Chew (2004) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến dự định nghỉ việc của nhân viên gồm 8 nhân tố: (1) Sự phù hợp giữa cá nhân và tổ chức, (2) Lương, thưởng và công nhận, (3) Huấn luyện và phát triển nghề nghiệp, (4) Cơ hội thách thức, (5) Hành vi lãnh đạo, (6) Quan hệ nơi làm việc, (7) Văn hóa và cấu trúc công ty, (8) Môi trường làm việc và truyền thông.
Renzi và các cộng sự (2005) khi nghiên cứu sự khác biệt sự căng thẳng và sự hài lòng của nhân viên y tế của bệnh viện da liễu và bệnh viện đa khoa tại Rome, Italy theo đặc điểm cá nhân, gồm: giới tính, độ tuổi, thâm niên và đặc trưng công việc.
2.3.Mô hình nghiên cứu
Qua quá trình lược khảo các tài liệu các nghiên cứu gần đây trên thế giới được trình bày tại Mục 2.2, nghiên cứu của Bovier và các cộng sự (2003) về sự hài lòng trong công việc giữa các bác sĩ Thụy Sĩ có ý nghĩa tham khảo phù hợp với đề tài nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong việc của các bác sĩ đang làm việc tại trung tâm y tế các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Bình Định, phù hợp với đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài.Bên cạnh đó cũng có thể nhận ra rằng nghiên cứu của Boviervà các cộng sự (2003) đã có một hoặc một số yếu tố đã được quan tâmtoàn bộ hoặc một phần trong các nghiên cứu của các tác giả đã được trình bày sơ lược tại Mục 2.2 và chi tiết được trình bày tại Bảng 2.1.
Bảng 2.1. Nhân tố liên quan đến nghiên cứu của Bovier(2003)
Nghiên cứu của Bovier(2003)
Các yếu tố có sự lặp lại trong các nghiên cứu về sự hài lòng trong công việc của các nhà nghiên cứu được nêu Spector (1985) Burard (1999) Konrad (1999) Krueger (2002) Nohria (2008) Wada (2009) Lee (2014) Chăm sóc bệnh nhân X X X X
Gánh nặng công việc X X X X X Danh lợi X X X X X Phần thưởng cá nhân X X X X Quan hệ trong công việc X X X X X X Nguồn: Tác giả tổng hợp
Mặt khác, trong điều kiện tỉnh Bình Định đang chủ trương đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao chất lượng hoạt động công vụ, công chức, chất lượng dịch vụ công nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các tổ chức công. Vấn đề đạo đức công vụ, công chức, văn hóa tổ chức cũng là vấn đề đang được sự quan tâm không chỉ của các cấp lãnh đạo, mà có cả sự quan tâm của các tổ chức, cá nhân có liên quan và toàn xã hội. Thời gian qua, báo chí, truyền hình có nhiều thông tin phản ánh về sự cố nghề nghiệp của các bác sĩ trong các bệnh viện khu vực công, nhất là những nhầm lẫn y khoa trong năm 2016 như: Bệnh viện Việt Đức bác sĩ mổ nhầm chân cho bệnh nhân, Bệnh viện 115 Nghệ An bác sĩ mổ nhầm tay trái để rút đinh ở tay phải, Bệnh viện Đa khoa huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa bác sĩ cắt nhầm niệu quản hay là sự việc bệnh nhân bị cắt chân tại Bệnh viện Đa khoa huyện Cư Kuin, tỉnh Đak Lak. Tại Bình Định thời gian qua cũng có một số sai sót y tế gây ra dư luận không tốt, như năm 2011, tại Trung tâm Y tế huyện Phù Mỹ là sự cố cháu bé 10 tuổi chết đột tử, cụ bà 70 tuổi chết do thái độ thiếu trách nhiệm của kíp cấp cứu, đến năm 2012 trung tâm này lại để xảy ra sự cố trẻ sơ sinh bị tử vong; trong năm 2012, tại Trung tâm y tế huyện Hoài Ân sảy ra sự cố bác sĩ để quên gạc trong bụng sản phụ.
Những sự việc nêu trên và biết bao sự cố hy hữu khác cho dù không bị phát hiện hoặc cố tình che dấu cũng là hồi chuông cảnh báo về trách nhiệm của bác sĩ, trách nhiệm của người đứng đầu các bệnh viện công,trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước đối với các bệnh viện. Vì vậy, Bộ Y tế (2016) đã yêu cầu các bệnh viện
cần nghiêm túc thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn phẫu thuật; khẩn trương rà soát và triển khai thực hiện các tiêu chí quy định về an toàn phẫu thuật. Nội hàm văn bản chỉ đạo của Bộ Y tế đã thể hiện được thiện chí của ngành trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc bệnh nhân, đề cao trách nhiệm và mối quan hệ với bệnh nhân; từ đó chấn chỉnh hoạt động của các bệnh viện từ cải cách thủ tục hành chính cho đến ý thức trách nhiệm cá nhân, mối quan hệ, phối hợp của các ê-kíp chuyên môn, các bộ phận chức năng nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ khám, điều trị và chăm sóc sức khỏe của Nhân dân.
Bên cạnh đó, việc thực hiện chính sách động viên phù hợp như chế độ tiền lương, phúc lợi, khen thưởng, bổ nhiệm, đào tạo phát triển chuyên môn, có ý nghĩa quan trọng trong việc thu hút, tạo động lực để bác sĩ yên tâm công tác, góp phần xây dựng nguồn lực để phục vụ sự nghiệp chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân. Với mục đích cao cả và đầy ý nghĩa này, nên hiện nay các tỉnh, thành phố trong cả nước đã và đang tiếp tục ban hành chính sách thu hút bác sĩ về công tác như Thành phố Đà Nẵng, tỉnh Phú Yên, tỉnh Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Nam. Trước sức ép nguồn nhân lực bác sĩ của ngành y tế, tỉnh Bình Định cũng đang thực hiện chính sách thu hút và ưu đãi dành cho bác sĩ đang công tác và sẽ thu hút về tỉnh công tác.
Mục tiêu trong chính sách thu hút là tuyển dụng mới các bác sĩ tốt nghiệp ra trường và tiếp nhận bác sĩ ở ngoài tỉnh chuyển về công tác, nhằm bổ sung thêm nguồn nhân lực cho ngành y tế. Giải pháp đặt ra, tỉnh Bình Định quan tâm đến việc tạo điều kiện, hỗ trợ ban đầu để các bác sĩ ổn định cuộc sống nên hướng đến hỗ trợ một lần, mức hỗ trợ căn cứ vào trình độ chuyên môn; tiếp nhận và bố trí công tác phù hợp với chuyên môn đào tạo và nhu cầu nguồn nhân lực của các bệnh viện, trung tâm y tế. Ngoài ra, nếu bác sĩ xin về công tác tại bệnh viện, trung tâm y tế các huyện, thị xã sẽ được cấp đất ở phù hợp. Ngược lại, mục tiêu của chính sách ưu đãi nhằm khuyến khích, động viên bác sĩ, nhất là bác sĩ giỏi, có năng lực, kinh nghiệm, yên tâm công tác lâu dài, nênngoài chế độ tiền lương theo quy định, thì tỉnh Bình Định chú trọng đến hỗ trợnâng cao thu nhập hàng tháng theo trình độ chuyên môn, thâm niên công tác, hỗ trợ đào tạo, phát triển chuyên môn, thực hiện chính sách khen thưởng, nâng
bậc lương trước thời hạn, cải thiện điều kiện, môi trường làm việc của các bệnh viện, trung tâm y tế.
Từ những đánh giá và thực trạng nêu trên, việc sử dụng nghiên cứu của Boviervà các cộng sự (2003) về sự hài lòng trong công việc giữa các bác sĩ Thụy Sĩ kết hợp với nghiên cứu của Lee và các cộng sự(2014) về sự gắn bó của bác sĩ vào cuộc cách mạng chăm sóc sức khỏe để áp dụng vào nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của bác sĩ đang làm việc tại trung tâm y tế các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Bình Định là phù hợp. Tuy nhiên, trong điều kiện thực tế ở Việt Nam nói chung, điều kiện của tỉnh Bình Định nói riêng, mô hình nghiên cứu không thể phản ánh toàn bộ mà có sự điều chỉnh, bổ sung một số biến quan sát cho phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Từ đó, nghiên cứu này đã quyết định thực hiện mô hình nghiên cứu gồm 06 nhân tố: (1) Chăm sóc người bệnh, (2) Gánh nặng công việc, (3) Danh lợi, (4) Phần thưởng cá nhân, (5) Quan hệ trong công việc, (6) Đãi ngộ của tổ chức; kết hợp với 04 đặc điểm cá nhân, gồm: (1) Vùng miền, (2) Vị trí việc làm, (3) Trình độ đào tạo, (4) Việc làm ngoài giờ. Hình 2.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất.
Hình 2.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất
Nguồn: Tác giả tổng hợp