III. Một số kiến nghị:
1. Về phía nhà nước
Nhà nước có thể giúp đỡ tạo môi trường kinh tế xã hội thuận lợi thúc đẩy sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Nhà nước không thể thay thế các doanh nghiệp trong việc nhận biết thị trường xác định thay thế cho họ cách thức ứng xử thích hợp với điều kiện cạnh tranh cho dù đó là doanh nghiệp Nhà nước đối với doanh nghiệp, MTKD trực tiếp chính là thị trường mà hàng ngày, hàng giờ họ phải đối mặt để giải quyết các phương án SXKD. Nó chịu sự tác động rất lớn của nhiều yếu tố như kinh tế,
pháp luật, chính trị, văn hoá, tâm lý, xã hội ... Vì vậy Nhà nước bằng cách công cụ và phương pháp của mình có thể vừa tạo ra MTKT thuận lợi vừa có thể hạn chế và khắc phục những tác động tiêu cực của nền KTTT như đầu cơ lừa đảo, buôn lậu, hàng giả, độc quyền, hối lỗ... để mọi doanh nghiệp đều tránh xa "vùng cấm" gồm các thủ đoạn cạnh tranh không lành mạnh.
Như vậy để giúp cho các doanh nghiệp nói chung và Công ty PLC nói riêng tốt các giải pháp nâng cao lợi nhuận thì Nhà nước cần.
- Xây dựng và tổ chức thực thi một hệ thống pháp luật nhằm tạo một khuôn khổ pháp lý, một sân chơi bình đẳng có hiệu quả cho các doanh nghiệp.
- Xây dựng và thực hiện hữu hiệu hệ thống chính sách hỗ trợ của Nhà nước cho các doanh nghiệp, nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua các công cụ tài chính tiền tệ và các chính sách khuyến khích bảo trợ, chính sách xã hội, cách chính sách thương mại và xuất nhập khẩu khác.
- Hoàn thiện cơ chế chính sách quản lý của Nhà nước đối doanh nghiệp thích ứng với điều kiện cạnh tranh thị trường. Đây là một vấn đề cơ bản, đóng vai trò là một trong những yếu tố quyết định phát triển có hiệu quả của doanh nghiệp. Để làm được điều đó đòi hỏi Nhà nước phải không ngừng hoàn thiện và ban hành mới các nghị định, quy chế quản lý tài chính mà cụ thể quản lý doanh thu, chi phí và lợi nhuận. Tạo nền tảng cho các doanh nghiệp có thể quản lý tốt hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm phát triển lợi nhuận, nâng cao tự chủ về tài chính, độc lập trong kinh doanh.