Sự cần thiết phát triển các khu kinh tế cửa khẩu

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC KHU KINH TẾ CỬA KHẨU VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 (Trang 27 - 28)

Nhìn lại thời gian qua , các khu kinh tế cửa khẩu đã có những đóng góp nhất định trong phát triển kinh tế, giao thương giữa Việt Nam và các nước láng giềng... Trong tương lai sẽ hình thành một vành đai kinh tế biên giới vững mạnh ổn định cho thị trường trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu sang các nước xung quanh. Do đó, việc xây dựng và phát triển các KKTCK là hết sức cấp thiết, là chủ trương lớn của Nhà nước trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của vùng, địa phương trong cả nước.

Phát triển các KKTCK sẽ tạo ra các hoạt động kinh tế đa dạng và sôi động, qua đó tạo ra các cơ hội việc làm phi nông nghiệp cho dân cư trong vùng như dịch vụ thương mại, du lịch, dịch vụ tài chính ngân hàng… thúc đẩy phát triển kinh tế, góp phần xóa đói giảm nghèo cho nhân dân biên giới. Thu nhập bình quân của dân cư trong KKTCK được cải thiện rõ rệt, cơ sở hạ tầng được cải thiện, phát triển kinh tế - xã hội, thu hút dân cư đến làm ăn, sinh sống, gắn bó với biên giới.

Trong những năm qua, các thành tựu trong phát triển kinh tế tại các KKTCK đã mang lại những tác động tích cực và làm tăng vị thế của các tỉnh có KKTCK. Quá trình phát triển các KKTCK đã tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương có KKTCK theo hướng phát triển các ngành thương mại, dịch vụ, du lịch, công nghiệp. KKTCK phát triển sẽ thúc đẩy CDCCKT theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa: Việc thu hút được nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào các KKTCK sẽ làm cho cơ cấu kinh tế được chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỉ trọng nông nghiệp.

Việc tiếp thu công nghệ và kỹ năng quản lý, kinh nghiệm là điều rất quan trọng đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Thông qua việc thu hút thêm đầu tư vào KKTCK sẽ là những hoạt động chuyển giao công nghệ, qua đó chúng ta có thể có được những công nghệ tiên tiến hiện đại cũng như kinh nghiệm quản lý của nước ngoài.

Việc triển khai chính sách đối với khu kinh tế cửa khẩu đã tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển các hoạt động văn hoá - xã hội và cải thiện đời sống tinh thần của nhân dân trên địa bàn.

Và cũng thông qua hoạt động tại KKTCK đã từng bước mở rộng quan hệ, giao lưu, củng cố tình hữu nghị giữa Việt Nam với các nước láng giềng. Phát triển KKTCK sẽ góp phần tạo điều kiện để hai nước mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC KHU KINH TẾ CỬA KHẨU VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(84 trang)
w