Cronbach’s alpha là phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ (khả năng giải thích một khái niệm nghiên cứu) của tập hợp các biến quan sát, nhằm đánh giá mức độ phù hợp của thang đo. Theo Hair và các cộng sự (2006) quy tắc đánh giá hệ số cronbach’s alpha và định đây là nghiên cứu mới tại tỉnh Bình Định, nên phân tích kết quả hệ số cronbach’s alpha tổng có giá trị lớn hơn 0,6 đều được lựa chọn để đưa vào phân tích các nhân tố khám phá EFA. Tuy nhiên cũng theo Hair và các cộng sự (2006) hệ số cronbach’s alpha không cho biết biến nào nên loại bỏ và biến nào nên giữ lại. Cho nên bên cạnh hệ số cronbach’s alpha, còn sử dụng hệ số tương quan biến tổng (iterm-total correlation) và những biến nào có tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại bỏ ra khỏi nhân tố đánh giá.
Kết quả phân tíchhệ số cronbach’s alpha cho 06 nhân tố của biến độc lập, gồm: (1) Chăm sóc người bệnh, (2) Gánh nặng công việc, (3) Danh lợi, (4) Phần thưởng, (5) Quan hệ trong công việc, (6) Đãi ngộ của tổ chức và 01 nhân tố của biến phụ thuộc đánh giá chung về sự hài lòng trong công việc được trình bày tại Bảng 4.3 và chi tiết được trình bày tại Phụ lục 4.1 và Phụ lục 4.2.
Bảng 4.3. Kết quả phân tích cronbach’s alpha của các nhân tố Nhân tố ảnh hưởng Ký hiệu Hệ số cronbach’s alpha Số lượng biến quan sát Chăm sóc người bệnh CS 0,895 4 Gánh nặng công việc GN 0,773 4 Danh lợi DL 0,769 3 Phần thưởng cá nhân PT 0,820 3
Quan hệ trong công việc QH 0,847 4
Đãi ngộ của tổ chức DN 0,733 4
Đánh giá chung về sự hài lòng
trong công việc HL 0,707 4
Kết quả phân tích hệ số cronbach’s alpha đã xác định được05 nhân tố của biến độc lập gồm chăm sóc người bệnh (có bốn biến quan sát gồm CS01, CS02, CS03, CS04), gánh nặng công việc (có bốn biến quan sát gồm GN01, GN02, GN03, GN04), danh lợi (có ba biến quan sát gồm DL01, DL02, DL03), phần thưởng (có ba biến quan sát gồm PT01, PT02, PT03), đãi ngộ của tổ chức (có bốn biến quan sát gồm DN01, DN02, DN03, DN04) có giá trị của hệ số cronbach’s alpha đều đạt yêu cầu (>0,6), nhỏ nhất bằng0,733 và lớn nhất bằng 0,895. Các hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát này đều đạt tiêu chuẩn cho phép (>0,3), trong đó giá trị nhỏ nhất bằng 0,423 (biến quan sát DN01) và lớn nhất bằng 0,796 (biến quan sát CS04). Đây là nghiên cứu mới trên địa bàn nên hệ số cronbach’s alpha của các biến quan sát thuộc các nhân tố này cũng được xem là chấp nhận được. Vì vậy, 05 nhân tố này đạt yêu cầu trong phân tích cronbach’s alpha với tiêu chuẩn giá trị lớn hơn 0,6 nên được đưa vào phân tích các nhân tố khám phá EFA.
Nhân tố quan hệ trong công việc gồm bốn biến quan sát (QH01, QH02, QH03, QH04) có giá trị hệ số cronbach’s alpha bằng 0,847, đạt yêu cầu (>0,6).Trong đó, hệ số cronbach’s alpha của biến quan sát QH04 đạt giá trị bằng 0,880, lớn hơn hệ số cronbach’s alpha của biến tổng (>0,847), theo nguyên tắc là biến này bị loại khỏi nhân tố đánh giá. Tuy nhiên, biến quan sát này có hệ số tương quan biến tổng (iterm- total correlation) đạt giá trị 0,540 (>0,3) nên cần đưa vào phân tích các nhân tố khám phá EFA để xem xét trước khi quyết định loại khỏi nhân tố đánh giá.
Nhân tố đánh giá chung về sự hài lòng trong công việc (biến phụ thuộc) gồm bốn biến quan sát (HL01, HL02, HL03, HL04) có giá trị hệ số cronbach’s alpha bằng 0,707 nên đạt yêu cầu (>0,6). Trong đó, biến quan sát sự gắn bó lâu dài với tổ chức (HL04) có giá trị hệ số cronbach’s alpha bằng 0,877 và giá trị hệ số tương quan biến tổng của biến quan sát này bằng 0,066 không đạt tiêu chuẩn cho phép (<0,3) nênbị loại khỏi nhân tố đánh giá chung về sự hài lòng. Kết quả giá trị hệ số cronbach’s alpha sau khiđiều chỉnh của biến quan sát này bằng 0,877 và hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát (HL01, HL02, HL03) đều đạt tiêu chuẩn (>0,3) nhỏ nhất bằng
0,669 và lớn nhất bằng 0,693 nên được tiếp tục đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA.