Kết quả nghiên cứu sơ bộ

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của bác sĩ đang làm việc tại trung tâm y tế các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh bình định (Trang 41)

Nhằm đảm bảo tính khả thi cho nghiên cứu chính thức, theo quy trình được trình bày tại Mục 3.1, nghiên cứu sơ bộ đã tiến hành bằng phương pháp gửi phiếu khảo sát về mức độ hài lòng trong công việc của bác sĩ đến một số nhà quản lý và bác sĩ đã chuyển công tác nhằm tham khảo ý kiến tham gia, góp ý đối với mô hình nghiên cứu và các biến quan sát đã xây dựng.

Đã thực hiện gửi trực tiếp 04 phiếu khảo sát đến các nhà quản lý, bác sĩ chuyển công tác, gồm 01 Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện phụ trách lĩnh vực y tế; 01 Giám đốc Bệnh viện tuyến tỉnh; 01 Phó Giám đốc Bệnh viện tuyến Trung ương và 01 bác sĩ chuyên khoa cấp II Bệnh viện tuyến Trung ương, nguyên là bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã chuyển công tác.

Sau 2 tuần gửi phiếu qua bưu điện, kết quả đã nhận được phản hồi của 01 nhà quản lý nhà nước về lĩnh vực y tế và 01 nhà quản lý bệnh viện, đạt tỷ lệ 50%. Kết quả 06 nhân tố theo mô hình nghiên cứu đề xuất và 04 yếu tố theo đặc điểm cá nhân để

xác định khác biệt sự hài lòng trong công việc của bác sĩ trình bày tại Mục 2.3 đều nhận được đồng thuận cao, không có ý kiến góp ý bổ sung hoặc phản bác. Các thang đo được xác định (gồm 22 biến quan sát của 06 nhân tố độc lập và 04 biến quan sát của nhân tố phụ thuộc) cũng nhận được sự đồng ý.

Bênh cạnh đó, trong 02 ý kiến phản hồi có 01 ý kiến không đồng tình với 03 biến quan sát của thang đo nhân tố chăm sóc người bệnh, gồm: (1) Quyền tự chủ trong điều trị, chăm sóc bệnh nhân; (2) Quyền tự chủ trong chuyển tiếp giữa các khoa, hoặc chuyển tuyến; (3) Khả năng tự cung cấp chất lượng điều trị của bệnh nhân. Tuy nhiên, đây là các yếu tố thể hiện quyền hạn, trách nhiệm của bác sĩ trong chăm sóc, chẩn đoán và điều trị gắn bó trực tiếp với hoạt động nghề nghiệp của bác sĩ nên cần khảo sát, đánh giá khách quan.

Dựa vào kết quả nghiên cứu sơ bộ kết hợp với mô hình nghiên cứu đề xuất đã xây dựng được phiếu khảo sát chính thức dùng cho nghiên cứu định lượng. Nội dung phiếukhảo sát chính thức được trình bày chi tiết tại Phụ lục 3.2.

3.3. Nghiên cứu chính thức 3.3.1. Kích cỡ mẫu nghiên cứu 3.3.1. Kích cỡ mẫu nghiên cứu

Nghiên cứu này phân tích dựa trên phương pháp thống kê mô tả, cho nên của theo Hair và các cộng sự (1998)kích cỡ mẫu được xác định trên cơ sở tiêu chuẩn 5:1, tức là để đảm bảo phân tích dữ liệu thì cần ít nhất 05 quan sát cho 01 biến đo lường và số quan sát không dưới 100. Nghiên cứu này với 26 biến quan sát nên cần đảm bảo kích thước mẫu tối thiểu 130; căn cứ vào kích cỡ mẫu và thực trạng đội ngũ bác sĩ thuộc phạm vi nghiên cứu (Bảng 3.1), việc chọn mẫu thực hiện theo phương phápxác suất. Xác định kích cỡ mẫu cần khảo sát phân bổ cho từng đơn vịtheo tỷ lệ 60% trên tổng số bác sĩ của mỗi trung tâm(Bảng 3.2).

Bảng 3.1. Số lượng và trình độ bác sĩ tại 05 trung tâm y tế TT Trung tâm y tế huyện,

thị xã, thành phố Trình độ bác sĩ Tổng cộng Chuyên khoa II Chuyên khoa I Thạc sĩ Bác sĩ 1 Thành phố Quy Nhơn 69 4 38 5 22 2 Thị xã An Nhơn 48 1 19 28

3 Huyện Hoài Nhơn 33 2 17 14

4 Huyện Hoài Ân 35 1 6 28

5 Huyện Vân Canh 30 1 4 1 24

Tổng cộng 215 9 84 6 106

Toàn tỉnh 396 17 134 9 236

Tỷ lệ/toàn tỉnh (%) 54 53 63 67 45

Nguồn: Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định (2015)

Bảng 3.2. Kích cỡ mẫu nghiên cứu theo từng đơn vị

TT Trung tâm y tế huyện, thị xã, thành phố

Bác sĩ hiện có Số lượng phiếu khảo sát Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 1 Thành phố Quy Nhơn 69 33 42 60 2 Thị xã An Nhơn 48 22 29 60

3 Huyện Hoài Nhơn 33 15 20 60

4 Huyện Hoài Ân 35 16 21 60

5 Huyện Vân Canh 30 14 18 60

Tổng cộng 215 100 130 60

Dựa vào phương pháp chọn mẫu xác suất phân tầng và chia theo nhóm, cách thức lấy mẫu thuận tiện, đảm bảo tỷ lệ kích cỡ mẫu phù hợp với số lượng bác sĩđang làm việc tại trung tâm y tế các huyện, thị xã, thành phố. Quá trình khảo sát được thực hiện bằng cách phát bảng hỏi trực tiếp đến các bác sĩ, đồng thời thông qua đồng nghiệp làm việc tại các huyện, thị xã, thành phố để nhờ khảo sát giúp.

3.3.2. Thang đo nghiên cứu

Thang đo dùng để đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của bác sĩ của nghiên cứu này được dựa trên thang đoLikert (1932) để lượng hóa các biến quan sát của 06 nhân tố độc lập và 04 biến quan sát của nhân tố phụ thuộc, theo mức độ hài lòng từ thấp đến cao với 5 bậc: (1) Rất không hài lòng; (2) Không hài lòng; (3) Trung bình; (4) Hài lòng; (5) Rất hài lòng.

3.3.3. Diễn đạt và mã hóa thang đo

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của bác sĩ được sử dụng trong nghiên cứu chính thức gồm 06 nhân tố sau đây:

(1) Chăm sóc người bệnh, ký hiệu CS. (2) Gánh nặng công việc, ký hiệu GN. (3) Danh lợi, ký hiệu DL.

(4) Phần thưởng cá nhân, ký hiệu PT. (5) Quan hệ trong công việc, ký hiệu QH. (6) Đãi ngộ của tổ chức, ký hiệu DN.

Nhân tố của biến phụ thuộc về sự hài lòng trong công việc của bác sĩ, ký hiệu HL.

a) Thang đo về chăm sóc người bệnh:

Boviervà các cộng sự (2003) nhân tố chăm sóc người bệnh được đo lường bằng 04 biến quan sát: (1) Quan hệ với các bệnh nhân, (2) Tự chủ trong việc điều trị bệnh nhân của bác sĩ, (3) Quyền tự chủ chuyển tiếp bệnh nhân đến một chuyên gia,

(4) Chất lượng chăm sóc bác sĩ có thể cung cấp. Nghiên cứu đã kế thừa các biến quan sát này (Bảng 3.3).

Bảng 3.3. Chăm sóc người bệnh

Chăm sóc người bệnh (CS): Biến độc lập Ký hiệu Nguồn

Quan hệ với bệnh nhân và gia đình bệnh nhân CS01 Bovier và các cộng sự, 2003 Quyền tự chủ trong điều trị, chăm sóc bệnh nhân CS02 Bovier và các cộng sự, 2003 Quyền tự chủ trong chuyển tiếp giữa các khoa, hoặc

chuyển tuyến cho bệnh nhân CS03

Bovier và các cộng sự, 2003 Khả năng tự cung cấp chất lượng điều trị bệnh nhân CS04 Bovier và các cộng sự, 2003 b) Thang đo về gánh nặng công việc:

Bovier và các cộng sự (2003)nhân tố gánh nặng công việc được đo lường bằng 04 biến quan sát: (1) Khối lượng công việc, (2) Thời gian dành cho gia đình, bạn bè, hoặc giải trí, (3) Căng thẳng công việc liên quan, (4) Gánh nặng hành chính.Nghiên cứu đã kế thừa các biến quan sát này (Bảng 3.4).

Bảng 3.4. Gánh nặng công việc

Gánh nặng công việc (GN): Biến độc lập Ký hiệu Nguồn

Lượng công việc đảm nhận theo chuyên môn đào tạo GN01 Bovier và các cộng sự, 2003 Thời gian dành cho gia đình, bạn bè, hoặc giải trí GN02 Bovier và các cộng sự, 2003

Gánh nặng hành chính trong công việc GN03 Bovier và các

cộng sự, 2003 Những việc làm gây nên sự căng thẳng cá nhân GN04 Bovier và các cộng sự, 2003

c) Thang đo về danh lợi:

Bovier và các cộng sự (2003)nhân tố danh lợi được đo lường bằng 03 biến quan sát: (1) Thu nhập hiện hành, (2) Cách thức trả lương, (3) Địa vị xã hội và tôn trọng. Nghiên cứu đã kế thừa các biến quan sát này (Bảng 3.5).

Bảng 3.5. Danh lợi

Danh lợi (DL): Biến độc lập Ký hiệu Nguồn

Thu nhập hiện tại so với sự cống hiến cá nhân DL01 Bovier và các cộng sự, 2003 Cách thức trả lương theo vị trí công việc đảm nhận DL02 Bovier và các cộng sự, 2003

Địa vị xã hội và sự tôn trọng DL03 Bovier và các

cộng sự, 2003 d) Thang đo phần thưởng cá nhân:

Bovier và các cộng sự (2003)nhân tố phần thưởng cá nhân được đo lường bằng 03 biến quan sát: (1) Sự khích lệ tinh thần, (2) Cơ hội để tiếp tục giáo dục y tế, (3) Thụ hưởng của công việc. Nghiên cứu đã kế thừa các biến quan sát này (Bảng 3.6).

Bảng 3.6. Phần thưởng cá nhân

Phần thưởng cá nhân (PT): Biến độc lập Ký hiệu Nguồn

Sự khích lệ tinh thần cá nhân PT01 Bovier và các

cộng sự, 2003 Cơ hội để tiếp tục được đào tạo chuyên môn y tế PT02 Bovier và các cộng sự, 2003 Thành quả được hưởng từ kết quả công việc PT03 Bovier và các cộng sự, 2003 đ) Thang đo về quan hệ trong công việc:

Bovier và các cộng sự (2003)nhân tố quan hệ trong công việc được đo lường bằng 04 biến quan sát: (1) Quan hệ với đồng nghiệp, (2) Quan hệ với các nhân viên phi y tế, (3) Toàn tổ chức, (4) Tình hình công việc hiện tại của bác sĩ nói chung. Nghiên cứu đã kế thừa các biến quan sát này (Bảng 3.7).

Bảng 3.7. Quan hệ trong công việc

Quan hệ trong công việc (QH): Biến độc lập Ký hiệu Nguồn

Quan hệ với đồng nghiệp QH01 Bovier và các

cộng sự, 2003 Quan hệ với nhân viên phi y tế (hành chính) QH02 Bovier và các cộng sự, 2003

Quan hệ trong toàn thể cơ quan QH03 Bovier và các

cộng sự, 2003

Quan hệ với công việc hiện tại QH04 Bovier và các

cộng sự, 2003 e) Thang đo về sự đãi ngộ của tổ chức:

Krueger và các cộng sự (2002) đánh giá sự hài long thông qua tiền lương và phúc lợi, đào tạo và phát triển chuyên môn. Lee và các cộng sự(2014) đánh giá sự thỏa mãn các lợi ích cá nhân: Các bác sĩ quan tâm đầu tiên và trước hết về sức khỏe của bệnh nhân, nhưng điều đó không có nghĩa là họ không quan tâm to lớn tới các khuyến khích tài chính. Trong khi đó chính sách ưu đãi bác sĩ đang công tác tại các bệnh viện, trung tâm y tế bao gồm các nội dung là: (1) Hỗ trợ một lần, (2) Ưu đãi hàng tháng, (3) Đào tạo, bồi dưỡng sau khi được tuyển dụng, (4)Tuyển dụng, quy hoạch, bổ nhiệm. Trên cơ sở các nghiên cứu trình bày tại Mục 2.2, trong đó có nghiên cứu của Krueger và các cộng sự (2002), Leevà các cộng sự(2014) và thực tiễn chính sách ưu đãi của tỉnh Bình Định, nên đã kế thừa có điều chỉnh và đề xuất thêm 01 biến quan sát ảnh hưởng đến nhân tố này để đưa vào mô hình nghiên cứu (Bảng 3.8).

Bảng 3.8. Đãi ngộ của tổ chức

Đãi ngộ của tổ chức (DN): Biến độc lập Ký hiệu Nguồn

Chính sách ưu đãi hàng tháng ngoài lương DN01 Tác giả đề xuất

Chế độ phúc lợi DN02 Krueger và các

cộng sự, 2002 Chế độ hỗ trợ trong quá trình đào tạo phát triển

chuyên môn DN03

Krueger và các cộng sự, 2002 Chính sách tạo cơ hội thăng tiến, phát triển cá nhân DN04 Krueger và các

cộng sự, 2002 g) Thang đo về sự hài lòng trong công việc:

Leevà các cộng sự (2014) đã làm rõ yếu tố động viên sẽ tạo sự thỏa mãn nhu cầu của các bác sĩ, tạo sự gắn bó lâu dài với tổ chức. Trong khi đó, nghiên cứu của Konrad và các cộng sự (1999) đã chỉ ra rằng nơi sinh sống và làm việc của bác sĩ là nguồn gốc của sự hài lòng; và một khía cạnh khác là công việc thú vị, có giá trị và được sự đánh giá cao của bệnh nhân cũng tạo nên sự hài lòng. Nghiên cứu của Krueger và các cộng sự (2002) đã xác định môi trường làm việc tạo ra sự hài lòng. Nhằm đánh giá mức độ thỏa mãn chung về sự hài lòng trong công việc của bác sĩ làm việc tại trung tâm y tế các huyện, thị xã, thành phố, trên cơ sở kết quả các nghiên cứu nêu trên, nghiên cứu này đã xây dựng thang đo về sự hài lòng trong công việc, gồm: (1) Yêu thích với công việc hiện tại, (2) Niềm tự hào khi làm việc trong tổ chức, (3) Hài lòng với môi trường làm việc của tổ chức, (4) Sự gắn bó lâu dài với tổ chức, để đưa vào mô hình nghiên cứu(Bảng 3.9).

Sự hài lòng trong công việc (HL): Biến phụ thuộc

Ký hiệu Nguồn

Yêu thích với công việc hiện tại HL01 Lee và các cộng

sự, 2014 Niềm tự hào khi làm việc trong tổ chức HL02 Lee và các cộng

sự, 2014 Hài lòng với môi trường làm việc của tổ

chức HL03

Lee và các cộng sự, 2014

Sự gắn bó lâu dài với tổ chức HL04 Lee và các cộng

sự, 2014

Chương 3 đã trình bày được tổng quan quy trình nghiên cứu; thiết kế các nghiên cứu sơ bộ và kết quả nghiên cứu sơ bộ; thiết kế nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu sơ bộ bằng cách tham khảo ý kiến góp ý của một số nhà quản lý y tế và bác sĩ đã chuyển công tác nhằm nhận diện các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của bác sĩ, từ đó điều chỉnh về nội dung, ngữ nghĩa và phát triển thang đo chính thức cho các nhân tố này. Ngoài ra, nghiên cứu chính thức được thiết kế nhằm phục vụ cho phân tích dữ liệu được trình bày trong chương 4.

Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Chương 4 sẽ trình bày kết quả nghiên cứu, nội dung gồm: (1) Thông kê mẫu nghiên cứu; (2) Phân tích hệ số cronbach’s alpha để đánh giá thang đo; (3) Phân tích nhân tố khám phá EFA để nhận diện các nhân tố ảnh hưởng; (4) Phân tích hồi quy tuyến tính bộiđể xác định mức độảnh hưởng của các nhân tố; (5) Xác định khác biệt sự hài lòng trong công việc theo đặc điểm cá nhân bằng phương pháp T-test và ANOVA; (6) Thảo luận kết quả.

4.1. Thống kê mẫu nghiên cứu

Như đã trình bày tạiMục 3.3.1, kích thước mẫu tối thiểu cho nghiên cứu này là 130. Đối tượng khảo sát là bác sĩ đang làm việc tại trung tâm y tế các huyện Hoài Nhơn, Hoài Ân, Vân Canh, thị xã An Nhơn và thành phố Quy Nhơn. Trong quá trình khảo sát sẽ có tỷ lệ không hồi đáp hoặcchất lượng phản hồi thấp, nên dự kiến tỷ lệ rủi ro 10%, sử dụng 143 phiếu hỏi bằng giấy để gửi trực tiếp đến các bác sĩ.

Kết quả sau khi loại các bảng câu hỏi chất lượng phản hồi thấp, còn lại 130 phiếu, đạt tỷ lệ 91%, bảođảm số lượng mẫu theo yêu cầu. Chiết tiết được trình bày tại Bảng 4.1 vàBảng 4.2.

Bảng 4.1. Kết quả ý kiến phản hồi các mẫu nghiên cứu

TT Trung tâm y tế huyện, thị xã, thành phố Lượng mẫu cần khảo sát Lượng mẫu phát ra

Lượng mẫu thu về/phát ra Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 1 Thành phố Quy Nhơn 42 46 110 44 96 2 Thị xã An Nhơn 29 32 110 27 84

3 Huyện Hoài Nhơn 20 22 110 20 91

4 Huyện Hoài Ân 21 23 110 21 91

5 Huyện Vân Canh 18 20 110 18 90

Tổng cộng 130 143 100 130 91

Bảng 4.2. Đặc điểm cơ bản của mẫu khảo sát

Các đặc điểm mẫu khảo sát Mã hóa

Mẫu n = 130 Tần số Tần suất (%) Tần suất tích lũy (%) 1. Vùng miền VUNGMIEN Thành phố Quy Nhơn 1 44 33,8 33,8

Huyện Hoài Nhơn 2 20 15,4 49,2

Huyện Hoài Ân 3 21 16,2 65,4

Huyện Vân Canh 4 18 13,8 79,2

Thị xã An Nhơn 5 27 20,8 100,0

2. Vị trí theo chức vụ VITRICV

Lãnh đạo trung tâm 1 5 3,8 3,8

Lãnh đạo khoa 2 40 30,8 34,6

Bác sĩ chuyên môn 3 85 65,4 100,0

3. Vị trí theo hạng chức danh VITRICD

Bác sĩ chính 1 25 19,2 19,2

Bác sĩ 2 105 80,8 100,0

4. Trình độ chuyên môn TRINHDO

Tiến sĩ y khoa 1 0 0 0

Bác sĩ chuyên khoa II 2 3 2,3 2,3

Thạc sĩ y khoa 3 5 3,8 6,2

Bác sĩ chuyên khoa I 4 84 64,6 70,8

Bác sĩ đa khoa 5 38 29,2 100,0

5. Việc làm ngoài giờ NGOAIGIO

Có 1 110 84,6 84,6

Không có 2 20 15,4 100,0

4.2. Phân tích hệ số cronbach’s alpha

Cronbach’s alpha là phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ (khả năng giải thích một khái niệm nghiên cứu) của tập hợp các biến quan sát, nhằm đánh giá mức độ phù hợp của thang đo. Theo Hair và các cộng sự (2006) quy tắc đánh giá hệ số cronbach’s alpha và định đây là nghiên cứu mới tại tỉnh Bình Định, nên phân tích kết quả hệ số cronbach’s alpha tổng có giá trị lớn hơn 0,6 đều được lựa chọn để đưa vào phân tích các nhân tố khám phá EFA. Tuy nhiên cũng theo Hair và các cộng sự (2006) hệ số cronbach’s alpha không cho biết biến nào nên loại bỏ và biến nào nên giữ lại. Cho nên bên cạnh hệ số cronbach’s alpha, còn sử dụng hệ số tương quan biến tổng (iterm-total correlation) và những biến nào có tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại bỏ ra khỏi nhân tố đánh giá.

Kết quả phân tíchhệ số cronbach’s alpha cho 06 nhân tố của biến độc lập, gồm:

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của bác sĩ đang làm việc tại trung tâm y tế các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh bình định (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)