3.2.3.1. Công tác đăng ký quyền sử dụng đất, cấp GCN.
Một trong những điều kiện để được xét cấp GCN là các hộ phải có tên trong sổ đăng ký ruộng đất, sổđịa chính.
*) Kết quả cấp giấy chứng nhận đất ở.
Giai đoạn 2011-2013, toàn quận Hoàng Mai cần cấp 2739 GCN, tính đến 31/12/2013 đã cấp được 2259 GCN. Tỷ lệ cấp đạt 82,48%. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả (1 ngày) H ồ s ơ k hô ng đủ đ i ề u ki ệ n ( 2 n gà y ) VPĐK (2 ngày) Công dân
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 61
Hình 3.6: Số lượng GCNQSDĐđã cấp giai đoạn 2011-2013
Kết quả cấp GCNQSDĐ và tài sản gắn kiền với đất năm 2011:
Thực hiện Kế hoạch số 53/KH-UBND ngày 14/4/2011 của UBND quận năm 2011 phải thực hiện 7000 hồ sơ, trong đó: + Hồ sơđủđiều kiện cấp giấy chứng nhận: 3143 hồ sơ. + Hồ sơ chưa đủđiều kiện cấp giấy chứng nhận 3857 hồ sơ. Cụ thể kết quả thực hiện như sau: Tổng số hồ sơ của 14 phường đã trình Quận: 7295 hồ sơ. - Hồ sơđủđiều kiện cấp giấy chứng nhận: 1591/3143 hồ sơđạt 50,62%. + UBND Quận đã cấp Giấy chứng nhận: 406 giấy. + Số hồ sơ trả về bổ sung: 651hồ sơ + Số hồ sơ chưa đủđiều kiện đã thông báo trả về: 534 hồ sơ. - Hồ sơ chưa đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận: 5704/3857 hồ sơ đạt 147,9% văn phòng đăng ký đất và nhà quận đã có thông báo gửi UBND phường để thông báo cho các chủ sử dụng đất biết.
Trong năm 2011, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất đã tiếp nhận 1043 hồ sơ cấp GCN do các tổ chức chuyển đến quận, và đã cấp được 389 GCN.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 62
*) Kết quả cấp GCNQSDĐ và tài sản gắn kiền với đất năm 2012
- Trong năm 2012, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất đã tiếp nhận 11.883 đơn trong đó:
Tiếp nhận hồ sơ cấp GCN lần đầu do UBND cấp phường chuyển lên 5.848 hồ sơ; số hồ sơ cấp GCN do các tổ chức chuyển đến quận 1.397 hồ sơ.
+ Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất đã thụ lý trình Lãnh đạo quận ký 5.148 GCN, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trong đó:
Cấp GCN lần đầu 294 giấy.
Thông báo 2.319 trường hợp không đủđiều kiện cấp GCN theo quy định. + Hồ sơ chưa đủđiều kiện trả về phường để bổ sung 590 hồ sơ.
*) Kết quả cấp GCNQSDĐ và tài sản gắn kiền với đất năm 2013
Tình hình thực hiện công tác cấp GCN năm 2013 trên địa bàn quận Hoàng Mai như sau:Theo kế hoạch phải cấp được 907 giấy, trong khi đó, quận thực hiện được 798 giấy còn lại 226 trường hợp không đủđiều kiên đạt 70,00 % so với kế hoạch. Phường có số hồ sơ không đủđiều kiện cao nhất là phương Giáp Bát: 37 hồ sơ, phường có số hồ sơ không đủđiều kiện thấp nhất là hai phường Hoàng Liệt và Trần Phú là 0 hồ sơ.
Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được thực hiện theo Quyết định 117/2009/QĐ-UBND ngày 01/12/2009 của UBND thành phố Hà Nội. Các giấy chứng nhận được giao tới tận tay người dân giúp họ yên tâm sản xuất, và qua đó nghĩa vụđóng thuếđất của người dân được thể hiện rõ ràng hơn.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 63 Bảng 3.8: Kết quả cấp giấy chứng nhận QSDĐ của quận Hoàng Mai giai đoạn 2011-2013 Năm Kế hoạch Đã cấp % đạt được so với kế hoạch 2011 1412 1167 82,65 2012 420 294 70,00 2013 907 798 87,98
(Nguồn: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất quận Hoàng Mai)
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác cấp GCNQSDĐ vẫn còn những hạn chế, chưa đạt yêu cầu tiến độ đề ra và vẫn để xảy ra tình trạng một số trường hợp cấp chậm so với thời gian quy định. Nguyên nhân do:
- Trong quá trình quản lý đất đai, các phường chưa thật sự tập trung quyết liệt cho công tác cấp Giấy chứng nhận, chưa bố trí cán bộ, thời gian cần thiết và chủ động đề xuất tháo gỡ những khó khăn trong công tác cấp giấy chứng nhận. Số hồ sơ còn tồn còn nhiều do các hộ tự chia tách thửa, phường hướng dẫn kê khai chưa đúng quy định. Công tác phân loại hồ sơở một số phường còn sơ sài, chưa đúng theo quy định dẫn đến chất lượng hồ sơ chưa cao. Một số phường chưa thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của quận về việc xét cấp Giấy chứng nhận cho những hồ sơđủđiều kiện, có giấy tờ sử dụng đất hợp pháp hợp lệ
- Trong quá trình sử dụng đất nảy sinh nhiều yếu tố phức tạp như: lấn chiếm đất đai, nhiều lần sang tên đổi chủ trong khi ý thức của người dân chưa tự giác đăng ký biến động đất đai…gây nhiều khó khăn cho cán bộ địa chính khi tiến hành cấp GCNQSDĐ do phải chỉnh lý lại hồ sơđịa chính, tiến hành đo đạc, cắm mốc lại ngoài thực địa tốn nhiều thời gian và kinh phí.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 64
3.2.3.2. Chỉnh lý biến động về sử dụng đất theo quy định của pháp luật khi thực hiện các quyền của người sử dụng đất
Sự biến động sử dụng đất trên địa bàn quận đòi hỏi công tác cập nhật và chỉnh lý biến động về sử dụng đất khi thực hiện các quyền của người sử dụng đất phải đầy đủ, kịp thời đểđáp ứng cho yêu cầu quản lý đất đai.
Bảng 3.9: Kết quả chỉnh lý biến động sử dụng đất năm 2013 ST T Chỉ tiêu Tổng số tiếp nhận Tổng sốđã giải quyết Số hồ sơ (bộ) Diện tích ( ha) Số hồ sơ (bộ) Diện tích ( ha) 1 Số hồ sơđăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất 2242 7,85 2242 7,85 2 Số hồ sơđăng ký xóa chấp quyền sử dụng đất,
tài sản gắn liền với đất 1679 6,716 1679 6,716 3 Số hồ sơđăng ký tặng cho quyền sử dụng đất 1702 5,106 1702 5,106 4 Số hồ sơđăng ký thừa kế quyền sử dụng đất 453 2,265 453 2,265 5 Số hồ sơ chuyển nhượng quyền sử dụng đất 2819 12,68 2819 12,68
Tổng 8895 28,617 8895 28,617
(Nguồn:VPĐKQSDĐ quận Hoàng Mai, 2013).
Do nhiều nguyên nhân và yếu tố ảnh hưởng mà việc chỉnh lý biến động trên HSĐC chưa được đồng bộ và đầy đủ. Tuy nhiên, các mảnh bản đồđịa chính đã biến động khoảng 70% và việc chỉnh lý lên HSĐC đã được thực hiện. Một số phường có sổ mục kê nhưng chưa cập nhật biến động.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 65
Hệ thống văn bản pháp lý, quy định về HSĐC thay đổi nhiều lần, quy trình cập nhật chỉnh lý biến động trên HSĐC phức tạp, trùng lặp do cả hai cấp đều phải thực hiện cập nhật, chỉnh lý hồ sơ lưu ở cấp mình. Hơn nữa, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của các cán bộ địa chính còn hạn chế dẫn đến việc cập nhật chỉnh lý biến động chưa thường xuyên hoặc kết quả cập nhật không theo mẫu. Mặt khác, cán bộ địa chính phải kiêm nhiệm nhiều việc khác như giải phóng mặt bằng, xây dựng, giao thông,…
3.2.3.3. Lập và quản lý sổđịa chính, cấp GCNQSDĐ. Bảng 3.10: Kết quả lập hồ sơđịa chính của quận Hoàng Mai STT Tên phường Số Mục kê Sổđịa chính Số theo dõi biến động Sổ cấp GCN Sốđăng ký (Mẫu 5b) 1 Lĩnh Nam 6 1 5 8 1 2 Trần Phú 3 3 2 3 1 3 Mai Động - - 2 3 - 4 Giáp Bát - - 2 3 - 5 Hoàng Liệt 7 1 5 9 1 6 Tân Mai - - 1 2 - 7 Tương Mai - - 2 4 - 8 Vĩnh Hưng 4 1 4 7 1 9 Định Công 5 2 4 7 2 10 Đại Kim 3 2 3 5 1 11 Thịnh Liệt 5 1 4 8 1 12 Yên Sở 3 2 3 4 2 13 Thanh Trì 4 1 3 6 1 14 Hoàng Văn Thụ - - 4 7 - Tổng 40 14 44 76 11
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 66
Qua bảng 3.10, cho thấy hồ sơđịa chính của quận chưa đầy đủ, cụ thể: + Về sổ mục kê đất: Hiện có 9/14 phường (9 xã thuộc huyện Thanh Trì) có sổ mục kê (chiếm 64,28% số phường), sổ được lập năm 1995 theo mẫu cũ trước Thông tư số 29/2004/TT-BTNMT, 5 phường hình thành trên cơ sở sát nhập từ quận Hai Bà Trưng không có sổ mục kê đất (Mai Động, Hoàng Văn Thụ, Tân Mai, Tương Mai, Thịnh Liệt).
+ Về sổĐịa chính: Hiện có 9/14 phường (9 xã thuộc huyện Thanh Trì) có sổ Địa chính (chiếm 64,28% số phường), sổ được lập năm 1995 theo mẫu cũ trước Thông tư số 29/2004/TT-BTNMT, 5 phường hình thành trên cơ sở sát nhập từ quận Hai Bà Trưng không có sổĐịa chính.
+ SổĐăng ký ruộng đất (Mẫu 5b): Hiện có 11 quyển lập năm 1995 thuộc 9 xã sát nhập từ huyện Thanh Trì (Đại Kim, Định Công, Hoàng Liệt, Thanh Trì, Vĩnh Hưng, Yên Sở, Lĩnh Nam, Giáp Bát và Trần Phú). 5 phường hình thành trên cơ sở sát nhập từ quận Hai Bà Trưng không có sổĐăng ký ruộng đất.
Trên địa bàn thành phố hiện nay đang hoàn thiện dần hồ sơđịa chính, hầu như các phường đều đã có hồ sơđịa chính. Tuy hồ sơ chưa đồng bộ, nhưng các thửa đất đã đều quy chủ sử dụng đáp ứng được công tác quản lý và thu thuế.
3.2.3.4 . Công tác thống kê, kiểm kê đất đai.
Công tác thống kê, kiểm kê đất đai giúp Nhà nước nắm chắc số lượng cũng như các biến động đất đai, có sự chỉnh lý biến động kịp thời, phục vụ yêu cầu kế hoạch hóa phát triển nền kinh tế. Công tác thống kê, kiểm kê đất đai được thực hiện theo Chỉ thị số 28/2004/CT – TTg ngày 15/11/2004 của Thủ tướng Chính phủ; Thông tư số 28/2004/TT – BTNMT ngày 01/11/2004, Công văn số 4630/CV - BTNMT ngày 17/12/2004 của Bộ Tài nguyên – Môi trường về thống kê, kiểm kê đất đai và từ năm 2008 thì tiến hành theo Thông tư số 08/2007/ TT – BTNMT của Bộ Tài nguyên – Môi trường ngày 02/08/2007.
* Công tác thống kê đất đai: Được các phường tiến hành vào ngày 01/01 hàng năm ( trừ năm kiểm kê ) và nộp báo cáo lên thành phố trước ngày 15 tháng 01. Sau khi nhận được báo cáo kết quả thống kê đất đai của UBND cấp phường, UBND quận tiến hành thống kê đất đai trừ năm tiến hành kiểm kê. Nhìn chung,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 67
công tác thống kê trên địa bàn quận được thực hiện tốt, đúng theo tiến độ và đảm bảo đúng nội dung, trình tự hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Các số liệu phản ánh đúng tình hình biến động của các loại đất, có cơ sở pháp lý cao.
Diện tích các loại đất năm 2013 các phường của quận Hoàng Mai được thống kê trong bảng 3.11
Bảng 3.11: Thống kê đất đai của quận Hoàng Mai năm 2013
Đơn vị: ha
STT Đơn vchính ị hành Ditựệ nhiên n tích Đấnghit nông ệp Đấnông t phi nghiệp Đất chưa sử dụng 1 Lĩnh Nam 557,0444 196,5237 350,9636 9,5571 2 Hoàng Liệt 487,0999 88,2363 398,8636 0 3 Thịnh Liệt 326,4827 52,0897 274,3930 0 4 Thanh Trì 385,2629 53,3643 331,8986 45,0835 5 Đại Kim 275,2159 90,9622 182,2789 1,9748 6 Yên Sở 744,3675 288,9623 433,9467 21,4585 7 Trần Phú 378,1466 155,6160 219,5100 3,0206 8 Vĩnh Hưng 174,8139 57,9971 116,8168 0 9 Định Công 275,5203 70,5027 205,0176 0 10 Giáp Bát 49,4594 0,2763 49,1831 0 11 Mai Động 81,7577 2,4159 79,3418 0 12 Tương Mai 73,5949 1,2662 72,3287 0 13 Hoàng Văn Thụ 172,1052 25,8635 137,3429 8,8988 14 Tân Mai 51,4304 0 51,2567 0,1737 Tổng diện tích 4032.3017 1084.0762 2903.1420 45.0835
(Nguồn: Văn phòng Đăng ký QSD đất quận Hoàng Mai)
Qua bảng 3.11 cho thấy: Diện tích các loại đất có sự thay đổi khá rõ ràng, diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp lại, diện tích đất phi nông nghiệp ngày càng tăng do quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa gây ra. Đất phi nông nghiệp được sử dụng chủ yếu vào xây các khu dân sinh; Khu đô thị mới; Khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; Các khu nghỉ dưỡng, công viên vui chơi giải
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 68
trí. Còn lại là đất sông, suối, mặt nước chuyên dùng, đất chưa sử dụng được giao cho các phường quản lý và thống kê hàng năm.
3.2.3.5. Quản lý các hoạt động dịch vụ công vềđất đai.
Hiện tại quận chưa thành lập các đơn vị dịch vụ công vềđất đai nhưng các hoạt động vẫn được tiến hành trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ người quản lý SDĐ thông qua Văn phòng đăng ký QSDĐ và nhà của quận. Do vậy việc thực hiện đăng ký SDĐ, đăng ký biến động vềđất và thực hiện các thủ tục hành chính về quản lý, SDĐ chưa theo kịp diễn biến SDĐđai thực tế.
3.2.3.6. Ứng dụng tin học
Xây dựng một hệ thống thông tin minh bạch và cơ sở dữ liệu đầy đủ là điều kiện cần cho bất cứ hoạt động nào khi thực hiện nhiệm vụ tại VPĐK. Ứng dụng tin học tại VPĐK quận Hoàng Mai từ lâu đã được coi là thế mạnh trong cải cách thủ tục hành chính. Ngay từ khi nộp hồ sơ trong phiếu nhận và hẹn trả hồ sơ hành chính người sử dụng đất đã được xác lập cho mình một mã hồ sơ cá nhân. Để tra cứu thông tin hồ sơ người sử dụng đất nhập mã hồ sơ và đưa mã vạch vào máy quét ấn phím enter là có thể biết quy trình thực hiện thủ tục hành chính đang được thực hiện đến bước nào.
Thực chất là hiện đại hóa hệ thống thu thập và cập nhật thông tin đất đai dưới dạng số, tổ chức hệ thống mạng máy tính để sử dụng, trao đổi, cập nhật và cung cấp thông tin. Để có thể xây dựng một cơ sở dữ liệu thông tin đất đai thống nhất, cần phải có hệ thống bản đồ địa chính chính quy và quy trình cập nhật thường xuyên các biến động vềđất đai lên bản đồđịa chính.
Thông tin địa chính hiện nay được thu thập thông qua bản đồ địa chính, sổ sách địa chính và một số thông tin phụ khác từ hệ thống quản lý. Do hệ thống quản lý được phân cấp thành 2 cấp: cấp tỉnh (đối với tổ chức và người nước ngoài) và cấp huyện (đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư) nên vấn đề thống nhất cập nhật và cung cấp thông tin giữa hai cấp quản lý là rất phức tạp.
Trên thực tế, chưa có được sự thống nhất về phương pháp quản lý và khai thác, phương pháp lưu trữ, cập nhật và chỉnh lý các thông tin khi có biến động về sử dụng đất, thửa đất. Hạn chế nhiều nhất trong hoạt động của các tổ chức đăng ký
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 69
quyền sử dụng đất là thông tin không thống nhất, thiếu chính xác thiếu sự phối hợp nhiệm vụ theo quy định giữa cơ quan thành phố, quận và cán bộđịa chính phường.
Năm 2012 quận đã thực hiện đề án “Áp dụng công nghệ thông tin và ứng dụng phần mềm kỹ thuật trong công tác quản lý đất đai quận Hoàng Mai” với 2 gói thầu đó là “Số hóa và chuyển đổi tọa độ bản đồ từ tọa độ HN72 sang tọa độ VN2000” và “ Nhập dữ liệu thông tin hồ sơ cấp giấy chứng nhận” cụ thể là sử dụng phần mềm DMC Land.
Ngoài ra để thực hiện công tác quản lý nhà nước về đất đai văn phòng còn sử dụng các phần mềm sau:
Auto Cad: Trích lục, trích đo phục vụ công tác thu hồi, tái định cư các dự án, GPMB, chỉnh lý Hồ sơđịa chính dạng số;