Sự khác biệt với mô hình nghiên cứu gốc của Bovier và các cộng sự (2003) với nghiên cứu này, đó là sự khác biệt về số lượng các nhân tố ảnh hưởng. Mô hình nghiên cứu của Bovier và các cộng sự (2003) có 05 nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc, trong khi đó mô hình nghiên cứu của nghiên cứu này có 03 nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của bác sĩ. Mặt khác, số lượng các
biến quan sát của các nhân tố ảnh hưởng trong trung phân tích này cũng ít hơn mô hình nghiên cứu của Boviervà các cộng sự (2003). Điều này cũng dễ hiểu, bởi lẻ nghiên cứu của Boviervà các cộng sự (2003) thực hiện trong môi trường chăm sóc người bệnh của một đất nước phát triển, có mức thu nhập bình quân đầu người thuộc diện cao nhất thế giới, khác hẳn với điều kiện thực tế ở Việt Nam nói chung và tỉnh Bình Định nói riêng. Tuy nhiên, cũng có sự tương đồng của nhân tố gánh nặng công việc (GN), nhân tố này cũng được phản ánh trong các nghiên cứu có liên quan đã trình bày tại Mục 2.2 và Mục 2.3. Điều đó có thể khẳng định rằng môi trường làm việc rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến công việc của bác sĩ. Thông qua phân tích các nhân tố khám phá EFA, nghiên cứu này cũng đã xác định nhân tố mới ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của bác sĩ, quyền tự chủ trong công việc của bác sĩ. Đặc điểm các biến quan sát này cũng có nội dung hàm ý, hoặc cụ thể, chi tiết theo Luật Khám chữa bệnh, Luật Viên chức và nghiên cứu của Konrad và các cộng sự (1999) đã được trình bày tại Mục 2.2.2.
Ngoài ra, kết quả tính trung bình mức độ đánh giá của bác sĩ đối với nhân tố quyền tự chủ của bác sĩ cũng có sự tương quan mạnh nhất và tác động thuận chiều với mức độ hài lòng trong công việc của bác sĩ. Tuy nhiên, mức độ đánh giá đối với nhân tố này cũng chỉ đạt ngưỡng trung bình (3,663). Điều này cho thấy vấn đề đảm bảo các quyền của bác sĩ, nhất là quyền hoạt động nghề nghiệp cần được quan tâm hơn tại các trung tâm y tế các huyện, thị xã, thành phố. Bên cạnh đó, mức độ đánh giá của bác sĩ đối với nhân tố gánh nặng công việc (3,354) và nhân tố đãi ngộ của tổ chức (3,458) cũng đạt giá trị trung bình. Tuy nhiên, mức độ đánh giá đối với nhân tố gánh nặng công việc đạt giá trị thấp hơn nhân tố đãi ngộ, điều đó cho thấy rằng vấn đề gánh nặng công việc chưa được các trung tâm y tế quan tâm thỏa đáng.
Bên cạnh đó, cũng xác định được mức độ đánh giá của các biến quan sát tác động đến từng nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của bác sĩ. Trong nhân tố quyền tự chủ của bác sĩ, mức độ đánh giá cao nhất là chính sách tạo cơ hội thăng tiến, phát triển cá nhân; ngược lại, thấp nhất là tự chủ trong điều trị, chăm sóc bệnh nhân và tự chủ trong chuyển tiếp giữa các khoa, hoặc chuyển tuyến bệnh nhân.
Trong nhân tố gánh nặng công việc, mức độ đánh giá cao nhất là gánh nặng hành chính trong công việc và thấp nhất là thời gian dành cho gia đình, bạn bè, hoặc giải trí. Trong nhân tố đãi ngộ, mức độ đánh giá cao nhất là chính sách ưu đãi hàng tháng và thấp nhất là chế độ phúc lợi. Chi tiết được trình bày tại Bảng 4.17.
Bảng 4.17. Điểm trung bình của mức độ đồng ý của từng nhân tố
Nhân tố trung Mức bình Mức độ đánh giá (1-cao nhất) Mức độ tác động (1 - mạnh nhất) Quyền tự chủ của bác sĩ 3,663 1 1
- Quan hệ với bệnh nhân, gia đình bệnh nhân 3,646 2
- Tự chủ trong điều trị, chăm sóc bệnh nhân 3,615 4
- Tự chủ trong chuyển tiếp giữa các khoa,
hoặc chuyển tuyến bệnh nhân 3,615 4
- Khả năng tự cung cấp chất lượng điều trị
bệnh nhân 3,631 3
- Chính sách tạo cơ hội thăng tiến, phát triển
cá nhân 3,808 1
Gánh nặng công việc 3,354 3 2
- Lượng công việc đảm nhận theo chuyên
môn đào tạo 3,338 2
- Thời gian dành cho gia đình, bạn bè, hoặc
giải trí 3,262 4
- Gánh nặng hành chính trong công việc 3,485 1
- Những việc làm gây nên sự căng thẳng cá
nhân 3,331 3
Đãi ngộ của tổ chức 3,458 2 3
- Chính sách ưu đãi hàng tháng ngoài lương 3,485 1
- Chế độ phúc lợi 3,431 2
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Chương 5 sẽ tổng kết nghiên cứu và đề ra một số khuyến nghị nhằm nâng cao mức độ hài lòng trong công việc của bác sĩ đang làm việc tại trung tâm y tế 05 huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Bình Định, nội dung bao gồm: (1) Kết luận, (2) Một số khuyến nghị, (3) Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo.