Tổ chức bộ máy và cán bộc ủa Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động của văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất quận hoàng mai, thành phố hà nội (Trang 37 - 40)

1.4.2.1. Tổ chức bộ máy

Hiện nay, VPĐK thuộc Sở đều tổ chức thành nhiều đơn vị trực thuộc, phổ biến là các phòng, một số nơi tổ chức thành bộ phận hoặc tổ (dưới đây gọi chung là bộ phận); mỗi VPĐK thuộc Sở trung bình có từ 3 đến 4 bộ phận.

Các VPĐK cấp huyện có nhiều cán bộđã được tổ chức thành các tổ chuyên môn khác nhau theo yêu cầu công việc của từng thời kỳ; phổ biến là: Tổđăng ký đất đai (hoặc thẩm định hồ sơ); Tổ lưu trữ hồ sơ và cung cấp thông tin; một số VPĐK do yêu cầu công việc còn có tổ đăng ký giao dịch bảo đảm. Đây là các tổ chuyên môn tối thiểu cần được thành lập và duy trì ổn định ở các địa phương. Nhiều VPĐK thực hiện việc phân công cán bộ quản lý theo địa bàn (mỗi cán bộ chịu trách nhiệm theo dõi, thực hiện nhiệm vụ tại một số xã) nên lực lượng bị phân tán.

1.4.2.2. Nguồn nhân lực của VPĐK quyền sử dụng đất

Theo báo cáo Tổng cục Quản lý đất đai, tổng số cán bộ của 63 VPĐK cấp tỉnh, tính đến tháng 12 năm 2013 là 2.065 người, trung bình mỗi VPĐK cấp tỉnh có 32 người.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 28

biên chế nhà nước (chiếm 46%) và có 1.113 người hợp đồng dài hạn (chiếm 54%). Tuy nhiên kinh nghiệm chuyên môn của đội ngũ nhân viên VPĐK cấp tỉnh hạn chế; đa số mới được tuyển dụng khi thành lập VPĐK hoặc chỉ có từ 1-5 năm làm việc tại các đơn vị chuyên môn khác (chủ yếu là Trung tâm kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường) chuyển sang.

Tổng số lao động của VPĐK cấp huyện tính đến tháng 12 năm 2013 có 6.862 người, trung bình mỗi VPĐK có 11 người.

Bảng 1.2: Nguồn nhân lực của VPĐK theo chuyên môn

Đơn vị tính: Người Vùng VPĐK cấp tỉnh VPĐK cấp huyện Tổng Chuyên môn Tổng Chuyên môn Đất đai Đo đạc BĐ Tin học Còn lại Đất đai Đo đạc BĐ Tin học Còn lại Cả nước 2065 867 378 201 619 6862 2915 1232 539 2176 Miền Núi Phía Bắc 316 136 45 37 98 760 318 133 82 227 Đồng Bằng Bắc Bộ 298 138 56 27 77 752 270 108 79 295 Bắc Trung Bộ 171 67 35 15 54 461 172 75 64 150 Nam Trung Bộ 314 131 56 30 97 907 365 156 71 315 Tây Nguyên 81 32 14 7 28 484 218 74 59 133 Đông Nam Bộ 313 116 60 33 104 1584 684 316 64 520 Đ.b sông Cửu Long 572 247 112 52 161 1914 888 370 120 536

(Nguồn: Cục Đăng ký và thông kê đất đai, 2013).

Về trình độ chuyên môn của đội ngũ lao động tại các VPĐK cấp huyện hầu hết đều đã được đào tạo chuyên môn ở trình độ từ trung cấp trở lên; tuy nhiên chỉ có hơn 35% lao động đã làm việc tại Phòng Tài nguyên và Môi trường; gần 65% lao động mới được tuyển dụng chưa có kinh nghiệm công tác thường phụ trách các công việc đơn giản như chuyển, sao chép hồ sơ, phụ đo đạc.... Đây là khó

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 29

khăn rất lớn ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng công việc chuyên môn của VPĐK. Hơn nữa việc đầu tư trang thiết bị phục vụ công tác chuyên môn cho hệ thống VPĐK quyền sử dụng đất còn hạn chế.

1.4.2.3. Chức năng, nhiệm vụ của văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất

Theo quyết định thành lập thì hầu hết các VPĐK hiện nay đều có đầy đủ chức năng, nhiệm vụ theo hướng dẫn tại Thông tư số 05/2010/TTLT-BTN&MT- BNV-BTC ngày 15/3/2010 của Liên Bộ TN&MT, Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính; tuy nhiên trên thực tế, chức năng, nhiệm vụ của các VPĐK ởđịa phương vẫn còn nhiều bất cập:

(1) Phần lớn các VPĐK các cấp sau khi thành lập đều đã đi vào hoạt động nhưng còn lúng túng, chưa triển khai thực hiện hết các nhiệm vụđược giao; chủ yếu mới thực hiện việc tiếp nhận và giải quyết thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng thuộc thẩm quyền và thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai;

(2) Nhiều địa phương VPĐK cấp tỉnh còn có sự chồng chéo hoặc chưa phân định rõ chức năng, nhiệm vụ với các đơn vị khác của Sở gây nên khó khăn, lúng túng, chậm trễ và những bất cập trong triển khai thực hiện như:

- Chồng chéo với Trung tâm thông tin Tài nguyên và Môi trường trong việc quản lý, lưu trữ hồ sơđịa chính, cung cấp thông tin địa chính;

Một số tỉnh còn giao cho VPĐK một số nhiệm vụ khác như: Định giá đất khi thi hành án, tham gia thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng, lập quy hoạch kế hoạch sử dụng đất, dịch vụ tư vấn (như Nam Định, Tiền Giang, Hậu Giang, Kiên Giang, Thanh Hoá, Hải Dương).

(3) Nhiều VPĐK cấp huyện được thành lập nhưng chưa phân định rõ hoặc còn chồng chéo chức năng, nhiệm vụ với Phòng Tài nguyên và Môi trường. Nhiều địa phương lãnh đạo Phòng TN&MT coi VPĐK như bộ máy giúp việc của Phòng để thực hiện tất cả các công việc quản lý nhà nước vềđất đai;

(4) Một số VPĐK các cấp chưa thực hiện đúng chức năng xác nhận, chỉnh lý biến động trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: có địa phương VPĐK cấp tỉnh làm thủ tục để lãnh đạo Sở ký xác nhận; có địa phương VPĐK cấp tỉnh hoặc

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 30

cấp huyện xác nhận cả những trường hợp thuộc thẩm quyền xác nhận của Sở hoặc Phòng TN&MT (trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất); nguyên nhân sự chưa tách bạch này một phần do quy định phân cấp chỉnh lý Giấy chứng nhận tại Điều 57 của Nghịđịnh số 181/2004/NĐ-CP hiện nay chưa hợp lý.

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động của văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất quận hoàng mai, thành phố hà nội (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)