào chuẩn mực kiểm toán Hoa Kỳ SAS 82.

Một phần của tài liệu Áp dụng hệ số f score để dự báo sai sót trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết ở sàn giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 31 - 32)