Đặc điểm thị trường xuất khẩu dầu nhờn

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Một số giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu của công ty hoá dầu PETROLIMEX ppt (Trang 27 - 29)

III. Thị trường dầu nhờn và phát triển thị trường dầu nhờn của các doanh

1.Đặc điểm thị trường xuất khẩu dầu nhờn

Ngoài những đặc điểm của thị trường hàng hoá nói chung, thị trường xuất khẩu dầu nhờn còn có một số đặc điểm riêng:

Thứ nhất, nếu phân loại thị trường thành thị trường tiêu dùng và thị trường các yếu tố sản xuất thì sản phẩm dầu nhờn có mặt ở cả hai thị trường. Trong thị trường người tiêu dùng dầu nhờn là mặt hàng tiêu dùng trực tiếp. Nó được tiêu dùng trong việc sử dụng các loại động cơ ôtô, xe môtô và xe gắn máy và các loại xe có gắn động cơ. Khối lượng tiêu thụ trong thị trường này thường ít nhưng thường xuyên. Sản phẩm thường được bán qua các đại lý hoặc trong các cửa hàng bán lẻ. Trong thị trường các yếu tố sản xuất nó là sản phẩm đầu vào của hầu hết các ngành công nghiệp đặc biệt là ngành công nghiệp cơ khí và chế tạo máy. Khách hàng công nghiệp là khách hàng chính. Khối lượng hàng hoá lưu chuyển thường lớn. Đây là thị trường chính của sản phẩm dầu nhờn. Khách hàng thường mua hàng thông qua các hợp đồng mua bán hàng hoá được ký kết khách hàng và doanh nghiệp .

Sản phẩm dầu nhờn có mặt trong mọi lĩnh vực sản xuất, thị trường của nó tương đối rộng lớn trải dài trên mọi địa bàn. Bất kỳ quốc gia nào đều có nhu cầu về dầu nhờn. Nhưng nguồn cung của thị trường lại hạn hẹp , nó theo thị trường và theo khu vực, dường như chỉ những nước có dầu mỏ và sản phẩm hoá dầu mới có nguồn cung cho thị trường. Vì vậy thị trương dầu nhờn đang là cơ hội cho các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm dầu nhờn. Đối với Việt Nam chúng ta có điều kiện thuận lợi là nguyên liệu dầu gốc có thể lấy từ nguồn cung trong nước. Khi sản phẩm dầu thô trong nước có công nghệ chưng cất đậc biệt đáp ứng nhu cầu dầu gốc cho sản xuất, giảm lượng nhập khẩu dầu thô từ nước ngoài thì chúng ta có thể hạ được giá thành sản xuất nâng cao được sức cạnh tranh trên thị trường. Tuy vậy để đảm bảo thắng lợi trên thị trường cần làm tốt công tác thị trường, sản phẩm phải có chất lượng cao, giá thành hợp lý.

Thứ hai, thị trường dầu nhờn xuất khẩu có sự co giãn của cầu theo giá thấp. Khi giá thấp thay đổi lên cao hơn thì cầu về loại hàng này hầu như không giảm. Dầu nhờn là sản phẩm không thể thay thế. Do đó sự gia tăng giá của sản phẩm dầu nhờn không khiến người tiêu dùng chuyển sang tiêu dùng sản phẩm khác. Doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm này có thể dùng các nỗ lực marketing của mình để lôi kéo khách hàng của đối thủ cạnh tránh đang sử dụng sản phẩm của mình.

Thứ ba, thị trường dầu nhờn không chịu ảnh hưởng lớn của yếu tố văn hoá và tập quán tiêu dùng của từng nước. Nó chủ yếu chịu sự ảnh hưởng của sự phát triển kinh tế, của sự phát triển khoa học kỹ thuật. Nước có nền công nghiệp phát triển, sử dụng nhiều máy móc thiết bị, sản phẩm động cơ được sử dụng nhiều thì nhu cầu về loại hàng hoá này càng lớn. Các nước nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu nhu cầu thường ít hơn các nước công nghiệp phát triển hoặc đang trong giai đoạn công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Tiêu dùng sản phẩm dầu nhờn không gắn với yếu tố văn hoá, nó chỉ phụ thuộc vào nhu cầu về sản phẩm mà thôi. Khác hẳn với việc tiêu dùng sản phẩm gắn liền với nền văn hoá của từng nước như sản phẩm chè xuất khẩu bởi vì uống chè phụ thuộc rất nhiều vào nền văn hoá và quan niệm của mỗi quốc gia. Có nước coi việc uống chè như một thú chơi tao nhã và có thể coi là một nghệ thuật, có những nước chỉ coi đó như là một thứ giải khát. Trong khi đó tiêu thụ sản phẩm dầu nhờn chỉ phụ thuộc vào nhu cầu chính của từng ngành, từng

lĩnh vực. Khi thâm nhập vào thị trường nước nào doanh nhiệp cần chú ý đến yếu tố văn hoá trong việc quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng

Thứ tư, thị trường dầu nhờn cạnh tranh hỗn tạp tức là có sự pha trộn nhiều trạng thái cạnh tranh khác nhau. Tham gia vào thị trường xuất khẩu có nhiều doanh nghiệp mỗi doanh nghiệp cfung ứng một lượng nhất định trên thị trường . Song cũng có những hãng chiếm thị phần lớn như BP, shell, castron... Các khách hàng tiêu thụ sản phẩm quan tâm nhiều đến thương hiệu và uy tín của sản phẩm trên thị trường, họ muốn biết mình mua hàng từ công ty nào, hãng sản xuất nào. Trong khi đó các doanh nghiệp mới vẫn có thể tham gia vào thị trường. Những nước có nguồn cung dầu nhờn tốt là những nước có nền công nghiệp hoá dầu phát triển hoặc có nguồn dầu gốc, dầu thô xuất khẩu..

Nắm vững được đặc điểm thị trường xuất khẩu dầu nhờn giúp doanh nghiệp xác định đúng phương hướng từ đó đề ra các chiến lược và giải pháp tối ưu thực hiện tốt công tác phát triển thị trường giúp doanh nghiệp nâng cao được uy tín và chất lượng sản phẩm trên thị trường quốc tế.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Một số giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu của công ty hoá dầu PETROLIMEX ppt (Trang 27 - 29)