Nhìn chung hoạt động xuất nhập khẩu qua các KKTCK biên giới liên tục phát
2.2. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC KKTCK 1.Các thành tựu đạt được
2.2.1.Các thành tựu đạt được
Về kinh tế
Trong những năm qua, các thành tựu trong phát triển kinh tế tại các KKTCK đã mang lại những tác động tích cực và làm tăng vị thế của các tỉnh có KKTCK. Các địa phương biên giới có KKTCK, trước đây là vùng sâu, vùng xa, kinh tế chậm phát triển thì đến nay đã trở thành những trung tâm kinh tế thương mại phát triển năng động, đồng thời là trung tâm thương mại lớn của tỉnh, làm động lực cho các khu vực lân cận phát triển. Quá trình phát triển các KKTCK đã tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương có KKTCK theo hướng phát triển các ngành thương mại, dịch vụ, du lịch, công nghiệp.
Hoạt động trao đổi, mua bán hàng hoá tại các KKTCK ngày càng sôi động, số lượng doanh nghiệp và hộ gia đình đăng ký kinh doanh tăng nhanh qua các năm, thúc đẩy một số ngành sản xuất phát triển đồng thời góp phần tăng thu ngân sách; tạo kết cấu hạ tầng cho KKTCK và các vùng liên quan.
Về mặt xã hội
Các KKTCK đã tác động đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội đất nước nói chung và các tỉnh biên giới nói riêng. Việc phát triển các KKTCK đã tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động, từng bước nâng cao đời sống dân cư khu vực và tạo ra diện mạo mới cho vùng biên cương trước đây là vùng sâu, vùng xa đặc biệt khó khăn thu hút dân cư đến làm ăn, sinh sống trở thành vùng sôi động, thúc đẩy quá trình đô thị hoá ở đó.
Thu nhập bình quân của dân cư trong KKTCK được cải thiện rõ rệt với nguồn thu nhập chính chủ yếu từ thương mại, dịch vụ.
Về mặt an ninh quốc phòng
Việc hình thành các KKTCK đã thu hút dân cư đến làm ăn, sinh sống, người dân gắn bó với khu vực biên giới, an ninh quốc phòng được củng cố, giữ vững. Thông qua hoạt động tại KKTCK đã từng bước mở rộng quan hệ, giao lưu, củng cố tình hữu nghị giữa Việt Nam với các nước láng giềng.
Một số khu kinh tế đã thúc đẩy sự phát triển chung, nhất là đối với những địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn; tạo tiền đề thu hút mạnh mẽ các nguồn vốn đầu tư; tăng thu ngân sách và giải quyết việc làm cho người lao động. Khu kinh tế cửa khẩu đã trở thành một loại hình khu kinh tế có vị trí quan trọng phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh biên giới nói riêng và của cả nước nói chung, góp phần thúc đẩy giao lưu kinh tế với các nước láng giềng, chuyển dịch cơ cấu vùng biên, thúc đẩy một số ngành sản xuất phát triển. Trên thực tế, trong giai đoạn đầu, một số khu kinh tế cửa khẩu đã phát triển nhanh như Tân Thanh (Lạng Sơn), Móng Cái (Quảng Ninh)... Các khu kinh tế này dựa vào nội lực, lấy thương mại tiểu ngạch làm trọng tâm phát triển, và lợi nhuận thu được chủ yếu để lại cho địa phương để đầu tư cơ sở hạ tầng. Như vậy, với cơ chế phân bổ ngân sách hợp lý giữa địa phương và Trung ương, một số khu kinh tế cửa khẩu đã thực hiện đúng mục tiêu thu hút đầu tư tập trung, hình thành trung tâm phát triển, có sức lan tỏa với phát triển kinh tế vùng miền, kinh tế đất nước.
Điều này cho thấy, thành lập khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu là chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước. Vấn đề đặt ra là cần khắc phục những hạn chế trong cơ chế quản lý, xu hướng phát triển, hoạt động... để mỗi khu vực đáp ứng được yêu cầu với mô hình này.