Hậu phương Nam Định góp phần đánh bại chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”

Một phần của tài liệu Hậu phương nam định trong kháng chiến chống mỹ cứu nước (1954 1975) (Trang 106 - 109)

6. Bố cục của luận văn

3.3. Hậu phương Nam Định góp phần đánh bại chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”

Nam hóa chiến tranh” của đế quốc Mỹ

Với tinh thần “Tất cả vì đồng bào miền Nam ruột thịt”, “Vì nhân dân hai tỉnh Mỹ Tho, Biên Hòa kết nghĩa”. Các chỉ tiêu về sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, văn hóa, giáo dục, y tế trong tỉnh đều đạt hoặc vượt chỉ tiêu. Năm 1969, nhà máy Tơ Nam Định phát động đợt thi đua sản xuất nhiều lụa tốt “Vì sự nghiệp giải phóng miền Nam”. Toàn thể anh chị em công nhân đều đăng ký đảm bảo ngày công, giờ công, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, tăng năng suất lao động và tăng chất lượng sản phẩm. Ngay tháng 2 năm 1969, nhà máy đã sản xuất thêm 12.000 mét vải tốt [53; 198] gồm nhiều mặt hàng mới như: Lụa sát si, Lụa văn chéo, Pha phíp, Lụa chéo tơ… Đây là những mét vải lụa biểu thị quyết tâm của những người thợ dệt đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam. Đầu tháng 1 năm 1972, khi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy, đồng chí Trường Chinh đã nhất trí với khẳng định của địa phương, Nam Hà là một trong những tỉnh vững vàng trong chống Mỹ cứu nước, luôn phát huy được đoàn kết nội bộ, bảo đảm tốt nhiệm vụ chi viện tiền tuyến, đạt kết quả rõ nhất về động viên thanh niên theo đạo Thiên Chúa làm

nghĩa vụ quân sự. Đồng thời đồng chí cũng nhấn mạnh: “Nam Hà, một tỉnh lớn nằm trong vùng trọng điểm lúa và lợn của miền Bắc, có truyền thống cách mạng, lại có công nghiệp dệt vào loại lớn và nhiều ngành thủ công quan trọng có truyền thống, cần thấy rõ trách nhiệm của mình trong việc đóng góp với Trung ương”. [3; 610].

Công tác quân sự địa phương luôn được quan tâm chú trọng. Để có quân đủ, quân tốt, khắp trong toàn tỉnh, làng xã nào cũng xây dựng phân đội dự bị. Số anh em trước khi tòng quân được địa phương tập trung chăm sóc nuôi dưỡng, huấn luyện các khoa mục quân sự cơ bản. Công tác động viên thanh niên nhập ngũ bảo vệ Tổ quốc được thực hiện triệt để, kiên quyết xử lý các trường hợp bao che, trốn tránh nghĩa vụ quân sự. Ba năm 1968- 1970, Nam Hà đã có 27.466 người nhập ngũ, trong đó có 1.432 người là nữ, đạt 105,86%. Chín tiểu đoàn quân tăng cường của tỉnh đã phấn khởi lên đường đi chiến đấu.

Công tác chính sách hậu phương quân đội được các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể thực hiện khá chu đáo. Việc thực hiện “5 ưu tiên” và “3 giúp đỡ” đối với các gia đình liệt sĩ, thương binh, gia đình bộ đội đi chiến đấu đã trở thành phong trào của quần chúng.

Cuối năm 1970, Đoàn 586 đã tiếp nhận nuôi dưỡng điều trị 5.175 thương binh, bệnh binh. 4.135 anh chị em được chuyển ngành, phục viên và trở về đơn vị tiếp tục chiến đấu, công tác.

Công tác xây dựng quân tăng cường năm 1971 tăng gấp đôi so với năm 1970. Trong năm toàn tỉnh có 10.113 thanh niên và dân quân tự vệ nhập ngũ, bằng 0,74% dân số, đạt 106,5% chỉ tiêu.

Riêng Trung đoàn 19 sau hơn 3 năm thành lập (4.1968 đến 11.1971) đã nhận và huấn luyện bổ sung cho chiến trường 12 tiểu đoàn (507, 508, 509,

510, 526, 592, 593, 620, 636, 667, 604, 605) và một số tiểu đoàn (651, 652, 653 và 635) luôn sẵn sàng lên đường vào Nam chiến đấu.

Năm 1972, bên cạnh việc hoàn thành tốt nhiệm vụ huấn luyện bảy tiểu đoàn, hai đại đội để tăng cường bổ sung cho các chiến trường, tỉnh còn đưa ba đại đội du kích cơ động hành quân vào Quảng Trị, trực tiếp chiến đấu chống Mỹ- ngụy, đã bắn rơi và bắn cháy bốn trực thăng, bắn chìm một hải thuyền.

Công tác vận tải chi viện chiến trường đạt được nhiều thành tựu to lớn. Từ tháng 6 năm 1972, chiến dịch vận chuyển phục vụ tiền tuyến được triển khai và Nam Hà được giao nhiệm vụ vận chuyển vào tuyến trong 10.000 tấn lương thực. Đến cuối tháng 8 – 1972, địa phương đã hoàn thành 97,76% kế hoạch được giao (vận tải đường sông đạt 103,8%, vận tải đường bộ đạt 83,5%), điển hình là các huyện Nghĩa Hưng, Ý Yên, một số hợp tác xã vận tải (Xuân Hải, Tháng Tám, Thanh Phú). Bốn tháng cuối năm 1972, Nam Hà được giao vận chuyển tiếp 12.000 tấn lương thực. Trong chiến dịch này các huyện và các đơn vị được giao đã hoàn thành tốt nhiệm vụ (Ý Yên 800 tấn, Xuân Thủy 1.200 tấn, Nghĩa Hưng 1.600 tấn, Hải Hậu 600 tấn, Nam Ninh 800 tấn, thành phố Nam Định 720 tấn, Hợp tác xã Xuân Hải 1.400 tấn, Hợp tác xã Quang Trung 1.400 tấn, Xí nghiệp ca nô 800 tấn, Xí nghiệp vận tải ô tô 500 tấn) [3; 618].

Phong trào thanh niên tòng quân phát triển và được các cấp ủy Đảng coi trọng chỉ đạo nên đạt kết quả tốt. Các đợt tuyển quân trong năm 1972, toàn tỉnh vượt 2,5% kế hoạch về số lượng, đảm bảo về chất lượng (trong đó có 0,7% đảng viên; 69,4% đoàn viên), trong đó Ý Yên đạt 104,36%; Nghĩa Hưng 104,2%. Số thanh niên theo đạo Thiên Chúa nhập ngũ ngày một đông (Vụ Bản 65%; Nghĩa Hưng 52,6%; Xuân Thủy 40% số chánh trưởng, trùm trưởng cho con cháu đi nhập ngũ). Thắng lợi này là kết quả của quá trình kiên trì vận động, động viên quần chúng, xây dựng được khối đoàn kết lương- giáo

làm cho giáo dân ngày càng gắn bó với cách mạng và chế độ, tin Đảng và theo Đảng (6,7% thanh niên theo đạo Thiên Chúa đi bộ đội, 96% giáo dân vào hợp tác xã). Năm 1972, toàn tỉnh đạt 102,5% chỉ tiêu giao quân, thành phố Nam Định vượt 25% [3; 619].

Một phần của tài liệu Hậu phương nam định trong kháng chiến chống mỹ cứu nước (1954 1975) (Trang 106 - 109)