THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC KKTCK VIỆT NAM 1 Quy mô các khu kinh tế cửa khẩu

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC KHU KINH TẾ CỬA KHẨU VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 (Trang 32 - 36)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC KHU KINH TẾ CỬA KHẨU Ở VIỆT NAM

2.1. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC KKTCK VIỆT NAM 1 Quy mô các khu kinh tế cửa khẩu

2.1.1. Quy mô các khu kinh tế cửa khẩu

Các KKTCK ở khu vực biên giới Việt Nam -Trung Quốc

Đến nay, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định phê duyệt thành lập 11 KKTCK ở khu vực biên giới Việt Nam -Trung Quốc. Tổng diện tích 11 KKTCK này là 1342 km2, chiếm 3% về diện tích và 3,7% về dân số các tỉnh biên giới Việt – Trung. Việc phát triển và phân bổ các KKTCK ở khu vực này tương đối hợp lý,

một số KKTCK phát huy có hiệu quả như KKTCK Móng Cái, Lào Cai, Lạng Sơn.

Với lợi thế về phát triển sớm và sự hình thành các KKTCK ở đây đều có mạng giao thông kết nối với hậu phương qua các trục quốc lộ liên vùng như KKTCK Lạng Sơn được nối với Hà Nội Và các nơi khác qua quốc lộ 1 ; KKTCK Móng Cái với các nơi khác qua quốc lộ 18 ; KKTCK Lào Cai với các nơi khác qua quốc lộ 70.

Do vị trí địa lý thuận lợi tiếp giáp với nước láng giềng Trung Quốc có tiềm lực về kinh tế và chính sách phát triển kinh tế biên giới nhìn chung thuận lợi, nên hoạt động thương mại qua các KKTCK ở đây phát triển sôi động . Các KKTCK ở khu vực này thường có vị trí là đầu mối giao lưu quan trọng giữa Việt Nam và Trung Quốc, trong đó khu KTCK Móng Cái (Quảng Ninh), Đồng Đăng – Lạng Sơn (Lạng Sơn) và Lào Cai (Lào Cai) là những KKTCK quan trọng nhất trong toàn tuyến biên giới phía bắc của Việt Nam và Trung Quốc, là đầu mối của hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng ;Quảng Ninh, Nam Ninh – Lạng Sơn- Hà Nội – Hải Phòng- Quảng Ninh.

Các khu kinh tế cửa khẩu này chịu ảnh hưởng trực tiếp của mối quan hệ kinh tế thương mại của Trung Quốc và chính sách biên mậu trực tiếp của các tỉnh Quảng Tây và Vân Nam . Trên các tuyến biên giới Việt Nam- Trung Quốc, Chính phủ Trung Quốc đã cho phép các thành phố tiếp tục xây dựng các khu kinh tế động lực theo hướng tự do mở như Đông Hưng, Bằng Tường, Thiên Bảo và Hà Khẩu…

Các KKTCK ở khu vực biên giới Việt Nam Lào

Ở khu vực biên giới Việt Nam –Lào có 8 KKTCK với tổng diện tích 2198 km2 , dân số khoảng 155 nghìn người ,chiếm khoảng 2,5% về diện tích và 1,2% về dân số các tỉnh biên giới Việt –Lào. Nơi hình thành các KKTCK đã từng gắn liền với cuộc chiến tranh giải phóng của hai nước Việt –Lào,ngày nay các KKTCK này đang đóng một vai trò quan trọng trong việc giao thương của hai nước.

Việc thành lập các KKTCK trên tuyến biên giới này đều xuất phát từ quan hệ láng giềng đặc biệt.Tuy nhiên, đối với cả hai phía Lào và Việt Nam , phần lớn các KKTCK này mới được triển khai có hệ thống kết cấu hạ tầng KTXH còn nghèo nàn ,khả năng phát huy ưu thế về thương mại , dịch vụ hiện còn thấp, nằm ở vùng xa, địa

bàn khó khăn nhưng bước đầu đã có ảnh hưởng nhất định tới sự phát triển KTXH của các tỉnh , góp phần tăng nguồn thu ngân sách trên địa bàn.

Nhìn chung, hoạt động giao thương qua các KKTCK ở khu vực này phát triển chậm hơn so với các KKTCK ở khu vực biên giới Việt- Trung, chủ yếu là do Lào là thị trường nhỏ bé, tình hình kinh tế - xã hội và cơ sở hạ tầng vùng biên bên phía bạn chậm phát triển. Tuy nhiên, trong đó có các KKTCK của Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị đang hoạt động ngày càng phát triển và mức thu cho ngân sách tăng dần qua các năm. Các KKTCK này có vị trí quan trọng trong quy hoạch phát triển hành lang kinh tế Đông - Tây và hợp tác phát triển trong Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng.

Các KKTCK giáp với Căm Pu Chia

Trên khu vực cửa khẩu này có 9 KKTCK với diện tích 6677 km2 , dân số khoảng 1455 nghìn người ,chiếm 2,7% về diện tích và 5,2% về dân số các tỉnh biên giới Việt – Căm Pu Chia.

Các KKTCK trên tuyến biên giới phía Tây Nam chịu ảnh hưởng trực tiếp của quan hệ chính trị, kinh tế, xã hội giữa Việt Nam và Campuchia và phát huy tác dụng với sự phát triển thương mại và du lịch cửa khẩu.Trong 8 KKTCK này , hiện có KKTCK Mộc Bài ở Tây Ninh và An Giang hoạt động giao thương tấp nập ; còn các KKTCK khác như KKTCK đường 19 ở Gia Lai, Hoa Lư ở Bình Phước , Xa Mát ở Tây Ninh….hoạt động và giao thương còn ít và đang trong giai đoạn xây dựng kết cấu hạ tầng của KKTCK.

Nhìn chung, hoạt động giao thương qua các KKTCK ở khu vực này phát triển chậm hơn so với các KKTCK ở khu vực biên giới Việt- Trung. Một phần do phái bên bạn , kinh tế còn chậm phát triển, thị trường hàng hóa nhỏ hơn ; phần khác việc giao thương và giao thông từ các nơi khác đến các KKTCK này còn khó khăn (trừ KKTCK Mộc Bài, Đường 19 ) và hỗ trợ hậu phương đối vơi phát triển các KKTCK.

Phân bổ dân cư

Trên tổng số 28 KKTCK của 25 tỉnh biên giới, khác với các khu dân cư ở các tỉnh duyên hải và đồng bằng, khu dân cư tại các KKTCK mang những đặc điểm đặc trưng riêng :

- Các khu dân cư tại các KKTCK thường lấy hạt nhân là các làng xã bao quanh khu vực có cửa khẩu. Số lượng làng xã tùy thuộc vào quy mô quy hoạch của từng KKTCK.

- Các khu dân cư có mật độ không bằng nhau, tại một số khu cửa khẩu đã phát triển như KKTCK Móng Cái, KKTCK Lạng Sơn , KKTCK Lào Cai, KKTCK Mộc Bài,… mật độ dân cư thường cao hơn hẳn so với các khu vực khác.

- Trong các khu dân cư tại các vùng KKTCK có bao gồm nhiều dân tộc cùng chung sống. Có thể có nhiều nền văn hóa cùng tồn tại trong các khu dân cư.

- Dân cư tại các làng xã hạt nhân chủ yếu là dân địa phương, sống và sản xuất từ lâu đời.Trình độ dân trí thấp hơn so với các khu vực khác. Nhờ sự hình thành và phát triển các KKTCK mà có sự chuyển dịch dân cư từ các khu vực khác,dần dần nâng cao trình độ dân trí và góp phần nâng cao lực lượng lao động tại chỗ cho các hoạt động tại khu vực cửa khẩu.

- Trước khi hình thành và phát triển các KKTCK, các khu dân cư thường không tập trung và lấy hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp và hoạt động thương mại nhỏ lẻ làm hoạt động sản xuất chính. Sau khi có sự hình thành và phát triển các KKTCK, các khu dân cư đã được quy hoạch xây dựng lại đồng bộ hơn, tập trung hơn.Các hoạt động đầu tư phát triển giúp các khu dân cư mới ngày càng phát triển cả về mặt dân trí và cả mặt xã hội.

Chất lượng nguồn nhân lực tại khu kinh tế chưa đáp ứng được yêu cầu và sự thiếu hụt cán bộ quản lý có trình độ. Nguồn nhân lực tại chỗ cho thương mại còn rất ít, chưa có sự hấp dẫn để thu hút lao động có trình độ cao ở các địa phương khác đến với vùng biên giới. Do vậy chất lượng nguồn nhân lực tại KKTCK tuy đã được cải thiện nhưng thiếu cán bộ có trình độ nghiệp vụ.Cán bộ ngành trình độ thấp, cán bộ quản lý tuy đã được đào tạo lại song lại thiếu đào tạo bài bản

Chỉ tiêu Các KKTCK trên cả nước KKTCK giáp Trung Quốc KKTCK giáp Lào KKTCK giáp CamPuChia Diện tích tự nhiên (km2 ) 5250 1342 2198 1710

Dân số (nghìn người) 926,7 143,4 155 628,3

Mật độ dân số 176,5 106,9 70,5 367,4

Tỷ trọng so với cả nước và các giải biên giới (%)

100 100 100 100

Diện tích tự nhiên 1,6 3 2,5 2,7

Dân số 1,1 3,7 1,2 5,2

Mật độ dân số 69,5 122,2 45,7 193,1

Bảng 2.4: Quy mô dân số, diện tích tại các KKTCK

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC KHU KINH TẾ CỬA KHẨU VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(84 trang)
w