Đào tạo, phát triển nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC KHU KINH TẾ CỬA KHẨU VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 (Trang 78 - 82)

- Xây dựng kế hoạch tuyên truyền, quảng bá sâu rộng về hình ảnh, tiềm năng, lợi thế, xu hướng, triển vọng phát triển của các khu kinh tế của khẩu nước ta nhằm tạo

3.2.7.Đào tạo, phát triển nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Thiếu nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao là một vấn đề đang thách thức sự phát triển của các KKTCK Việt Nam. Bởi vậy, cần chú trọng phát triển nguồn nhân lực; hỗ trợ đầu tư xây dựng trường, trung tâm dạy nghề đào tạo nguồn lao động, hỗ trợ dạy nghềm, tạo việc làm ở vùng thu hồi đất để xây dựng KKTCK.

Đào tạo nghề phải xuất phát từ yêu cầu của thị trường lao động, gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực của địa phương và quy hoạch KKTCK bảo đảm chất lượng đào tạo nghề đạt chuẩn quốc gia.

Mặt khác, là thông qua bồi dưỡng kiến thức trong thực tiễn công tác và thường xuyên tạo điều kiện đưa cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý đi khảo sát, nghiên cứu thị trường quốc tế nhằm bồi dưỡng kiến thức, năng lực thực tiễn về kinh tế quốc tế.

Có chính sách ưu đãi và khuyến khích tuyển dụng, sử dụng lao động tại chỗ, hỗ trợ đào tạo nghề đối với lực lượng lao động địa phương, đặc biệt đối với con em gia đình tái định cư đồng thời nghiên cứu xây dựng các cơ chế, chính sách thu hút lao động có chuyên môn cao, tay nghề giỏi về làm việc tại các KKTCK. Khuyến khích xã hội hóa trong lĩnh vực đào tạo và đa dạng hóa cácloại hình đào tạo, dạy nghề ( chính quy, tại chức, ngắn hạn, dài hạn…),trong đó tập trung vào nâng cao chất lượng nguồn nhân lực các ngành nghề có lợi thế cạnh tranh trong KKTCK.

3.4. KIẾN NGHỊ

Các giải pháp về những lĩnh vực trên sẽ góp phần tạo cơ sở vững chắc cho việc phát huy hiệu quả của các KKTCK. Tuy nhiên, bên cạnh đó việc phát triển kinh tế cửa khẩu còn có những khó khăn nhất định. Một số ưu đãi về thương mại, du lịch, thuế, thủ tục xuất nhập cảnh, tín dụng tại Khu KTCK nay không còn được ưu đãi nữa làm cho các chính sách riêng đối với Khu KTCK về thực chất không còn khác biệt so với chính sách chung.

Để khắc phục các vướng mắc và phát huy năng lực phát triển kinh tế cửa khẩu, tôi xin kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ một số vấn đề sau:

Thứ nhất: KKTCK thường có quy mô diện tích lớn, đòi hỏi phải tập trung nguồn lực để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, thu hút đầu tư để phát huy được vai trò động lực thúc đẩy sự phát triển KT- XH của tỉnh, vùng. Việc phát triển thêm hoặc mở rộng KKTCK phải được cân nhắc về bố trí nguồn lực, tiềm năng phát triển và lợi ích quốc gia. Vì vậy trong giai đoạn tới, cần cân nhắc tạm thời không tiếp tục phát triển thêm KKTCK, tập trung xây dựng cơ chế chính sách và huy động nguồn lực để phát triển, nâng cao hiệu quả của các KKTCK đã thành lập.

Thứ hai: Đối với các KKTCK đã được thành lập và có nhiều tiềm năng lợi thế hơn về điều kiện tự nhiên, hạ tầng xã hội, làm đối trọng với các đô thị của quốc gia láng giềng. Cần xây dựng tiêu chí phân loại và tập trung đầu tư, hoàn thiện kết cấu hạ tầng, xây dựng cơ chế, chính sách và huy động nguồn lực để phát triển, nâng cao hiệu quả , phát triển đi trước một bước, tạo tác động tích cực lan tỏa tới khu vực xung quanh.

Đối với các KKTCK đã được thành lập nhưng không phát huy hiệu quả thì nên thực hiện chuyển đổi mô hình thành các khu công nghiệp, các trung tâm thương mại cửa khẩu. Có thể tạo cơ chế để hình thành các chợ nông sản xuất khẩu để thương nhân nước ngoài đến mua hàng Việt và thương nhân Việt Nam đến tập kết hàng và phân phối vào thị trường nước bạn.

Đối với các KKTCK có trong Quy hoạch Phát triển khu kinh tế cửa khẩu đến năm 2020, nhưng chưa được thành lập cần xác định thời điểm phát triển thích hợp căn cứ vào nguồn lực và khả năng, điều kiện phát triển của từng địa phương. Trong trường hợp xét thấy điều kiện chưa chín muồi, thì có thể dãn tiến độ thành lập.

Thứ ba: Mỗi KKTCK phải xác định được ngành phát triển mũi nhọn với các dự án động lực kèm theo đó là những cơ chế ưu đãi đầu tư vượt trội để tạo định hướng cho thu hút đầu tư vào từng khu dựa trên lợi thế so sánh và lợi thế khác biệt như: công nghiệp lọc hóa dầu tại KKT Dung Quất, ngành công nghiệp ô tô tại KKTM Chu Lai. Sau đó, cần tập trung nguồn lực để phát triển các dự án động lực đó từ việc xây dựng cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu dự án đến việc đề xuất các cơ chế ưu đãi đầu tư hợp lý và đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư để triển khai dự án trong thực tế. Việc xác định rõ vấn đề này không chỉ giúp cho các KKTCK phát huy tối đa các lợi thế riêng mà còn tạo nên sự phân công rõ ràng trong chiến lược phát triển ở mỗi địa phương, làm động lực lan tỏa để kích thích các ngành kinh tế khác phát triển, tránh trường hợp phát triển tràn lan, kém hiệu quả.

Thứ tư: Trong quá trình phát triển các vùng kinh tế nổi lên nhiều vấn đề bất cập do thiếu một quy hoạch hoàn chỉnh, đồng bộ cho cả vùng, thiếu cơ chế phối hợp phát triển giữa các địa phương trong vùng. Điều đó dẫn tới việc chưa tạo được sự liên kết toàn vùng trong thu hút đầu tư phát triển KKTCK, xuất hiện sự cạnh tranh, hạn chế lẫn nhau giữa các địa phương trong thu hút đầu tư, đầu tư trùng lặp, kém hiệu quả.

Do không có sự liên kết trong quy hoạch, không có sự phối hợp để phân bổ quy hoạch ngành nghề thu hút đầu tư vào KKTCK dẫn đến các KKTCK của các địa phương trong vùng đều ná ná giống nhau, làm giảm sức hút của từng KKTCK, ảnh hưởng tiêu cực đến thu hút đầu tư phát triển kinh tế - xã hội của cả vùng.

Bên cạnh sự phát triển độc lập, các KKTCK cần rà soát, điều chỉnh quy hoạch các KKT theo hướng bảo đảm tính liên kết vùng trong phát triển.

Mặt khác, để nâng các KKTCK của Việt Nam lên tầm cao mới, cần chú ý đến cơ cấu ngành trong thu hút đầu tư để tạo ra sự liên kết ngành trong các lĩnh vực, tạo hiệu quả phát triển. Đó là sự liên kết đầu vào – đầu ra với sự hỗ trợ của các trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) và các trung tâm dịch vụ công nghiệp.

KẾT LUẬN

Khu vực biên giới là khu vực hết sức nhạy cảm trên mọi phương diện mà từ đây sẽ lan tỏa đi sâu vào nội địa theo các luồng giao thông, theo sự vận hành của các chu trình tự nhiên, của những dòng chuyển dịch các nguồn lực (nguyên, nhiên vật liệu, thông tin,…), của việc điều hành, quản lí về hành chính, kinh tế - xã hội.

Cùng với quá trình phát triển không gian kinh tế biển ở phía Đông, việc ưu tiên phát triển không gian kinh tế cửa khẩu là chiến lược phát triển kinh tế xã hội mang tính đột phá và cũng hợp với quy luật phát triển tất yếu của thực thể kinh tế Việt Nam. Tổ chức lãnh thổ kinh tế xã hội của đất nước tất yếu phải tính đến không gian kinh tế cửa khẩu vì đây là một trong các cửa ngõ thông thương ra bên ngoài. Điều này càng phù hợp hơn trong quá trình hội nhập khu vực và quốc tế khắc phục nhất hiện nay.

Luận văn đã đưa ra khái niệm KKTCK và các khái niệm liên quan, chỉ ra vai trò và sự cần thiết phát triển các KKTCK đối với phát triển kinh tế, xã hội của đất nước . Trên cơ sở so sánh những đặc điểm khác biệt đối với loại hình khu chế xuất, khu công nghiêp, khu công nghệ cao, khu kinh tế - quốc phòng, từ đó chỉ ra tính đặc thù của mô hình kinh tế này, cũng như những ưu thế riêng của nó để khai thác một cách có hiệu quả.

Thông qua việc khái quát lại quá trình hình thành, phát triển của các KKTCK giáp biên giới Trung Quốc, Lào, Campuchia, luận văn đã cho thấy những tồn tại, hạn chế mà các KKTCK tác động đến chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội cần phải khắc

phục, để khai thác tốt hơn nữa hiệu quả của mô hình kinh tế này đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, vùng có KKTCK nói riêng và đất nước nói chung.

Trên cơ sở những vấn đề lý luận chung về thực trạng hoạt động của KKTCK , luận văn đã đưa ra một số quan điểm cơ bản, phương hướng và một số giải pháp, kiến nghị chủ yếu nhằm thúc đẩy sự phát triển của mô hình KKTCK, phát huy những tác động tích cực của nó tới việc phát triển kinh tế - xã hội. Các giải pháp đưa ra cần tổ chức thực hiện có trọng tâm, nhưng phải đồng bộ, nhất quán nhằm mang lại hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC KHU KINH TẾ CỬA KHẨU VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 (Trang 78 - 82)