Kiểm định Paired t-test

Một phần của tài liệu Áp dụng hệ số f score để dự báo sai sót trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết ở sàn giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 76 - 77)

8. Kết cấu của đề tài

4.1.3.1Kiểm định Paired t-test

Giả thiết của kiểm định này như sau:

Ho: Giá trị trung bình của nhóm có sai sót bằng với nhóm không có sai sót H1: Giá trị trung bình của nhóm có sai sót khác với nhóm không có sai sót Tổng hợp kết quả kiểm định Paired t-test được tổng hợp ở bảng 4.3 (chi tiết được trình bày trong phụ lục số 5).

Bảng 4.3: Kết quả kiểm định Paired t-test

Biến TB nhóm NON- MISSTATEMENT TB nhóm MISSTATEMENT Khác biệt TB Giá trị thống kê Rsstacc 0.0234312 0.0572095 -0.0337783 -1.5120 Chrc 0.028278 -0.0007245 0.0290025 2.5947*** Chiv 0.012254 0.046359 -0.0341049 -3.4281***

Softasset 0.3207935 0.5255535 -0.20476 -4.2833***

Chcs 1.998768 27.17755 -25.17878 -5.5921***

Chroa -0.0000713 -0.0319942 0.031923 2.9007*** *, **, *** Có ý nghĩa thống kê tương ứng với .10, .05, .01

(Nguồn: Tác giả tổng hợp kết quả phân tích từ phần mềm Stata 12)

Từ kiểm định Paired t-test cho ta kết quả lần lượt đối với các biến độc lập như sau:

- Các khoản kế toán dồn tích (Rsst-acc) giá trị thống kê là -1.5120 không có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa là 5%, hay chấp nhận giả thiết H0 là không có sự tồn tại khác nhau về giá trị trung bình của biến Rsst-acc giữa hai nhóm có sai sót và không có sai sót.

- Biến sự thay đổi khoản phải thu (Chrec) có giá trị thống kê là 2.5947 hay giá trị P-value nhỏ hơn 0.05 có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa là 5%, cho phép bác bỏ giả thiết H0, và chấp nhận giả thiết H1 là giá trị trung bình của biến Chrec giữa nhóm có sai sót và nhóm không có sai sót là khác nhau. - Cũng tương tự kết quả kiểm định biến sự thay đổi khoản phải thu, các biến

sự thay đổi hàng tồn kho (Chinv), biến tỷ lệ phần trăm tài sản có tính thanh khoản trung bình (Softasset), biến thay đổi trong khoản doanh thu bằng tiền (Chcs) và biến thay đổi tỷ suất sinh lời trên tài sản (Chroa) có giá trị thống kê lần lượt là -3.4281, -4.2833, -5.5921, và 2.9007 đều có giá trị P-value nhỏ hơn 0.05 có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa là 5%. Điều này cho phép bác bỏ giả thiết H0 và chấp nhận giả thiết H1. Nghĩa là có tồn tại sự khác nhau về giá trị trung bình của các biến sự thay đổi hàng tồn kho, biến tỷ lệ phần trăm tài sản có tính thanh khoản trung bình, biến thay đổi trong khoản doanh thu bằng tiền và biến thay đổi tỷ suất sinh lời trên tài sản giữa hai nhóm sai sót và nhóm không sai sót.

Một phần của tài liệu Áp dụng hệ số f score để dự báo sai sót trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết ở sàn giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 76 - 77)