Biến liên quan đến thị trường chứng khoán

Một phần của tài liệu Áp dụng hệ số f score để dự báo sai sót trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết ở sàn giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 63 - 65)

8. Kết cấu của đề tài

3.2.2.3Biến liên quan đến thị trường chứng khoán

Phát hành thêm cổ phiếu (ISSUE)

Phát hành thêm cổ phiếu là một trong những hình thức tài trợ vốn cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên một câu hỏi đặt ra là có rất nhiều kênh để một doanh nghiệp có thể tìm kiếm nguồn tài chính như: Vay ngân hàng, phát hành trái phiếu, cổ phiếu. Tại sao một doanh nghiệp có hành vi sai sót thường có xu hướng phát hành thêm cổ phiếu? Một trong những động cơ rõ ràng cho hành vi sai sót trên BCTC của các doanh nghiệp nhằm duy trì một mức giá cổ phiếu cao. Nếu một công ty cần tiền để duy trì hoạt động, thì việc giá cổ phiếu cao sẽ giúp làm giảm đi chi phí huy động vốn chủ sỡ hữu mới. Ngoài ra giá trị sổ sách cao, giá cổ phiểu cao cũng sẽ làm giảm chi phí phát hành cổ phiếu mới. Một cách dễ hiểu đối với những doanh nghiệp cố gắng làm đẹp BCTC thông qua hành vi gây sai sót với mục đích tăng giá cổ phiếu trên thị trường. Và vào những năm có sai sót, cổ phiếu được phát hành nhiều hơn so với những năm khác.

Ngoài ra, theo lý thuyết về thứ tự tăng vốn (pecking order theory) cho rằng khi một doanh nghiệp cần vốn để tài trợ cho hoạt động của nó, thứ tự sử dụng nguồn tài chính sẽ là sử dụng lợi nhuận giữ lại chưa chia cho cổ đông, sau đó đến vay nợ và cuối cùng đến phát hành cổ phiếu. Lý thuyết này cho rằng một doanh nghiệp “sốt sắng” phát hành thêm cổ phiếu chứng tỏ doanh nghiệp đã làm đẹp báo cáo nhằm tìm được nhiều nguồn huy động vốn.

Nghiên cứu của Dechow và các công sự (2012) sử dụng biến phát hành thêm cổ phiếu để dự báo hành vi sai sót trên BCTC. Biến định danh ISSUE có giá trị 1 nếu doanh nghiệp có phát hành cổ phiếu trong năm, ngược lại có giá trị 0.

Giả thiết H7: Khả năng BCTC có sai sót cao hơn nếu doanh nghiệp có phát hành cổ phiếu bổ sung trong kỳ kế toán.

Bảng 3.1 sẽ tổng hợp lại phương pháp tính biến, dấu kỳ vọng của các chỉ số hồi quy trong mô hình Logit.

Bảng 3.1: Mô tả các biến trong nghiên cứu

Mã biến Tên biến Bài nghiên cứu sử dụng Dấu kỳ vọng BIẾN PHỤ THUỘC

MISSTATEMENT Sai sót trên BCTC Biến định danh.

MISSTATEMENT có giá trị 1 nếu mẫu sai sót, ngược lại có giá trị 0.

BIẾN ĐỘC LẬP

Các biến liên quan đến chất lượng các khoản dồn tich (Accruals quality)

RSST-acc Các khoản kế toán dồn tích RSST

- Benish (1997 và 1999). - Francis & Krishnan (1999).

- Dechow. et al. (1996).

+

CHREC Thay đổi khoản phải thu trên TB tổng tài sản

- Loebecke. et al. (1989). - Feroz. et al. (1991). - Persons (1995). - Summers & Sweeney (1998).

+

CHINV Thay đổi hàng tồn kho trên TB tổng tài sản

- Loebecke. et al. (1989). - Feroz. et al. (1991). - Persons (1995). - Summers & Sweeney (1998).

+

thanh khoản TB trên trên tổng tài sản

- Barton & Simko(2002).

Các biến liên quan đến hiệu quả tài chính kinh doanh (Performance variables)

CHCS Thay đổi trong doanh thu bằng tiền

- Dechow. et al. (2012). +

CHROA Sự thay đổi tỷ suất sinh lời

-Summers & Sweeney (1998).

- Skousen. et al. (2009).

-

Biến liên quan đến thị trường chứng khoán (Maket-related incentives)

ISSUE Phát hành cổ phiếu trong năm

- Dechow. et al. (1996). +

(Nguồn: Tác giả thống kê lại các biến dựa trên các nghiên cứu trước đây)

Một phần của tài liệu Áp dụng hệ số f score để dự báo sai sót trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết ở sàn giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 63 - 65)