Các biến liên quan đến chất lượng các khoản kế toán dồn tích

Một phần của tài liệu Áp dụng hệ số f score để dự báo sai sót trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết ở sàn giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 53 - 61)

8. Kết cấu của đề tài

3.2.2.1Các biến liên quan đến chất lượng các khoản kế toán dồn tích

Kế toán trên cơ sở dồn tích là phương pháp kế toán ghi nhận các nghiệp vụ tại thời điểm xảy ra chứ không phải tại thời điểm thực thu hoặc thực chi. Cụ thể theo định nghĩa chuẩn mực kế toán (VAS) số 01: “Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính của doanh nghiệp liên quan đến tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sỡ hữu, doanh thu, chi phí phải được ghi sổ kế toán vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực tế thu, hoặc thực tế chi tiền, tương đương tiền”. Nghĩa là các giao dịch, sự kiện về các nguồn lực kinh tế, nghĩa vụ nợ cần phải được phản ảnh kịp thời ở kỳ phát sinh ngay cả khi những khoản thu - chi liên quan phát sinh ở một kỳ khác. Việc

3

Tỷ lệ 10% được chọn là để tạo hành lang an toàn để phân biệt mẫu có sai sót và mẫu đối ứng. Về nguyên tắc, mẫu đối ứng là công ty cùng ngành và cùng quy mô với công ty có sai sót, nhưng không phải là mẫu có sai sót. Nhưng vì các công ty niêm yết của một số ngành khá ít, và nhiều công ty trong cùng ngành đó được phân loại là mẫu sai sót, nên luận văn này chấp nhận mẫu đối ứng là mẫu có thể có chênh lệch lợi nhuận, nhưng tỷ lệ chênh lệch lợi nhuận này phải nhỏ (nhỏ hơn 5%). Tỷ lệ 10% sẽ giúp tạo ranh giới khá rõ ràng giữa mẫu có sai sót và mẫu đối ứng.

dựa vào những nguồn lực kinh tế hay nghĩa vụ nợ để đánh giá tình hình tài chính của một doanh nghiệp sẽ chính xác hơn là chỉ dựa vào những thông tin thu - chi trong kỳ.

Tuy nhiên, bên cạnh ưu điểm như đã nói ở trên, kế toán theo phương pháp dồn tích có hạn chế là dựa nhiều vào các ước tính kế toán chịu sự chi phối bởi các xét đoán của nhà quản lý. Đây sẽ là cơ hội cho các nhà quản lý thực hiện những hành vi gây ra sai sót trên BCTC.

Biến kế toán dồn tích (Total Accruals):

Trước hết, cần tìm hiểu thế nào gọi là biến kế toán dồn tích. Như đã biết, cơ sở kế toán dồn tích ghi nhận vào thời điểm nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Do đó, số liệu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh bao gồm cả những ước tính kế toán chịu sự chi phối bởi các xét đoán của nhà quản lý. Trong khi đó, báo cáo lưu chuyển tiền tệ lại được lập trên cơ sở dòng tiền. Chính vì vậy, sẽ có sự chênh lệch giữa lợi nhuận trên báo cáo kết quả kinh doanh và dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Do đó, trong nhiều nghiên cứu, tổng các biến dồn tích kế toán có thể được tính như sau:

Tổng biến kế toán dồn tích (Total Accruals) = Lợi nhuận sau thuế - lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh.

Tổng biến kế toán dồn tích gồm có hai phần: Biến kế toán dồn tích không hợp lý (Discretionary Accruals - DA), và biến kế toán dồn tích hợp lý (Non Discretionary Accruals - NDA). Biến NDA được xác định chủ yếu dựa trên các đặc điểm hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nên gọi là biến dồn tích hợp lý. Trái lại, biến DA có thể bị chi phối tùy vào mục đích của nhà quản lý, do đó gọi là biến dồn tích không hợp lý.

Các nghiên cứu xây dựng mô hình đo lường biến kế toán dồn tích

Mô hình nghiên cứu của Healey (1985)

Mô hình nghiên cứu sử dụng các khoản kế toán dồn tích trong việc phân tích hành vi quản trị lợi nhuận của Healy (1985). Theo Healey (1985) định nghĩa về chi phí trích trước là sự thay đổi trong vốn lưu động không phải bằng tiền trừ đi chi phí

khấu hao, định nghĩa này cũng rất gần với định nghĩa chi phí trích trước hoạt động được sử dụng trong FASB’s Statement of financial Accounting Standard số 95 – Statement of cash flow. Tuy nhiên, định nghĩa này đã bỏ sót những khoản dồn tích và những khoản hoãn lại liên quan đến tài sản hoạt động dài hạn, nợ hoạt động dài hạn, những tài sản, nợ tài chính không phải bằng tiền.

Theo Healey (1985), biến kế toán dồn tích hợp lý (NDAt) = Trung bình của biến kế toán dồn tích (TAt-i); Với i =1…n.

Mô hình của Jones (1991)

Đây là một trong những mô hình được biết đến khá rộng rãi nhờ mức độ hiệu quả trong việc nhận diện các hành vi điều chỉnh lợi nhuận. Công thức được tóm tắt như sau:

Đầu tiên, nghiên cứu xác định biến kế toán dồn tích hợp lý (NDA) theo cách sau: (1) ( ) ( ) ( ) ( ) ( ) ( ) ( ) Trong đó:

NDA (t): Biến kế toán dồn tích hợp lý năm t A (t-1): Tài sản cuối năm t-1

REV (t): Doanh thu thuần năm t

PPE (t) : Nguyên giá TSCĐ hữu hình năm t

Các tham số α1, α2, và α3 được tính từ việc sử dụng phương pháp hồi quy OLS cho mô hình sau :

( ) ( ) ( ) ( ) ( ) ( ) ( ) Bên cạnh đó ; ta có : DA(t) = TA (t) NDA(t) (2)

Chia 2 vế của phương trình (2) cho A (t-1); ta được (3)

( ) ( ) ( ) ( ) ( ) ( )

Thay (1) vào (3), ta được mô hình Jones (1991) ( ) ( ) ( ) ( ) ( ) ( ) ( ) ( ) ( )

Mô hình của Dechow, Sloan và Sweeney (1996)

Dechow và các cộng sự (1996) đã tiến hành cải tiến mô hình Jones (1991) bằng cách điều chỉnh sự thay đổi của doanh thu bằng sự thay đổi của tài khoản nợ phải thu. Mô hình được cải tiến như sau:

( ) ( ) ( ) ( ) ( ) ( ) ( ) ( ) Trong đó:

∆ REC: Là sự thay đổi trong tài khoản nợ phải thu.

Trong nghiên cứu của mình, Dechow và các cộng sự (1996) đã chứng minh được rằng mô hình Jones cải tiến giúp giảm đi sai số của mô hình trong việc xác định biến dồn tích khi nhà quản lý chi phối khoản mục doanh thu. Mô hình cải tiến này cho kết quả đáng tin cậy hơn về biến dồn tích. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mô hình của Kothari, Loene và Wasley (2005)

Mô hình Jones (1991) và mô hình Jones điều chỉnh của Dechow và các cộng sự (1996) tiếp tục được phát triển ở nghiên cứu của Kothari và các cộng sự (2005) trên cơ sở xem xét biến kết quả hoạt động. Mô hình cụ thể như sau:

( ) ( ) ( ) ( ) ( ) ( ) ( ) ( ) ( ) Trong đó:

ROA (t-1): Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản năm t-1.

Mô hình được áp dụng trong bài luận văn: Mô hình Richardson, Sloan, Soliman và Tuna (2005)

Nghiên cứu của Dechow và các công sự (2012) đã tiến hành xem xét và đánh giá lần lượt các phương pháp đo lường các biến dồn tích từ các nghiên cứu của Healey (1985), Jones (1991), Dechow và các cộng sự (1996), Kothari, Loene và

Wasley (2005). Dechow và các công sự (2012) nhận thấy rằng những phương pháp đo lường ở các nghiên cứu trước không thật sự hiệu quả vì đã không quan tâm đến tài sản hoạt động dài hạn và nợ hoạt động dài hạn, đồng thời phương pháp tính khá phức tạp.

Đến nghiên cứu của Richardson, Sloan, Soliman và Tuna (2005) thì các vấn đề thiếu sót về những phương pháp đo lường trong các nghiên cứu trước ở trên đã được bổ sung. Nghiên cứu của Richardson, Sloan, Soliman và Tuna (2005) đã thêm tài sản hoạt động dài hạn và nợ hoạt động dài hạn vào phương pháp đo lường khoản kế toán dồn tích. Ngoài ra các yếu tố đo lường được thực hiện tương đối dễ dàng dựa trên thông tin BCTC. Định nghĩa này được thể hiện cụ thể qua công thức sau:

Accruals = ∆ WC + ∆ NCO + ∆ FIN Trong đó:

∆ WC: Thay đổi trong vốn lưu động thuần.

∆ NCO: Thay đổi trong tài sản hoạt động dài hạn thuần. ∆ FIN: Thay đổi trong tài sản tài chính thuần.

Vì vậy, Dechow và các cộng sự (2012) đã xây dựng phương pháp đo lường biến dồn tích dựa trên nghiên cứu của Richardson, Sloan, Soliman và Tuna (2005). Trong luận văn, biến này được đặt tên là RSST- acc, công thức tính cụ thể như sau :

Trong đó:

 ∆ WC = WCt – WCt-1

∆ WC: Thay đổi trong vốn lưu động thuần WCt: Vốn lưu động năm (t)

WCt-1: Vốn lưu động năm (t-1) Trong đó, công thức tính cụ thể như sau WC = COA – COL

COA: Tài sản hoạt động ngắn hạn COL: Nợ hoạt động ngắn hạn

COA = CA – STI

CA: Tài sản ngắn hạn

STI: Tiền và các khoản đầu tư ngắn hạn COL = CL – DCL

CL: Nợ ngắn hạn DCL: Nợ đến hạn trả

∆ NCO = NCOt – NCOt-1

∆ NCO: Thay đổi trong tài sản hoạt động dài hạn thuần NCOt: Tài sản hoạt động dài hạn năm (t)

NCOt-1: Tài sản hoạt động dài hạn năm (t-1) Trong đó, công thức tính cụ thể như sau

NCO = NCOA – NCOL

NCOA: Tài sản hoạt động dài hạn NCOL: Nợ dài hạn

NCOA = TA – CA – LTI TA: Tổng tài sản CA: Tài sản ngắn hạn LTI: Đầu tư dài hạn NCOL = TL – CL – LTD

TL: Tổng nợ CL: Nợ ngắn hạn

LTD: Vay và nợ dài hạn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 ∆ FIN = FINt – FINt-1

∆ FIN: Thay đổi trong tài sản tài chính thuần FINt: Tài sản tài chính thuần năm (t)

FINt-1: Tài sản tài chính thuần năm (t-1) Trong đó, công thức tính cụ thể như sau

FINA: Tài sản tài chính FINL: Nợ tài chính FINA = STI + LTI

STI: Tiền và các khoản đầu tư ngắn hạn LTI: Đầu tư dài hạn

FINL = LTD + DCL + PS

LTD: Vay và nợ dài hạn DCL: Nợ đến hạn trả PS: Cổ phiếu ưu đãi

Theo kết quả nghiên cứu của Benish (1997) đã chứng minh rằng tổng các khoản kế toán dồn tích chia cho tổng tài sản là hữu ích trong việc xác định các doanh nghiệp có hành vi vi phạm GAAP và đặc biệt là cho các doanh nghiệp đang tích cực sử dụng các khoản trích trước để điều chỉnh lợi nhuận. Tương tự như Benish (1997), nghiên cứu của Francis và Krishnan (1999) đã chỉ ra rằng việc phân tích các phương pháp dồn tích sẽ giúp cung cấp cái nhìn toàn diện, sâu sắc về hành vi hợp lý hóa BCTC của các nhà quản trị. Điều này cho thấy rằng các khoản kế toán dồn tích thật sự có mối liên hệ với hành vi sai sót trên BCTC.

Giả thiết H1: Biến RSST - acc tăng thì làm tăng khả năng BCTC có sai sót.

Thay đổi hàng tồn kho và thay đổi khoản phải thu khách hàng (Chinv và Chrec)

Ngoài việc sử dụng biến RSST - acc để đo lường chất lượng các khoản kế toán dồn tích, Dechow và các cộng sự (2012) còn dựa vào hai khoản mục nợ phải thu và hàng tồn kho để đánh giá chất lượng các khoản kế toán dồn tích. Những nghiên cứu trước đây đã kết luận rằng các khoản dồn tích dựa trên những ước tính chủ quan liên quan đến hai khoản mục này được nhà quản lý sử dụng nhiều để tác động đến BCTC.

Chuẩn mực kế toán cho phép nhà quản lý được lựa chọn phương pháp tính giá hàng tồn kho. Mỗi phương pháp tính giá hàng tồn kho khác nhau sẽ tác động đến giá trị hàng tồn kho cuối kỳ, giá vốn hàng bán và làm ảnh hưởng đến lợi nhuận

trong kỳ. Điều này có nghĩa là nhà quản lý hoàn toàn có thể điều chỉnh lợi nhuận như mong muốn thông qua việc lựa chọn phương pháp tính giá hàng tồn kho. Bên cạnh đó, theo Chuẩn mực kế toán, hàng tồn kho phải được ghi nhận giá trị thấp hơn giữa giá gốc và giá trị thuần có thể thực hiện được. Khi giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc đỏi hỏi hàng tồn kho cần phải được lập dự phòng giảm giá. Việc lập dự phòng hoàn toàn mang tính xét đoán vì vậy các nhà quản lý thường thao tác để điều chỉnh lợi nhuận theo như mong muốn.

Tương tự hàng tồn kho, các khoản phải thu phải được trình bày theo giá trị thuần có thể thực hiện được theo quy định của chuẩn mực kế toán. Nghĩa là đối với những khoản nợ phải thu quá hạn cần được ước tính để lập dự phòng. Các doanh nghiệp hoàn toàn có thể thao tác tuổi nợ của khách hàng để điểu chỉnh các khoản lập dự phòng nhằm thay đổi lợi nhuận.

Điển hình như nghiên cứu của Loebecke và các công sự (1989) cũng đã nhận thấy rằng tài khoản phải thu và tài khoản hàng tồn kho liên quan đến phần lớn số mẫu có gian lận được nghiên cứu. Kết luận này cũng hoàn toàn đúng với nghiên cứu của Feroz và các cộng sự (1991). Họ đã nghiên cứu và chỉ ra rằng hơn ba phần tư các trường hợp bị kết luận vi phạm của Uỷ ban chứng khoản Mỹ (Securities and Exchange Commission - SEC) đều liên quan đến hai tài khoản này. Những nhận định này cũng đồng nhất với kết quả nghiên cứu của Persons (1995) và Summers và Sweeney (1998). Điểm chung của các nghiên cứu này là cùng cho rằng hành vi gian lận được thao tác trên hàng tồn kho, cụ thể như ghi giá trị hàng tồn kho cao hơn giá gốc hoặc giá thị trường, hay ghi nhận không đúng giá trị của hàng tồn kho lỗi thời, hư hỏng.

Do đó:

Giả thiết H2: Thay đổi hàng tồn kho trên trung bình tổng tài sản tăng có thể làm tăng khả năng BCTC có sai sót.

Giả thiết H3: Thay đổi các khoản phải thu trên trung bình tổng tài sản tăng có thể làm tăng khả năng BCTC có sai sót.

( ) ( ) ( ) ( )

Tỷ lệ phần trăm tài sản có tính thanh khoản trung bình (Softasset)

Chất lượng các khoản kế toán dồn tích còn được đo lường dựa vào biến Soft asset. Softasset được định nghĩa là tổng tài sản trên bảng cân đối kế toán mà không bao gồm tiền mặt và giá trị còn lại của tài sản dài hạn hữu hình (TSCĐ hữu hình, TSCĐ thuê tài chính, xây dựng cơ bản dở dang, BĐS đầu tư) và quyền sử dụng đất. Nghiên cứu của Barton và Simko (2002) đã cung cấp bằng chứng để kết luận rằng những doanh nghiệp có tài sản hoạt động thuần cao thì nhà quản lý sẽ càng có nhiều thủ thuật kế toán để thực hiện những điều chỉnh lợi nhuận trong ngắn hạn. Sự sụp đổ của Worlcom có liên quan đến hàng tỷ USD chi phí hoạt động vốn hóa vào PP&E là minh chứng cho điều này. Ngoài ra, việc lựa chọn phương pháp khấu hao một cách chủ quan cũng sẽ tác động đến những khoản chi phí trích trước có liên quan.

Giả thiết H4: Tài sản có tính thanh khoản trung bình chiếm tỷ lệ càng cao trong toàn bộ tổng tài sản thì làm tăng khả năng BCTC có sai sót.

Một phần của tài liệu Áp dụng hệ số f score để dự báo sai sót trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết ở sàn giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 53 - 61)