a) Mục tiêu tổng quát
3.2.1. Tiếp tục nâng cao năng lực tổ chức bộ máy, vận hành cơ chế, nghiên cứu đề xuất đổi mới cơ chế, chính sách
xuất đổi mới cơ chế, chính sách
Trong thời gian tới, các Bộ, ngành và địa phương cần tiếp tục tăng cường đổi mới cơ chế phối hợp về quản lý Nhà nước giữa cơ quan Trung ương và địa phương đối với KKTCK.
Cấp quản lý các cơ quan Trung ương
+ Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Theo dõi, đôn đốc thực hiện và điều chỉnh quy hoạch kịp thời. Đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc lập quy hoạch phát triển của từng khu kinh tế cửa khẩu và việc đầu tư xây dựng khu kinh tế cửa khẩu; Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan dự kiến phương án hỗ trợ từ ngân sách nhà nước theo chương trình hỗ trợ mục
tiêu phát triển Khu kinh tế cửa khẩu; Tổ chức các hội nghị tổng kết và cung cấp các thông tin về khu kinh tế cửa khẩu.
+ Bộ Tài chính nghiên cứu và hướng dẫn các tỉnh có KKTCK thực hiện các chính sách về thuế, phí và lệ phí nhằm tạo những điều kiện thuận lợi nhấtcho doanh nghiệp, cho xuất khẩu tại Khu kinh tế cửa khẩu.
+ Bộ Thương mại chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu các chính sách thương mại dành cho Khu kinh tế cửa khẩu, quy chế chợtrong Khu kinh tế cửa khẩu được ưu đãi hơn so với chợ biên giới, quy chế Khubảo thuế tại Khu kinh tế cửa khẩu và hướng dẫn các tỉnh có Khu kinh tế cửa khẩuthực hiện. + Đối với các Bộ ngành: Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học, Công nghệvà Môi trường, Công an, Quốc phòng, Tổng cục Du lịch, Tổng cục Địa chính, Tổngcục Hải quan... thực hiện theo chức năng, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư để chỉ đạo ngành dọc ở các địa phương trong công tác theo dõi, hướng dẫn, giám sát việc thực hiện quy hoạch phát triển các khu kinh tế cửa khẩu.
Cấp quản lý địa phương:
+Ủy ban nhân dân tỉnh lập BanQuản lý KKTCK (là cơ quan phối hợp của các tổ chức có liên quan)làm đầu mối giúp Ủy ban nhân dân tỉnh có KKTCK được phép quan hệ với chính quyền cấp tỉnh của nước láng giềng để giải quyết các vấn đề có liên quan đến KKTCK trong khuôn khổ các Hiệp định Chính phủ hai nước đã ký.
+ Chính quyền địa phương, các Ban Quản lý khu kinh tế cửa khẩu, chủ doanh nghiệp đầu tư khu kinh tế cửa khẩu có trách nhiệm quảng bá và có kế hoạch xúc tiến đầu tư phát triển các khu kinh tế cửa khẩu;
Hàng năm, trên cơ sở đánh giá thực hiện quy hoạch, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch cho phù hợp với tình hình và điều kiện thực tế của từng vùng, miền có khu kinh tế cửa khẩu.
Nghiên cứu hoàn thiện về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển để góp phần tháo gở những khó khăn, vướng mắc của quá trình xây dựng phát triển khu kinh tế cửa khẩu
Cơ chế chính sách phát triển đối với các khu kinh tế cửa khẩu sẽ được Chính phủ ban hành và có sự thống nhất chung trong cả nước theo Nghị định quy định về khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất. Trong đó, có những cơ chế chính sách liên
quan đến khu kinh tế cửa khẩu là chính sách xuất, nhập khẩu và xuất, nhập cảnh, cơ chế quản lý của các khu kinh tế cửa khẩu.
Rà soát, điều chỉnh đồng bộ hệ thống văn bản pháp luật về chức năng quản lý nhà nước của Ban quản lý KKT trên các lĩnh vực để bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ trong hệ thống văn bản quản lý nhằm phát huy hiệu quả và có hiệu lực. Đồng thời ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể các lĩnh vực chưa quy định rõ như: thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính.
Nghiên cứu chính sách đối với việc phân loại, phân cấp quản lý đối với KKTCK để có hướng đầu tư, phát triển nhằm mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao; tạo sự chủ động và trách nhiệm hơn cho các địa phương trong việc huy động nguồn lực của địa phương .
Nghiên cứu, sửa đổi Nghị định số 29/2008/NĐ-CP để điều chỉnh, bổ sung một số nội dung còn vướng mắc, chưa hợp lý liên quan tới KKTCK theo hướng quy định bổ sung cơ chế phối hợp giữa Ban quản lý KKT với các bộ ngành Trung ương, các sở ngành địa phương trong công tác quản lý các hoạt động KKTCK; bổ sung, làm rõ các quy định về vị trí, vai trò, tổ chức bộ máy biên chế của Ban quản lý KKT nhằm tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở pháp ý, nguồn lực để các Ban quản lý KKT triển khai nhiệm vụ; nghiên cứu, điều chỉnh bổ sung các quy định khác của Nghị định để đảm bảo các quy định trong Nghị định thống nhất với các văn bản quy phạm pháp luật liên quan.
Có chính sách hỗ trợ cho công nhân làm việc tại KKTCK về nhà ở, việc làm… nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho công nhân, bảo đảm cuộc sống ổn định, phù hợp với mặt bằng thu nhập hiện nay.
Trong giao lưu kinh tế qua biên giới, Việt Nam chưa tận dụng tốt lợi thế của mình mình phần do chúng ta thiếu một khung pháp lý về cơ chế, chính sách cho các hoạt động cụ thể, phù hợp với đặc điểm, điều kiện tự nhiên cũng như khai thác một số lợi thế của những mô hình mới. Vì vậy, xây dựng và phát triển đồng bộ cơ chế, chính sách để phát triển các KKTCK là việc cần thiết, cấp bách. Các cơ chế chính sách cụ thể nên xây dựng theo hướng sau:
• Về chính sách kinh tế - thương mại:
Nên có chính sách đa dạng hóa các hình thức giao lưu kinh tế qua các KKTCK, tạo điều kiện thông thoáng và ưu đãi đối với những hoạt động kinh tế đáp ứng yêu cầu,
lợi ích của cả hai phía, thúc đẩy kinh tế hang hóa và hội nhâp kinh tế của mỗi nước, phù hợp với thông lệ quốc tế. Các chính sách cần phải có sự cụ thể về các hoạt động đa dạng đó bởi hoạt động giao lưu kinh tế qua cửa khẩu cần được hiểu một cách toàn diện hơn, đầy đủ hơn. Cần xây dựng, ban hành cụ thể những quy chế về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ, du lịch, quá cảnh ở KKTCK. Cần có chính sách cơ cấu mặt hàng phù hợp, cụ thể là phải có quy định danh mục những loại hang hóa được phép kinh doanh, không được phép kinh doanh hoặc hạn chế kinh doanh của KKTCK.
- Cần có chính sách khuyến khích xuất khẩu tiểu ngạch hợp pháp, vì thực chất thương mại tiểu ngạch là phương thức mua bán hang hóa rất linh hoạt, phong phú, thanh toán thuận lợi.
- Có chính sách ưu tiên ưu đãi hợp lý để khuyến khích các địa phương vùng biên giới tăng cường phát huy tính chủ động, sáng tạo, linh hoạt nhằm tận dụng các lợi thế so sánh của các vùng trong quan hệ kinh tế - thương mại.
• Về chính sách du lịch, dịch vụ:
Cần có các chính sách khuyên khích mở rộng, phát triển nhiều loại hình dịch vụ qua KKTCK như: dịch vụ tạm nhập, tái xuất, dịch vụ quá cảnh, dịch vụ chuyển khẩu hàng hóa, dịch vụ giao nhận vận chuyển hang hóa quá cảnh cho nước láng giềng, dịch vụ kho ngoại quan và cửa hàng miễn thuế. Các hình thức này phải đa dạng, huận tiện, phù hợp với xu thế hội nhập, mở cửa hiện nay trên thế giới, nhưng đòng thời phải có sự quản lý kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo an ninh biên giới, lợi ích quốc gia.
Gắn liền với chính sách hợp lý để thu hút khách du lịch qua các cửa khẩu là chính sách quản lý xuất nhập cảnh. Mục tiêu của chính sách xuất nhập cảnh là tạo điều kiện tốt nhất cho người dân hai bên biên giới thăm viếng lẫn nhau, giao lưu kinh tế và tạo điều kiện tốt nhất cho khách du lịch.
• Về chính sách thuế
Doanh nghiệp tại các Khu kinh tế cửa khẩu được hưởng các ưu đãi về thuế trong những trường hợp cụ thể theo các quy định hiện hành phù hợp với các luật, nghị địnhvề thuế và văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính.
• Về chính sách tài chính tền tệ
Hàng hóa thương mại biên giới được thanh toán bằng ngoại tệ tư do chuyển đổi bằng đồng Việt Nam và đồng của nước có chung biên giới. Khuyến khích các chủ thể kinh doanh thanh toán qua các ngân hang
• Về chính sách ưu đãiđầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
Căn cứ số thực thu ngân sách nhà nước hàng năm tại Khu kinh tế cửa khẩu, nhà nước đầu tư trở lại để xây dựng cơ sở hạ tầng Khu kinh tế cửa khẩu theo các mức sau: Đối với các Khu kinh tế cửa khẩu thực hiện thu ngân sách dưới 50 tỷ đồng/năm thì được đầu tư trở lại 100%.
Đối với các Khu kinh tế cửa khẩu có số thực hiện thu ngân sách từ 50 tỷ đồng/năm trở lên thì được đầu tư trở lại 50 tỷ đồng và 50% số thực thu còn lại.
Đối với các Khu kinh tế cửa khẩu đã thực hiện 5 năm (kể từ khi thực hiện thí điểm) và có số thực thu ngân sách trên 100 tỷ đồng/năm thì được đầu tư trở lại không quá 50% số thực thu.
Các Khu kinh tế cửa khẩu được vay vốn ưu đãi nhà nước (Quỹ Hỗ trợ phát triển) để phát triển cơ sở hạ tầng và được sử dụng nguồn vốn quy định tại điểm a khoản1 Điều 2 để trả gốc và lãi.