Thực trạng hoạt động của VPĐKQSSĐ quận Hoàng Mai, TP HàN ội

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động của văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất quận hoàng mai, thành phố hà nội (Trang 43 - 45)

2.2.4. Nguyên nhân hn chế hiu qu hot động ca VPĐKQSDĐ qun Hoàng Mai

2.2.5. Đề xut các gii pháp nâng cao hiu qu hot động ca VPĐKQSDĐ

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp thu thp s liu th cp

- Thu thập các tài liệu liên quan đến Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất của Tổng cục quản lý đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường...

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 34

- Từ phòng TN&MT: Thu thập các tài liệu số liệu về hiện trạng sử dụng đất và tình hình quản lý SDĐ của quận Hoàng Mai và 5 phường nghiên cứu từ năm 2011 đến 2013.

- Từ phòng Kinh tế, phòng Thống kê .. Thu thập các báo cáo về tình hình phát triển kinh tế xã hội của quận, các phường nghiên cứu, số liệu thống kê về kinh tế xã hội từ năm 2011 đến 2013.

- Từ Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất: Thu thập các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất (Thông tư 38/2004/TTLT – BTNMT – BNV, Thông tư 05/2010/TTLT – BTNMT – BNV – BTC, Nghịđịnh 88/2004/NĐ – CP, Luật dân sự năm 2005, Luật đất đai 2003, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992...); các báo cáo về tình hình hoạt động, kết quả thực hiện nhiệm vụ qua các năm 2011 – 2013 ( Báo cáo công tác đăng ký lần đầu và đăng ký biến động quyền sử dụng đất; báo cáo về công tác lập quản lý HSĐC; các hoạt động dịch vụ công vềđất đai; kết quả thu chi tài chính...)

2.3.2. Phương pháp chn đim nghiên cu

Các điểm nghiên cứu được lựa chọn có đặc điểm về đất đai, điều kiện kinh tế - xã hội và đặc trưng về số lượng người dân đến VPĐKQSDĐ. Do đó, đề tài chọn 5 phường phục vụ cho mục đích nghiên cứu theo hướng:

1. Địa bàn có có nền kinh tế đang phát triển, nhu cầu về đất đai lớn, số lượng người dân đến giao dịch cao, đó chính là các phường cũ của huyện Thanh Trì trước đấy. Đại diện cho khu vực này chọn nghiên cứu điểm 3 phường đó là phường Hoàng Liệt, phường Vĩnh Hưng và phường Lĩnh Nam.

2. Địa bàn có nền kinh tếđã tương đối phát triển, đất đai có xu hướng ổn định, có số lượng người dân đến giao dịch thấp hơn cả. Đại diện cho khu vực này chọn nghiên cứu điểm 2 phường đó là phường Giáp Bát và phường Hoàng Văn Thụ.

2.3.3. Phương pháp thu thp s liu sơ cp

Thu thập số liệu sơ cấp từ việc điều tra các hộ gia đình, cá nhân thực hiện các thủ tục hành chính có liên quan đến VPĐKQSDĐ quận Hoàng Mai. Thông tin được thu thập thông qua một mẫu phiếu điều tra chuẩn bị trước liên quan đến đăng ký quyền sử dụng đất và đánh giá của người dân về hoạt động của Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 35

Nội dung thông tin được thu thập bằng bảng hỏi bao gồm: Số khẩu, trình độ, tình hình sử dụng đất, hiện trạng về các giấy tờ pháp lý có liên quan, nhận xét về thực hiện thủ tục hành chính ...Thông qua đó có thể nhận định được về mức độ công khai, thời hạn thực hiện, thái độ và mức độ hướng dẫn của cán bộ làm việc tại Văn phòng ĐKQSDĐ. Số lượng phiếu điều tra là 150 phiếu, mỗi phường lấy 30 phiếu.

2.3.4. Phương pháp phân tích, x lý s liu

Các thông tin thu thập thông qua phỏng vấn được xử lý chủ yếu theo hướng định tính. Thông tin thu được từ điều tra xã hội học được xử lý chủ yếu theo hướng định lượng thông qua thống kê mô tả bằng phần mềm Excel. Hệ thống hoá các kết quả thu được thành thông tin tổng thể, để từ đó tìm ra những nét đặc trưng, những tính chất cơ bản của đối tượng nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động của văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất quận hoàng mai, thành phố hà nội (Trang 43 - 45)