Nội dung nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động của văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất quận hoàng mai, thành phố hà nội (Trang 43)

2.2.1. Điu kin t nhiên, kinh tế, xã hi, tình hình qun lý và s dng đất đai ca qun Hoàng Mai, TP Hà Ni

2.2.2. Thc trng hot động ca VPĐKQSSĐ qun Hoàng Mai, TP Hà Ni 2.2.3. Đánh giá ca người dân v hot động ca VPĐKQSDĐ qun Hoàng Mai 2.2.3. Đánh giá ca người dân v hot động ca VPĐKQSDĐ qun Hoàng Mai 2.2.4. Nguyên nhân hn chế hiu qu hot động ca VPĐKQSDĐ qun Hoàng Mai

2.2.5. Đề xut các gii pháp nâng cao hiu qu hot động ca VPĐKQSDĐ

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp thu thp s liu th cp

- Thu thập các tài liệu liên quan đến Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất của Tổng cục quản lý đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường...

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 34

- Từ phòng TN&MT: Thu thập các tài liệu số liệu về hiện trạng sử dụng đất và tình hình quản lý SDĐ của quận Hoàng Mai và 5 phường nghiên cứu từ năm 2011 đến 2013.

- Từ phòng Kinh tế, phòng Thống kê .. Thu thập các báo cáo về tình hình phát triển kinh tế xã hội của quận, các phường nghiên cứu, số liệu thống kê về kinh tế xã hội từ năm 2011 đến 2013.

- Từ Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất: Thu thập các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất (Thông tư 38/2004/TTLT – BTNMT – BNV, Thông tư 05/2010/TTLT – BTNMT – BNV – BTC, Nghịđịnh 88/2004/NĐ – CP, Luật dân sự năm 2005, Luật đất đai 2003, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992...); các báo cáo về tình hình hoạt động, kết quả thực hiện nhiệm vụ qua các năm 2011 – 2013 ( Báo cáo công tác đăng ký lần đầu và đăng ký biến động quyền sử dụng đất; báo cáo về công tác lập quản lý HSĐC; các hoạt động dịch vụ công vềđất đai; kết quả thu chi tài chính...)

2.3.2. Phương pháp chn đim nghiên cu

Các điểm nghiên cứu được lựa chọn có đặc điểm về đất đai, điều kiện kinh tế - xã hội và đặc trưng về số lượng người dân đến VPĐKQSDĐ. Do đó, đề tài chọn 5 phường phục vụ cho mục đích nghiên cứu theo hướng:

1. Địa bàn có có nền kinh tế đang phát triển, nhu cầu về đất đai lớn, số lượng người dân đến giao dịch cao, đó chính là các phường cũ của huyện Thanh Trì trước đấy. Đại diện cho khu vực này chọn nghiên cứu điểm 3 phường đó là phường Hoàng Liệt, phường Vĩnh Hưng và phường Lĩnh Nam.

2. Địa bàn có nền kinh tếđã tương đối phát triển, đất đai có xu hướng ổn định, có số lượng người dân đến giao dịch thấp hơn cả. Đại diện cho khu vực này chọn nghiên cứu điểm 2 phường đó là phường Giáp Bát và phường Hoàng Văn Thụ.

2.3.3. Phương pháp thu thp s liu sơ cp

Thu thập số liệu sơ cấp từ việc điều tra các hộ gia đình, cá nhân thực hiện các thủ tục hành chính có liên quan đến VPĐKQSDĐ quận Hoàng Mai. Thông tin được thu thập thông qua một mẫu phiếu điều tra chuẩn bị trước liên quan đến đăng ký quyền sử dụng đất và đánh giá của người dân về hoạt động của Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 35

Nội dung thông tin được thu thập bằng bảng hỏi bao gồm: Số khẩu, trình độ, tình hình sử dụng đất, hiện trạng về các giấy tờ pháp lý có liên quan, nhận xét về thực hiện thủ tục hành chính ...Thông qua đó có thể nhận định được về mức độ công khai, thời hạn thực hiện, thái độ và mức độ hướng dẫn của cán bộ làm việc tại Văn phòng ĐKQSDĐ. Số lượng phiếu điều tra là 150 phiếu, mỗi phường lấy 30 phiếu.

2.3.4. Phương pháp phân tích, x lý s liu

Các thông tin thu thập thông qua phỏng vấn được xử lý chủ yếu theo hướng định tính. Thông tin thu được từ điều tra xã hội học được xử lý chủ yếu theo hướng định lượng thông qua thống kê mô tả bằng phần mềm Excel. Hệ thống hoá các kết quả thu được thành thông tin tổng thể, để từ đó tìm ra những nét đặc trưng, những tính chất cơ bản của đối tượng nghiên cứu.

2.3.5. Phương pháp kế tha các tài liu có liên quan.

Trên cơ sở các tài liệu, kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, các báo cáo tổng kết của cơ quan quản lý Nhà nước ở Trung ương và địa phương có liên quan đến mục tiêu nghiên cứu của đề tài được chọn lọc và xử lý theo yêu cầu đề tài.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 36 Chương 3 KT QU VÀ THO LUN 3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, tình hình quản lý và sử dụng đất đai của quận Hoàng Mai 3.1.1. Điu kin t nhiên 3.1.1.1. Vị trí địa lý

Quận Hoàng Mai nằm ở phía Nam khu vực trung tâm thành phố Hà Nội. Toạ độ địa lý của quận vào khoảng 20o53’ - 21o35’ độ vĩ Bắc và 105o44’ - 106o02’ độ kinh Đông. Địa giới hành chính gồm có:

Phía Bắc giáp các quận Thanh Xuân, Hai Bà Trưng. Phía Nam và phía Tây giáp huyện Thanh Trì,. Phía Đông giáp sông Hồng.

Địa bàn quận rộng từ Bắc xuống Nam khoảng 5km, từ Đông tới Tây khoảng 12km. Là quận mới ra đời theo Nghị định số 132/2003/NĐ - CP ban hành ngày 6/11/2003 của Chính Phủ và chính thức hoạt động từ ngày 1/1/2004. Quận Hoàng Mai có14 đơn vị hành chính cấp phường hình thành trên cơ sở sát nhập 5 phường thuộc Quận Hai Bà Trưng trước đây là Mai Động, Tân Mai, Tương Mai, Giáp Bát và Hoàng Văn Thụ và 9 xã thuộc huyện Thanh Trì, bao gồm Đại Kim, Định Công, Hoàng Liệt, Thanh Trì, Vĩnh Hưng, Yên Sở, Lĩnh Nam và Trần Phú.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 37

Với lợi thế nằm án ngữ cửa ngõ phía Nam Thành phố Hà Nội có trục giao thông đường bộ, đường sắt và đường thủy (sông Hồng), quận Hoàng Mai có điều kiện quan hệ mở rộng lưu thông hàng hóa giao dịch thuận lợi với cả nước.

3.1.1.2. Địa hình

Hoàng Mai nằm ở vùng trũng phía Nam thành phố có độ cao trung bình khoảng 4 đến 5m. Địa hình biến đổi dốc nghiêng từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông. Khu vực phía Bắc quận Hoàng Mai, các phường thuộc quận Hai Bà Trưng trước đây trước đây có độ cao từ 6 đến 6,2 m, khu vực phía Nam có độ cao từ 5,20 đến 5,8m; khu vực ao, hồ, vùng trũng có cao độ dưới 3,5m. Địa hình có sự khác biệt rõ rệt ở trong đê và ngoài đê, cao độ mặt đê là 14-14,5m, 14 phường của Hoàng Mai chủ yếu là vùng trong đê, ngoài đê và một vùng bãi bồi ven sông Hồng với diện tích khoảng 920 ha. Đây là vùng đất phù sa được bồi tụ thường xuyên nên có độ cao trung bình thường cao hơn vùng đất trong đê.

Vùng trong đê chiếm đa số diện tích của quận, địa hình bị chia cắt bởi các trục giao thông Pháp Vân - Yên Sở, đường 70A và các sông tiêu nước thải của thành phố như sông Kim Ngưu, sông Sét, sông Lừ, nên đã hình thành các tiểu vùng nhỏ có nhiều đầm, ruộng trũng. Địa hình này một mặt gây những khó khăn do tình trạng ngập úng quanh năm của các vùng trũng, một sốđiểm ngập úng khi mưa to kéo dài, mặt khác cũng tạo điều kiện cho việc phát triển chăn nuôi thuỷ sản và các hoạt động sản xuất trên ruộng nước. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vùng ngoài đê bao gồm các phường Thanh Trì, Trần Phú, Yên Sở và Lĩnh Nam và một vùng bãi bồi ven sông Hồng với diện tích khoảng 920 ha. Đây là vùng đất phù sa được bồi tụ thường xuyên nên có độ cao trung bình thường cao hơn vùng đất trong đê. Vùng này rất thích hợp cho việc trồng hoa màu.

3.1.1.3. Khí hậu

Hoàng Mai cùng chung chếđộ khí hậu của thành phố Hà Nội hàng năm có hai mùa rõ rệt mùa nóng (hay còn gọi là mùa mưa)và mùa lạnh (mùa khô).

- Mùa nóng (từ tháng 5 đến tháng 10): khí hậu ẩm ướt, mưa nhiều, hướng gió chủ đạo là Đông Nam, nhiệt độ trung bình là 27-290C, mùa mưa tháng 7-9, lượng mưa trung bình là 1676mm.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 38

- Mùa lạnh (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau): thời kỳ đầu khô lạnh, nhưng cuối mùa lại mưa ẩm ướt, hướng gió chủđạo là Đông Bắc, nhiệt độ trung bình là 230C tháng thấp nhất là 6-80C, độẩm thấp nhất 84%, cao nhất 95%.

Lượng bức xạ tổng cộng hàng năm trung bình là 122,8 kcal/cm2. Thời gian có bão thường vào khoảng tháng 6 đến tháng 10. Tốc độ gió lớn nhất đạt 20m/s. Bão thường kéo theo mưa dài từ 1-2 ngày có khi lên tới 4-5 ngày. Lượng mưa cao nhất khoảng 200mm.

3.1.1.4. Thuỷ văn

Quận Hoàng Mai chịu ảnh hưởng chế độ thủy văn sông Hồng, lưu lượng trung bình hàng năm 2710m3/ngày. Mực nước sông Hồng lên xuống 9-12m.

Quận Hoàng Mai là vùng đất trũng nhất của Hà Nội, có 4 sông tiêu chính của thành phố (Tô Lịch, Lừ, Sét và Kim Ngưu) chảy qua.

- Sông Tô Lịch: Chiều dài 13,5 km, chảy qua địa bàn các phường: Đại Kim, Định Công và Hoàng Liệt. Sông Tô Lịch ngày nay đã bị lấp và thu hẹp nhiều quãng nên không còn thông với sông Hồng nữa.

- Sông Kim Ngưu: Chiều dài khoảng 4,5 km, kéo dài từ cầu Kim Ngưu (đầu đường Trần Khát Chân và Phố Lò Đúc) cho đến cuối địa phận phường Yên Sở (quận Hoàng Mai). Là 1 nhánh tách ra từ sông Tô Lịch chảy qua địa phận các phường Hoàng Liệt, Mai Động và Hoàng Văn Thụ.

- Sông Lừ: Dài khoảng 5,8km đi từ hồ Nam Đồng đến Cầu Dậu, chảy qua phường Định Công, bản đảo Linh Đàm nối với sông Tô Lịch.

Ngoài ra, Hoàng Mai còn có rất nhiều hồ ao như hồ điều hòa Yên Sở, là hệ thống hồ chứa nước thải và nước mưa Hà Nội. Hệ thống gồm 5 hồ lớn do tổ chức Jica, Nhật Bản hỗ trợ xây dựng. Đây là một công trình phòng ngập úng cho Hà Nội rất có hiệu quả. Hệ thống các hồ Linh Đàm, hồ công viên đền Lừ…. là các hồ lớn có tác dụng điều hòa khí hậu của quận.

3.1.1.5. Tài nguyên đất

Theo tài liệu điều tra trên địa bàn quận có các loại đất chính sau:

- Đất phù sa không được bồi, không glây hoặc glây yếu: Loại đất này phân bố ở những nơi có địa hình cao và trung bình, tập trung ở các phường Định

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 39

Công, Đại Kim, Hoàng Liệt, Vĩnh Tuy, Lĩnh Nam. Đất có màu nâu tươi hoặc nâu xám, độ pH từ trung tính đến ít chua, thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt nặng, các chất dinh dưỡng tổng số từ khá đến giàu, các chất dễ tiêu khá, thuận lợi cho phát triển cây thực phẩm, cây lương thực và các loại hoa màu.

- Đất phù sa không được bồi glây mạnh: Đất nằm rải rác ở những nơi trũng, lòng chảo, có ở phường Đại Kim. Do hàng năm bị ngập nước liên tục vào mùa hè nên nền đất thường ở trong tình trạng yếm khí, tỷ lệ mùn khá, độ chua pHKCLtừ 4,5-6 do ảnh hưởng của chất hữu cơ chưa phân giải.

- Đất phù sa ít được bồi trung tính kiềm yếu: Đất phân bốở những dải đất thuộc ngoài đê sông Hồng thuộc các phường Lĩnh Nam và Trần Phú. Phần lớn loại đất này có thành phần cơ giới cát pha, khả năng giữ màu, giữ nước kém và không bị chua.

- Đất phù sa được bồi hàng năm trung tính kiềm yếu: Đất phân bổ ở những dải đất dọc theo bờ sông Hồng thuộc các phường Lĩnh Nam và Thanh Trì. Những nơi có địa hình cao, đất có thành phần cơ giới nhẹ; nơi có địa hình thấp, đất có thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng. Đây là một trong những loại đất tốt, chủ yếu trồng màu và những cây công nghiệp ngắn ngày, cho năng suất cao, chất lượng tốt.

- Đất còn cát, bãi cát ven sông:Đất nằm ở ngoài bãi sông Hồng thuộc các phường Lĩnh Nam và Thanh Trì. Hàng năm bị nước ngập, bãi cát được bồi thêm hay bị cuốn cát đi, do đó địa hình, địa mạo luôn bị thay đổi. Cát có phản ứng trung tính, độ phì kém. Trên diện tích này một phần sử dụng để khai thác cát phục vụ xây dựng, còn lại chủ yếu bỏ hoang.

3.1.1.6. Nhận xét chung

* Những thuận lợi, lợi thế chủ yếu

Là đầu mối của các luồng giao lưu giữa các tỉnh phía Nam với thủđô Hà Nội và khu vực phía Bắc, có hệ thống giao thông rất thuận lợi bao gồm cả đường sắt, đường bộ, đường sông... Do vậy, quận Hoàng Mai có rất nhiều thuận lợi trong việc phát triển thị trường, mở rộng giao lưu hàng hoá và phát triển kinh tế dịch vụ.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 40

Là quận có diện tích lớn tạo điều kiện cho quận có nhiều tiềm năng phát triển các khu đô thị mới, xây dựng các trung tâm thương mại dịch vụ, công nghiệp – TTCN.

Trên địa bàn quận có nhiều hồ lớn như hồ Linh Đàm, Yên Sở... là điều kiện để xây dựng các trung tâm văn hoá, các công trình vui chơi, giải trí lớn của thành phố.

* Những hạn chế (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vì là quận mới thành lập nên nền kinh tế, xã hội chưa ổn định. Tỉ lệ dân thành thị (bao gồm 5 phường trước đây của quận Hai Bà Trưng) chỉ chiếm 40%; có 9/14 phường của quận là các xã nông nghiệp của huyện Thanh Trì mới chuyển lên. Tỷ lệđất nông nghiệp chiếm 32,78% tổng diện tích đất tự nhiên. Hệ thống cơ sở hạ tầng kĩ thuật và xã hội còn nhiều lạc hậu và chưa đồng bộ. Ngoài ra, Hoàng Mai còn tồn tại hai khu vực thành thị và nông thôn nên có sự khác biệt về cơ cấu kinh tế, dân cư, tình trạng thu nhập, dân trí,... Đây cũng là khâu tương đối quan trọng, cần tạo ra bước đột phá nhằm tạo thế phát triển đồng bộ cho toàn quận.

Quá trình đô thị hoá trên địa bàn quận Hoàng Mai đang diễn ra nhanh chóng một mặt mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội nhưng mặt khác cũng đem lại những thách thức không nhỏ đến chất lượng môi trường trong khu vực nói riêng và toàn thành phố nói chung. Hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông so với các quận khác xuống cấp nghiêm trọng, lưu lượng xe đi lại quá tải.

Các hệ thống thoát thoát thải nước của phường vẫn chưa được nâng cấp. Tình trạng ô nhiễm môi trường đã ở mức báo động. Vấn đề ô nhiễm đã trở thành bức xúc. Ô nhiễm môi trường thể hiện trên các mặt nước, không khí, chất thải rắn và tiếng ồn.

Trong việc quy hoạch và xây dựng cơ sở hạ tầng kĩ thuật chỉ mới chú trọng đến khu đô thị mới, chưa quan tâm quy hoạch tổng thể của làng, đặc biệt khu dân cư xóm cũ, các khu đô thị mới hạ tầng rất tốt nhưng các khu làng cũ hạ tầng rất kém.

Đối với các phường có tốc độ tăng dân số nhanh, thành phần dân cư tại các phường lại đa dạng có nhiều nguồn gốc khác nhau, lượng dân đến và đi bất thường gây nhiều khó khăn trong công tác quản lý chính quyền tại các các phường và công tác quản lý môi trường như hoạt động xây dựng, trật tự trị an, vệ sinh môi trường,...

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 41

cơ sở hạ tầng ở những phường này cũng chưa được đầu tư xây dựng và sửa chữa thường xuyên nên xuống cấp nhanh chóng.

3.1.2. Đặc đim kinh tế-xã hi

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động của văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất quận hoàng mai, thành phố hà nội (Trang 43)