Tình hìnhhoạt động marketing của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN: Thực trạng thực hiện chính sách xúc tiến hỗn hợp của công ty nhựa cao cấp Hàng không pdf (Trang 39 - 43)

Hoạt động marketing của doanh nghiệp được quản lý trực tiếp của ban lãnh đạo (giám đốc và phó giám đốc công ty). Mọi hoạt động marketing và kế hoạch marketing được kiểm tra rất kỹ lưỡng cẩn thận hàng tuần hàng tháng.

Hàng tuần phòng marketing phải lập báo cáo gửi cho giám đốc xem xét khả năng hoạt động của thị trường và phòng marketing.

Hàng tháng phòng marketing tổ chức nghiên cứu thị trường nhưng chủ yếu là đi xem xét hàng hoá trên thị trường, chưa có một cuộc nghiên cứu marketing có hệ thống nào từ điều tra bảng câu hỏi hoặc phỏng vấn. Các thông tin từ phía người bán hàng của công ty và nhân viên nghiên cứu được tập hợp và sử lý và từ đó doanh nghiệp xem xét hướng điều chỉnh cho phù hợp.

Các chính sách của hoạt động marketing mix của doanh nghiệp như sau:

2.1.4.1. Chính sách sản phẩm.

Với đa dạng về chủng loại (300 chủng loại) màu sắc phong phú đa phong phú kiểu dáng đa dạng đã dần dần tạo được uy tín trên thị trường. hàng năm công ty nghiên cứu cho ra nhiều sản phẩm mớị (6 - 8 sản phẩm mới). Chất lượng của sản phẩm đạt ISO 9001: 2000 do tổ chức TUV NORTH công nhận, với chất lượng tốt được khách hàng công nhận, được rất nhiều bằng khen trong nước và quốc tế trong các lần tham gia hội chợ. Sản phẩm của công ty bao gồm:

Sản phẩm gia dụng: + Làn nhựa cho siêu thị.

+Ghế nhựạ

+ Bàn nhựa +Thùng rác

+ Khay chén. Sản phẩm công nghiệp: + Vỏ ác quỵ + Vỏ yên xe máỵ + Vỏ xe máỵ + Thùng sơn. + Hộp thiết bị. + Tấm nhựa bản. Sản phẩm chính:

+ Các sản phẩm nhựa cao cấp phục vụ trên máy baỵ

+ Liên minh sản phẩm nhựa cao cấp để lắp ráp trong sản phẩm nhựa công nghiệp.

+ Các loại báo bì thực phẩm, áp dụng công nghệ. + Trang trí nội thất bằng nhựạ

+ Nhiên liệu mang PS, PP cung cấp cho các nhà sản xuất bao gói công nghệ hút chân không.

+ Các sản phẩm nhôm hâm nóng có tráng Polimẹ

2.1.4.2 Chính sách giá cả.

Giá cả của công ty rất linh hoạt và có thể điều chỉnh theo số lượng sản phẩm mua để chiết giá. Vì có nhiều chủng loại hàng hoá khác nhau nên không có cách tính giá bán nào nhất định mà xuất phát điểm chủ yếu dựa vào chi phí sản xuất để định mức giá cho sản phẩm sản xuất được. Hiện nay công ty sử dụng giá cả là công cụ cạnh tranh chính và chủ yếu trong hoạt động marketing - mix.

STT Số lượng muặ1000.000 đ) Tỷ lệ triết khấu(%)

1 1 – 10 0.2

2 10 - 50 0.5

3 > 50 0.7

Nguồn: Phòng tài chính kế toán năm 2002.

Để định giá cho sản phẩm rất khó và khó quản lý giá do vậy công ty định giá theo chủng loại sản phẩm với cách thức mỗi một khoảng chi phí được ước chừng với một tỷ lệ % nhất định nào đó trong giá bán. Nhưng cách định giá này chỉ áp dụng cho sản phẩm tiêu dùng.

Cơ cấu giá sản phẩm tiêu dùng như sau:

1. Chi phí nguyên vật liệu: 60 % giá bán

2. Chi phí cho nhân công sản xuất 15 % giá bán. 3. Chi phí khấu hao khuôn, máy móc 5 % giá bán. 4. Chi phí diện nước phục vụ sản xuất 2 % giá bán. 5. Chi phí quản lý doanh nghiệp 3 % giá bán. 6. Chi phí Marketing 5 % giá bán.

7. Lợi nhuận trong giá bán 7 % giá bán. 8. Chi phí khác 3 % giá bán.

Với mục tiêu làm sao hạ thấp được giá thành sản phẩm sản xuất xuống để tăng khả năng cạnh tranh trong năm 2003 tình hình thế giới có nhiều biến động vì giá dầu lửa thế giới tăng lên ảnh hưởng trực tiếp tới giá bán sản phẩm. Công ty dự định sẽ cố gắng bán với giá thấp từ 10 - 15% so với giá của đối thủ cạnh trạnh để thu hút khách hàng mở rộng thị trường.

Giá một số mặt hàng tiêu dùng của công ty như sau: Đơn vị: đồng

Mặt hàng Giá Ghế nhựa to có tay vịn Sọt rác to Sọt rác nhỏ Cốc trà giả sứ Mắc áo cổ xoay Hộp đường to Hộp đường nhỏ Hộp trà 28000 16000 10000 1500 12000 11000 10000 2500

(Phòng marketing tiêu thụ năm 2002)

2.1.4.3. Phân phối (kênh phân phối của công ty).

Hệ thống kênh phân phối mà doanh nghiệp áp dụng là kênh trực tiếp cho các sản phẩm trong ngành công ty vận chuyển tới tận tay khách hàng. Hệ thống kênh này rất hiệu quả trong thị trường hàng công nghiệp này vì giảm bớt mâu thuẫn trong kênh và chi phí quản lý kênh của công tỵ

Đối với các sản phẩm công nghiệp thì kênh phân phối vẫn là trực tiếp. Hàng hoá được chở đến tận tay khách hàng, giao hàng tận nơị Do tính chất của sản phẩm là công kềnh, giá trị nhỏ nên công ty sử dụng kênh này là hợp lý. Kênh trực tiếp này phù hợp với sản phẩm của công ty và giảm bớt được mâu thuẫn và dòng chảy của kênh được thông suốt linh hoạt.

Đối với sản phẩm hàng tiêu dùng kênh gián tiếp được công ty áp dụng cho sản phẩm gia dụng chỉ áp dụng cho các đại lý ở các tỉnh và các siêu thị là trung gian marketing trong hệ thống này nhưng điều này chưa được thực hiện có kế hoạch . Với một cửa hàng giới thiệu sản phẩm ở 54 - Nguyễn Văn Tố - Hà nội, là nơi công ty giới thiệu tới khách hàng nhằm mục đích bán lẻ nhưng doanh thu của cửa hàng này chỉ đạt 3% doanh thụ Ngoài ra sản phẩm được người tiêu dùng biết đến thông qua hội chợ để bán sản phẩm và quảng bá sản phẩm. Với hình thức phân phối này doanh nghiệp cũng xác định được số lượng trung gian nào đủ điều kiện làm đại lý nhà bán buôn. . . để từ đó thâm nhập sâu vào thị trường.

Nhưng vấn đề đặt ra với các hệ thống này là công ty phải có chính sách ưu đãi các đại lý như thế nào, quản lý giúp đỡ các trung gian ra saọ

Doanh thu từ bán buôn bằng 2/3 tổng doanh thu đây là điều làm được không ngờ của công tỵ Doanh thu bán buôn chủ yếu nhờ các sản phẩm phục vụ trong ngành hàng không, các nhà máy công nghiệp và một số hàng gia dụng sản xuất theo đơn đặt hàng.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN: Thực trạng thực hiện chính sách xúc tiến hỗn hợp của công ty nhựa cao cấp Hàng không pdf (Trang 39 - 43)