(1) Phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển khu kinh tế đã được phê duyệt

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC KHU KINH TẾ CỬA KHẨU VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 (Trang 28 - 32)

(2) Có cửa khẩu quốc tế hoặc cửa khẩu chính quy định tại nghị định số 32/2005/NĐ- CP ngày 14 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ về Quy chế cửa khẩu biên giới đất liền; bao gồm các đơn vị hành chính liền kề không tách biệt về không gian.

1 Kết nối thuận lợi với các trục giao thông huyết mạch của quốc gia ; giao lưu thuận tiện với các nước láng giềng qua cửa khẩu biên giới đất liền của nước bạn; điều kiện thuận lợi và nguồn lực để đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật.

2 Đáp ứng yêu cầu phát triển tổng hợp của KKTCK bao gồm các hoạt động thương mại, xuất nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, vận chuyển hang hóa quá cảnh, sản xuất công nghiệp, du lịch , dich vụ ; có điều kiện phát huy tiềm năng tại chỗ và các vùng xung quanh; có khả năng phát triển thương mại và thu hút đầu tư;

3 Gắn kết giữa phát tiển kinh tế với việc giữ vững ân ninh , chính trị, trật tự ,an toàn xã hộ, bảo đảm chủ quyền quốc gia tại biên giới;

4 Không tác động tiêu cực đến các khu bảo tồn thiên nhiên; không gây ảnh hưởng xấu và làm tổn hại đến các di sản văn hóa vật thể, danh lam thắng cảnh, các quần thể kiến trúc có giá trị lịch sử ,thẩm mỹ, khoa học ;có điều kiện đảm bảo yêu cầu về môi trường, môi sinh và phát triển bền vững.

1.3.3. Tiêu chí lựa chọn các KKTCK để đầu tư phát triển

Cần xác định tiêu chí lựa chọn một số KKTCK trọng điểm có tiềm năng, vị trí quan trọng đối với phát triển KT- XH của vùng để tập trung đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, tạo ra đầu tàu, động lực tăng trưởng.

Một là, việc lựa chọn xây dựng các khu kinh tế cửa khẩu trước hết là căn cứ vào điều kiện tự nhiên – xã hội, đó phải là nơi có những thuận lợi về vị trí địa lý, phù hợp với giao lưu kinh tế - thương mại biên giới. Lợi thế địa lý kinh tế này có thể còn là phải gần các trung tâm kinh tế, dịch vụ, văn hoá phát triển, vì đây là chỗ dựa cho bước khởi đầu phát triển của các khu . Nằm gần các vùng nguyên liệu nông, lâm và các khu nguyên liệu công nghiệp, gần thị trường tiềm năng cả Việt Nam và nước láng giềng để giảm chi phí vận tải tạo thuận lợi trong khai thác, phát huy tiềm năng, thế mạnh cạnh tranh của nước ta.

Hai là, thu hút đầu tư: kết quả thu hút đầu tư, triển khai các dự án đầu tư vào các khu kinh tế cửa khẩu và đóng góp của các dự án vào phát triển kinh tế địa phương. Ba là, vị trí chiến lược khu kinh tế đối với phát triển vùng: đánh giá vị trí, vai trò của địa phương trong phát triển các vùng kinh tế trọng điểm, góp phần phát triển kinh

tế, an ninh, quốc phòng. Những KKTCK này phải nằm trong một quy hoạch phát triển liên hoàn của một vùng hay một tuyến tăng trưởng để có thể tận dụng được lợi thế phát triển của thế giới bên ngoài và của cả vùng và có thể lan tỏa ảnh hưởng.

Bốn là, yếu tố xã hội và trình độ phát triển. Các vấn đề xã hội, trình độ dân trí, phong tục tập quán, cũng là yếu tố cần thiết để lựa chọn KKTCK để phát triển.

Năm là,Việc xây dựng khu KTCK cần căn cứ vào đặc điểm cụ thể về chính trị, kinh tế của KKTCK căn cứ vào việc xây dựng, củng cố an ninh - quốc phòng trong mọi tình huống nhằm tạo ra môi trường trật tự, an toàn cho các nhà đầu tư, các doanh nghiệp và dân cư sống trên địa bàn.

1.3.4. Quá trình hình thành khu kinh tế cửa khẩu

Ngay từ năm 1996, Chính phủ Việt Nam bắt đầu tiến hành thí điểm xây dựng khu kinh tế Móng Cái thông qua việc phê duyệt một số cơ chế ưu đãi cho khu kinh tế này. Trên cơ sở Móng Cái, năm 1998, Chính phủ tiến hành thí điểm ở quy mô rộng rãi hơn với việc phê duyệt chính sách ưu đãi cho KKTCK Mộc Bài và Khu thương mại Lao Bảo. Trải qua 15 năm hoạt động, hiện nay, cả nước ta có 28 khu kinh tế cửa khẩu (KKTCK) với tổng diện tích khoảng 600.000 ha thuộc 21/25 tỉnh có biên giới đất liền .Trong đó, 6 tỉnh giáp biên giới Trung Quốc có11 KKTCK, 8 tỉnh giáp biên giới Lào có 8 và 8 tỉnh giáp biên giới Cam-pu-chia có 8 và 1 vừa giáp Lào vừa giáp Cam- pu-chia (KKTCK quốc tế Bờ Y - Kom Tum). Từ đó đến nay, nhiều KKTCK được thành lập dọc đường biên giới với nhiều mục đích khác nhau và bước đầu phát huy hiệu quả về chính trị - kinh tế - văn hóa - xã hội.

Theo quyết định 52/2008/QĐ-TTg về “Quy hoạch các khu kinh tế cửa khẩu của Việt Nam đến năm 2020” của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 25 tháng 4 năm 2008, đến năm 2020, cả nước sẽ có 30 KKTCK, trong đó hình thành thêm 7 KKTCK mới trên các khu vực biên giới theo 2 giai đoạn.

Giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2015 cả nước hình thành thêm 4 khu kinh tế cửa khẩu là: Long An (Long An), AĐớt (Thừa Thiên - Huế), Nậm Cắn - Thanh Thuỷ (Nghệ An) và Na Mèo (Thanh Hoá).

Giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020 sẽ tiếp tục đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng các khu kinh tế cửa khẩu đã được thành lập, đồng thời xây dựng đề án và thành

lập thêm 3 khu gồm khu kinh tế cửa khẩu La Lay (Quảng Trị), Đắk Per (Đắk Nông) và Đắk Ruê (Đắk Lắk).

Bảng 2.1: Danh sách các KKTCK giáp biên giới Trung Quốc

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư

STT

Các KKTCK giáp với

Trung Quốc Tỉnh Diện tích

(ha)

Năm thành lập

1 KKTCK Bắc Phong Sinh , MóngCái và Hoành Mô Quảng Ninh 37130 9/2002

2 KKTCK Móng Cái Quảng Ninh 51654,8 4/1998

3 KKTCK Đồng Đăng Lạng Sơn 39.400 10/2008

4 KKTCK Chi Ma (Lộc Bình) Lạng Sơn 70 12/2011

5 KKTCK Tà Tùng,Trà Lĩnh,Sóc Giang Cao Bằng 8982 6/2002

6 KKTCK Thanh Thủy Hà Giang 360 11/2001

7 KKTCK Lào Cai Lào Cai 6513 1/2003

8 KKTCK Ma Lù Thàng, Tây Trang Lai Châu 28633 12/2001

Bảng 2.2: Danh sách các KKTCK giápbiên giới Lào

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu

STT Các KKTCK giáp với Lào Tỉnh Diện tích (ha)

Năm thành lập

2 KKTCK Sơn La Sơn La 12/2011 3 KKTCK Quốc Tế Cầu Treo Hà Tĩnh 43697,8 9/1998 4 KKTCK Cha Lo (Minh Hóa) Quảng Bình 53800 10/2002 5 KKTCK đặc biệt Lao Bảo Quảng Trị 15804 1/2005

6 KKTCK Nam Giang Quảng Nam 31060 9/2006

7 KKTCKQuốc Tế Bờ Y Kon Tum 70438 9/2005

8 KKTCK Bờ Y(Ngọc Hồi) Kon Tum 10.184 5/2008

Bảng 2.3: Danh sách các KKTCK giápbiên giới Cam-pu-chia

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu STT Các KKTCK giáp với Campuchia Tỉnh Diện tích (ha) Năm thành lập

1 KKTCK đường 19 Gia Lai 41860 9/2011

2 KKTCK Bonue (Lộc Ninh) Bình Phước 28454,1 5/2005

3 KKTCK Mộc Bài Tây Ninh 21292 10/1998

4 KKTCK Xa Mát Tây Ninh 34197 9/2003

5 KKTCK tỉnh Đồng Tháp Đồng Tháp 11874,8 12/2001

6 KKTCK An Giang An Giang 26583 7/2001

8 KKTCK Khánh Bình An Giang 7412 2/2005

9 KKTCK Hà Tiên Kiên Giang 4976,9 9/1998

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC KHU KINH TẾ CỬA KHẨU VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(84 trang)
w