Giải pháp nâng cao sự thỏa mãn đối với thu nhập

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao sự thỏa mãn công việc của nhân viên tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh bắc sài gòn (Trang 84 - 86)

5. Kết cấu đề tài

3.3.6. Giải pháp nâng cao sự thỏa mãn đối với thu nhập

3.3.6.1. Nội dung giải pháp

Kết quả khảo sát chƣơng 2 cho thấy nhân viên cho rằng tiền lƣơng chƣa tƣơng xứng với kết quả làm việc của họ và không thƣờng đƣợc tăng lƣơng. Do đó, thực hiện các giải pháp giúp cải thiện kết quả đánh giá công việc, đảm bảo thu nhập

xứng đáng với đóng góp của nhân viên là điều hết sức quan trọng. Tác giả đề xuất một số giải pháp nhƣ sau:

Giải pháp 1: có chế độ trả lƣơng ngoài giờ, phụ cấp tăng ca cho nhân viên. Ban giám đốc cần tính toán để xây dựng chính sách lƣơng ngoài giờ phù hợp nhằm khuyến khích nhân viên, tạo động lực cho nhân viên nâng cao tinh thần “hết việc chứ không hết giờ”, từ đó năng cao chất lƣợng công việc. Tuy nhiên, chính sách lƣơng ngoài giờ cũng phải đảm bảo phù hợp tình hình tài chính và hiệu quả hoạt động của chi nhánh.

Giải pháp 2: Xây dựng hệ thống đánh giá KPI.

- Dựa trên bảng mô tả công việc của từng vị trí, Ban giám đốc dƣới sự tham mƣu lãnh đạo các phòng cần phối hợp để xây hệ thống đánh giá KPI cho từng chức danh, vị trí công việc nhằm đảm bảo việc đánh giá kết quả làm việc của nhân viên có căn cứ cụ thể, khách quan và rõ ràng.

- Việc xây dựng hệ thống đánh giá KPI cần xác định cách thức theo dõi, đo lƣờng cụ thể từng chỉ tiêu. Tránh trƣờng hợp các chỉ tiêu xác định chung chung, khó đo lƣờng và phụ thuộc chủ quan vào ngƣời đánh giá.

- Việc xây dựng các chỉ tiêu đánh giá phải bám sát vào bản mô tả công việc, dựa trên tình hình thực tế, điều kiện cụ thể của từng vị trí công việc, không theo ý kiến chủ quan của một cá nhân nào mà phải đƣợc sự thống nhất giữa các phòng ban và phê duyệt của Ban giám đốc. Đồng thời trong quá trình đánh giá, có thể căn cứ vào mức độ quan trọng của chỉ tiêu để điều chỉnh linh hoạt các tỷ trọng của từng chỉ tiêu trong KPI cho phù hợp tình hình thực tế.

- Việc giao chỉ tiêu cho từng nhân viên phải công bằng, khách quan, với một nhân viên có đã có nhiều kinh nghiệm và thâm niên công tác có thể đƣợc giao chỉ tiêu cao hơn một nhân viên mới.

3.3.6.2. Điều kiện thực hiện và tính khả thi của giải pháp

- Việc chấm công ngoài giờ đƣợc thực hiện dễ dàng căn chứ vào máy chấm công bằng vân tay đã đƣợc trang bị tại ngân hàng.

- Việc xây dựng hệ thống KPI cần có sự hỗ trợ, hợp tác và thống nhất giữa lãnh đạo các phòng và Ban giám đốc, có thể thực hiện đƣợc tuy nhiên cần có thời gian.

- Trả lƣơng ngoài giờ sẽ làm gia tăng chi phí cho ngân hàng tuy nhiên những chi phí này là phù hợp, tạo động lực cho nhân viên hoàn thành công việc, mang lại hiệu quả kinh doanh cho ngân hàng. Tuy nhiên, do tính chất công việc, hầu hết nhân viên ngân hàng không chỉ riêng BIDV đều phải xử lý công việc sau giờ hành chánh, nên để đảm bảo chi phí lƣơng trong mức cho phép, chi nhánh chỉ thực hiện tính lƣơng ngoài giờ kể từ 18h00 đối với các ngày làm việc bình thƣờng và từ 19h00 đối với các ngày cuối tháng, cuối quý. Phòng hành chính nhân sự và lãnh đạo các phòng ban có trách nhiệm giám sát việc làm ngoài giờ của nhân viên, tránh trƣờng hợp nhân viên đƣợc tính lƣơng ngoài giờ nhƣng làm việc không hiệu quả.

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao sự thỏa mãn công việc của nhân viên tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh bắc sài gòn (Trang 84 - 86)