Tình hình thành lập

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động của văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất quận hoàng mai, thành phố hà nội (Trang 35 - 37)

Theo báo cáo của Cục Đăng ký thống kê - Tổng cục Quản lý đất đai tính đến tháng 12 năm 2013 cả nước đã có 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành lập VPĐK cấp tỉnh (chi tiết xem Bảng 1.1). Trong đó Hậu Giang là tỉnh thành lập sớm nhất (06/9/2004), Lào Cai là tỉnh chậm nhất (28/05/2009). Có 39 tỉnh thành lập đúng thời hạn quy định tại Nghịđịnh 181/2004/NĐ-CP (trước 01/7/2005).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 26 Bảng 1.1: Tình hình thành lập VPĐKQSDĐ các cấp. Vùng Cấp tỉnh Cấp huyện Số tỉnh Số VPĐK QSDĐ Số huyện Số VPĐK QSDĐ 2006 2013 2006 2013 2006 2013 2006 2013 Cả nước 64 63 48 63 673 707 119 674 Miền Núi Phía Bắc 15 15 8 15 149 160 1 145 Đồng Bằng Bắc Bộ 11 10 7 10 113 115 1 111 Bắc Trung Bộ 6 6 5 6 83 85 18 77 Nam Trung Bộ 8 8 7 8 83 86 19 82 Tây Nguyên 5 5 5 5 57 61 6 60 Đông Nam Bộ 6 6 5 6 67 69 44 69 Đồng bằng sông Cửu Long 13 13 11 13 121 131 30 130

(Nguồn: Cục Đăng ký và thông kê đất đai, 2013).

Hiện còn tỉnh Phú Thọ chưa thành lập VPĐK cấp huyện. Do khối lượng giao dịch vềđất đai ởđịa phương chưa nhiều và khó khăn về kinh phí để duy trì bộ máy của VPĐK; sự lý giải này thể hiện sự nhận thức của Chính quyền địa phương về mục đích, vai trò và nhiệm vụ của việc thành lập VPĐK còn hạn chế.

Trong số các tỉnh đã thành lập VPĐK cấp huyện có 42 tỉnh đã thành lập xong VPĐK cho tất cả các huyện. Có 6 tỉnh tỷ lệ thành lập VPĐK cấp huyện còn thấp như Cao Bằng (6 VPĐK/13 huyện), Lào Cai (2 VPĐK/9 huyện), Thanh Hoá (11 VPĐK/27 huyện), Quảng Ngãi (5 VPĐK/14 huyện), thành phố Hồ Chí Minh (19 VPĐK/24 huyện), Bạc Liêu (2 VPĐK/7 huyện). Còn lại các tỉnh khác đã thành lập gần nhưđầy đủ văn phòng cấp huyện.

Năm 2006 có 119 VPĐK được thành lập trên 673 đơn vị hành chính cấp huyện, tỷ lệ được 17,68%. Đến năm 2013, tỷ lệ này đã được nâng cao rõ rệt đạt 95%, với 674 VPĐK được thành lập trên 707 đơn vị hành chính cấp huyện của cả nước.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 27

Một số VPĐKQSDĐ không trực thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường theo quy định mà trực thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện như huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình, thành phố Vinh tỉnh Nghệ An, thành phốĐà Lạt tỉnh Lâm Đồng, đã dẫn đến sự chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ trong tổ chức, chỉ đạo cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sự phân tán trong quản lý hồ sơđịa chính; làm cho thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thêm phức tạp kéo dài do thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan này.

Thực hiện Quyết định số 447/QĐ-TTg ngày 17 tháng 4 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện Đề án thí điểm VPĐKQSDĐ thành một cấp trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, hiện nay có 23 VPĐKQSDĐ cấp huyện của các tỉnh, thành phố: Hà Nam, Hải Phòng, Đà Nẵng và Đồng Nai đã chuyển thành Chi nhánh VPĐKQSDĐ trực thuộc VPĐKQSDĐ Sở Tài nguyên và Môi trường.

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động của văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất quận hoàng mai, thành phố hà nội (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)