III. Thị trường dầu nhờn và phát triển thị trường dầu nhờn của các doanh
2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển thị trường dầu nhờn
2.1 Nhóm nhân tố khách quan (bên ngoài doanh nghiệp)
Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp là tập hợp những điều kiện, yếu tố bên ngoài có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Thông thường môi trường kinh doanh được mô tả qua năm thành phần: môi trường văn hoá xã hội, môi trường cạnh tranh, môi trường kinh tế công nghệ, môi trường địa lý sinh thái. Mỗi một môi trường ít nhiều ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Những điểm khác biệt về tập tính văn hoá, tôn giáo tập quán tiêu dùng, lối sống tronh xã hội ở các vùng khác nhau sẽ tác động đến chủng loại hàng hoá tiêu dùng trên thị trường khác nhau, xây dựng chiến lược cho từng thị trường nhằm thoả mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng trên từng phân đoạn thị trường.
Khi quyết định tham gia vào một thị trường các doanh nghiệp đều phải quan tâm đến quy mô thị trường, đặc tính văn hoá của dân cư trong vùng, trình độ dân trí và mức thu nhập bình quân của họ ...Một đất nước với quy mô dâ số cao thường hứa hẹn trở thành thị trường với sức tiêu thụ lớn. Song để đảm bảo thành công trong kinh doanh các doanh nghiệp còn phải nghiên cứu về quy mô và cơ cấu dân số một cách kỹ càng để đưa ra các dự đoán về mức gia tăng của thị trường cũng như đặc tính tiêu thụ của người tiêu dùng. Từ đó nhà kinh doanh có thể định hướng được việc phát triển các loại sản phẩm thích ứng với từng thị trường và đưa ra các chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu phù hợp trong từng thời kỳ. Hàng hoá trên thị trường chỉ tiêu thụ được khi có khách hàng khi có nhu cầu về sản phẩm và khách hàng có khả năng thanh toán. thu nhập và mức phân phối thu nhập là yếu tố quyết định đến khả năng thanh toán của người tiêu dùng. Công tác phát triển thị trường của doanh nghiệp chỉ có thể thành công được khi doanh nghiệp nắm vững được yếu tố này bởi lẽ nhà kinh doanh sẽ gặp thuận lợi hơn trong việc xác định loại hàng hóa gì cả phương thức kinh doanh phù hợp.Việc phát triển thị trường xuất khẩu sang các nước khác luôn phải tính đến các tập tục tôn giáo để có chính sách thâm nhập thị trường phù hợp cũng như có những cải tiến về sản phẩm cho thích ứng với nhu cầu của dân cư, đảm bảo cho công tác phát triển thị trường thành công.
Thị trường dầu nhờn phụ thuộc rất nhiều vào cơ cấu dân số. Thị trường với cơ cấu dân số trẻ sẽ có sức tiêu thụ mạnh hơn. Những người trẻ tuổi thường có nhu cầu đi lại nhiều hơn do đó họ sử dụng nhiều hơn các loại xe môtô, xe có gắn động cơ và các loại xe hơi. Họ thường tổ chức những chuyến đi chơi, chuyến giã ngoại xa. Điều đó kéo theo nhu cầu sử dụng cá loại dầu nhớt động cơ rất lớn. Thêm vào đó đối với những nước công nghiệp với nền văn hoá hiện đại các cá nhân trở nên năng động hơn họ ít chịu ngồi ở nhà nhất là trong các ngày nghỉ họ đi lại nhiều. Còn đối với những nước có nền văn hoá truyền thống tính bảo thủ thường cao họ ít đi lại hơn,
nhu cầu sử dụng các loại xeôtô, xe môtô và các loại xe có gắn động cơ thường ít. Do vậy với cùng quy mô dân số thị trường nào có cơ cấu dân số trẻ với nền văn hoá hiện đại sẽ mang lại nhiều cơ hội phát triển thị trường cho doanh nghiệp.
*Môi trường cạnh tranh:
Trong nền kinh tế trhị trường cạnh tranh là tất yếu. Mỗ doanh nghiệp hoạt động trên thương trường luôn chịu ảnh hưởng của sự cạnh tranh về giá, về sản phẩm dịch vụ... Để xây dựng được chiến lược kinh doanh, kế hoạch kinh doanh đúng đắn các doanh nghiệp đều phải nắm vững môi trường cạnh tranh quanh mình.
Thông thường có bốn trạnh thái cạnh tranh trên thị trường: + Trạng thái thị trường cạnh tranh hoàn hảo
+ Trạng thái thị trường cạnh tranh hỗn tạp + Trạng thái thị trường độc quyền cạnh tranh + Trạng thái thị trường độc quyền
Trong mỗi thị trường mức độ cạnh tranh là rất khác nhau. Tính chất quy mô độ đa dạng của sản phẩm đưa ra trên thị trường cúng như giá cả của chúng chịu tác động của nhiều hay ít các nhà kinh doanh trên thị trường. Chính vì thế các doanh nghiệp khi tiến hành phát triển thị trường xuất khẩu luôn phải có sự tìm hiểu về đối thủ, về khách hàng để xác định được tính chất và mức độ cạnh tranh.
Thị trường dầu nhờn với trạng thái canh tranh hỗn tạp, đang có sự cạnh tranh khá gay gắt. Sản phẩm dầu nhờn đang có sự cạnh tranh mạnh mẽ của các hãng nổi tiếng thế giới như BP, Shell, Castron... Vượt lên trên tất cả để chiếm lĩnh thị trường đó là mục tiêu cần đạt tới của các hãng dầu nhờn hiện nay.
* Môi trường chính trị - luật pháp.
Yếu tố chính trị có ảnh hưởng ngày càng lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp. Môi trường chính trị ổn định là tiền đề cho phát triển kinh tế và thể chế chính trị quyết định xu thế phát triển của kinh tế đất nước. Thêm vào đó tình hình chính trị trên thế giới cũng tạo ra các cơ hội hay các nguy hại cho các doanh nghiệp muốn gia nhập vào thị trường nước đó nó có tác động không nhỏ đến phương hướng phát triển thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp. Nước có môi trường chính trị ổn
định, môi trường pháp lý rõ ràng thông thoáng sẽ có rất ít rủi ro cho các doanh nghiệp khi thâm nhập vào thị trường đó.
*Môi trường kinh tế - công nghệ
Các yếu tố kinh tế có ảnh hưởng rất lớn đến các doanh nghiệp nói chung và công tác phát triển thị trường nói riêng. Khi xem xét đến môi trường này các nhà kinh doanh thường quan tâm đến :
+Tốc độ tăng trưởng kinh tế. + Lạm phát và tốc độ lạm phát + Mức độ toàn dụng công nhân
+ Khả năng nghiên cứu phát triển công nghệ mới, khả năng ứng dụng các công nghệ mới trong hoạt đông kinh doanh
+ Trình độ tiên tiến của hệ thống trang thiết bị của ngành, của doanh nghiệp + Trình độ phát triển cơ sở hạ tầng của nền kinh tế.
Đây chính là các nhân tố có thể tạo điều kiện thuận lợi hoặc gây trở ngại đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Xác định được nền kinh tế đang ở giai đoạn nào của chu kỳ sống kinh tế cũng như chu kỳ sống của công nghệ doanh nghiệp đang sử dụng sẽ đảm bảo cho doanh nghiệp có định hướng chính xác. Nền kinh tế đang ở giai đoạn tăng trưởng sẽ tạo nhiều cơ hội cho các nhà kinh doanh, công nghệ tiên tiến sẽ tạo lợi thế cạnh tranh, thuận lợi trong phát triển thị trường.
* Môi trường địa lý sinh thái.
Tác động của điều kiện tự nhiên đối với các quyết sách trong kinh doanh đã được các doanh nghiệp thừa nhận từ lâu. Các nhà qủan lý ngày càng quan tâm hơn đến vấn đề môi trường và chất lượng môi trường tự nhiên. Các vấn đề về môi trường, thiếu năng lượng và lãng phí tài nguyên thiên nhiên cùng với nhu cầu ngày càng lớn trong khi các nguồn lực có hạn khiến công chúng và các nhà doanh nghiệp phải thay đổi quyết định và biện pháp hoạt động có liên quan. Ngoài ra môi trường địa lý sinh thái cũng tạo ra lợi thế so sánh, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp khi tham gia vào thị trường quốc tế.