Xây dựng hậu phương

Một phần của tài liệu Hậu phương nam định trong kháng chiến chống mỹ cứu nước (1954 1975) (Trang 58 - 75)

6. Bố cục của luận văn

2.2. Xây dựng hậu phương

2.2.1. Về kinh tế

Bên cạnh tập trung nhiều sức người, sức của để chống chiến tranh phá hoại và chi viện cho tiền tuyến lớn miền Nam, Đảng bộ Nam Định luôn luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh sản xuất, nhất là nông nghiệp; coi đây là mặt trận hàng đầu rất quan trọng. Trước hết tập trung chỉ đạo để đẩy mạnh thâm canh cây lúa và từng bước tạo điều kiện phát triển nông nghiệp toàn diện. Với tinh thần thi đua vì miền Nam ruột thịt nhằm dành thắng lợi to lớn trên mặt trận sản xuất lương thực, Đảng bộ đã liên tục phát động các phong trào thi đua yêu nước “Vụ mùa Nam Hà đoàn kết chống Mỹ, cứu nước” (6- 1965), “Thâm canh thắng Mỹ ngay trên đồng ruộng”, “Tháng thi đua Biên Hòa – Mỹ Tho đoàn kết chống Mỹ, cứu nước” (7-1965), “Chiến dịch thủy lợi Biên Hòa – Mỹ Tho quyết thắng” (1966).

Nhờ kết quả của thâm canh, tổng sản lượng lúa năm 1965 của toàn tỉnh đạt kết quả khá cao, có tới 18 hợp tác xã đạt và vượt năng suất 5 tấn/ha, trong đó có hợp tác xã thôn Nội, xã Nam Ninh (Nam Trực) đạt tới 6,5 tấn/ha trên toàn bộ diện tích. Các vùng sản xuất tập trung và vùng trọng điểm lúa, dâu tằm, mía, lạc, cói… đã hình thành. Nhiều loại hoa màu, cây công nghiệp vượt kế hoạch về diện tích hoặc năng suất, trong đó dâu tằm phát triển gấp 2 lần

năm trước. Chăn nuôi đã có chuyển biến (đàn lợn tăng 10,2%; đàn bò tăng 6,2% so với năm 1964).

Bước vào năm 1966, Đảng bộ tỉnh xác định đây là năm thực hiện sự chuyển hướng và phát triển kinh tế - văn hóa nên đã phát động toàn dân thực hiện một vụ mùa “thâm canh thắng Mỹ” nhằm đảm bảo yêu cầu của cuộc kháng chiến chống chiến tranh phá hoại, của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo đảm đời sống nhân dân. Nhờ sự chỉ đạo sâu sát nên vụ mùa “thâm canh chống Mỹ” đã vượt kế hoạch về diện tích 6,93%, năng suất 0,6% và tổng sản lượng 7,59% (mặc dù bị úng lụt và bệnh vàng lụi đe dọa). Nhờ thắng lợi vụ mùa nên diện tích gieo trồng cả năm tăng 2,4%, trong đó lúa vượt 2,9%; màu vượt 2,6%, rau vượt 11,9%, cây công nghiệp vượt 6,7%, thuộc loại cao nhất kể từ năm 1960 trở lại. Riêng vụ mùa năm 1966, năng suất bình quân cả tỉnh đạt 23,04 tạ/ha, tăng gần 5 tạ/ha [3; 557]. Những huyện được mùa lớn là Hải Hậu 28 tạ/ha, Giao Thủy và Nam Trực 25 tạ/ha, Xuân Trường và Trực Ninh 26 tạ/ha. Các huyện vùng chiêm trũng như Mỹ Lộc, Vụ Bản, Ý Yên cũng đạt năng suất bình quân trên 20 tạ/ha và có tới 154 hợp tác xã, 1.137 đội sản xuất đạt và vượt năng suất “ngàn cân một mẫu Bắc Bộ”. Nhiều hợp tác xã coi việc trồng cây là phương hướng kinh doanh của mình (69% số hợp tác xã xây dựng được quy hoạch trồng cây, 76% số hợp tác xã có đội chuyên trách trồng cây) nên cả năm đã trồng được 5 triệu cây các loại, đạt bình quân 4,2 cây/người, chưa kể 30 triệu cây sú vẹt.

Kết thúc năm 1967, sản xuất lúa của địa phương thắng lợi 3 vụ liền với năng suất và sản lượng cao nhất từ trước tới thời điểm này. Mục tiêu 5 tấn thóc/ha cả năm đã xuất hiện trên phạm vi rộng lớn, chiếm gần một nửa diện tích trồng lúa của cả tỉnh. Vùng trọng điểm lúa thuộc 6 huyện phía nam đạt thành tích bước đầu trong việc đẩy mạnh thâm canh lúa, tạo nên vùng có diện tích tương đối lớn có năng suất cao. Vùng chiêm trũng thuộc phía bắc tỉnh đã

khắc phục được nhiều khó khăn, dũng cảm chống thiên tai, từng bước đẩy mạnh thâm canh và mở rộng diện tích tăng vụ. Sản xuất rau màu cũng có chuyển biến, nhất là kết quả chuyển màu và thâm canh màu ở một số nơi thuộc vùng chiêm trũng đang mở ra triển vọng mới cho việc phát triển nông nghiệp toàn diện trong vùng. So với năm 1965, sản lượng màu tăng 37,1%, rau tăng 48,5%. Chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển khá. Diện tích nuôi cá ngày càng được mở rộng, sản lượng cá qua các năm đều tăng. Phong trào trồng cây và nuôi ong được đẩy mạnh, riêng số cây trồng được trong 2 năm 1966, 1967 đã nhiều hơn gấp 2 lần tổng số cây trồng được trong 5 năm trước.

Trong hoàn cảnh phải liên tục khắc phục những khó khăn về thiên tai, địch họa, sản xuất nông nghiệp của tỉnh trong 3 năm (1965-1967) vẫn tiếp tục phát triển, đảm bảo tổng sản lượng nông nghiệp năm 1967 tăng 12,4% so với năm 1965 là một thắng lợi. Thắng lợi chứng tỏ sự trưởng thành về chỉ đạo của Đảng bộ đối với sản xuất nông nghiệp, thể hiện ý chí quyết tâm phấn đấu xây dựng kinh tế trong điều kiện có chiến tranh.

Trên địa bàn Nam Định, có 2 xã (Xuân Khu, Xuân Phương thuộc huyện Xuân Thủy), 11 hợp tác xã (Tống Văn Trân xã Yên Tiến – huyện Ý Yên; Hoan Tiên xã Giao Hoan, Đông Phù Nhai xã Xuân Phương, Nam Sơn Hải xã Xuân Nam, Xuân Thọ xã Xuân Thọ, Tiến Thắng xã Xuân Thắng, Tiến Thành xã Xuân Tiến, Hành Thiện xã Xuân Khu – huyện Xuân Thủy; Hưng Đạo và Nam Hưng xã Hải Hưng, Tiền Phong xã Hải Thanh – huyện Hải Hậu) đạt năng suất trên 6 tấn/ha. Ngoài ra còn 38 xã đạt năng suất trên 5 tấn/ha (Xuân Thủy 12 xã, Hải Hậu 26 xã), 97 hợp tác xã đạt năng suất trên 5 tấn/ha (Nam Ninh 6 hợp tác xã, Xuân Thủy 26 hợp tác xã, Nghĩa Hưng 9 hợp tác xã, Hải Hậu 56 hợp tác xã).

Tuy nhiên trong phát triển nông nghiệp, việc thâm canh cây lúa chưa phát triển toàn diện, chưa ổn định vững chắc, nhất là mất cân đối giữa chăn nuôi và trồng trọt.

Việc xây dựng cơ sở vật chất cho nông nghiệp được chú trọng, trong đó thủy lợi kiến thiết đồng ruộng có những bước tiến mới. Tất cả các hợp tác xã đều xây dựng trong quy hoạch và 1/3 số hợp tác xã đã căn bản hoàn thành quy hoạch. Trong 3 năm (1965-1967), toàn tỉnh đào đắp được 759 công trình trung, đại thủy nông, 16.413 mương máng nhỏ gồm 74.944.000 m3 đất, đắp 78 tuyến đê dự phòng [3; 560]; hoàn thành xây dựng 4 trạm bơm điện lớn, các hợp tác xã có 412 máy bơm dầu. Nhờ chú trọng làm thủy lợi nên đã tăng vụ thêm 13.000 ha gieo trồng lúa vụ mùa và mở rộng lấy phù sa tưới ruộng.

Công nghiệp địa phương thể hiện được ưu thế của mình trong thời chiến đối với việc phát huy tiềm lực phục vụ sản xuất, chiến đấu và tiêu dùng. Thành phố Nam Định – trung tâm công nghiệp của tỉnh đã kịp thời chuyển hướng hoạt động để có thể vừa trực tiếp tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu, vừa sản xuất dưới bom đạn của kẻ thù. Nhiều cơ sở công nghiệp mới được xây dựng và chuyển mạnh sang phục vụ nông nghiệp, phục vụ đời sống, góp phần bảo đảm giữ vững và ổn định những nhu cầu thiết yếu và hậu cần tại chỗ. Một số xí nghiệp hoạt động sản xuất bị gián đoạn liên tục nhưng vẫn hoàn thành kế hoạch như cơ sở dệt, tơ, cơ khí, Hợp tác xã Tháng Mười, hợp tác xã Thép Mới, Xí nghiệp điện. Sản lượng muối đạt 91.955 tấn. Tiềm lực công nghiệp được giữ vững và phát triển; phục vụ nông nghiệp tăng 20,22%; công nghiệp tăng 17,69%; giao thông vận tải tăng 49,12%; quốc phòng tăng 33,37%.

Trong năm 1970, quán triệt tinh thần Nghị quyết 194 của Bộ Chính trị, Tỉnh ủy đã đặc biệt coi trọng việc chỉ đạo sản xuất lương thực, nhất là đối với cây lúa. Giá trị tổng sản lượng trong năm ước đạt 278,825 triệu đồng [3; 595],

tăng 5,4% so với năm 1969. Tổng diện tích gieo trồng có 251.214 ha, bằng 102,7% so với năm trước. Hai huyện Hải Hậu, Xuân Thủy và 183 hợp tác xã trong tỉnh đạt 5 tấn thóc/ha trở lên.

Về chăn nuôi, mặc dù chưa phát triển bằng trồng trọt nhưng đàn lợn vẫn có 466.855 con, đạt 99,3% kế hoạch. Đàn trâu có 56.782 con, đàn bò có 10.972 con [3; 596].

Sản lượng mía đạt 94.681 tấn, đay 906 tấn, cói 5.254 tấn, lạc 1.936 tấn. Vụ đông xuân 1970-1971, toàn tỉnh cấy 69% diện tích là giống lúa mới có năng suất cao và thực hiện một số biện pháp thâm canh, thu được thắng lợi lớn (năng suất 25,29 tạ/ha, sản lượng đạt 27 tấn). Việc huy động lương thực trong thời gian 1969-1971 trên phạm vi toàn tỉnh đều đảm bảo hoàn thành kế hoạch: năm 1969 là 80.694 tấn; năm 1970 là 88.157 tấn; năm 1971 là 87.525 tấn [3; 597].

Hệ thống đê điều trong tỉnh cũng được củng cố và mở rộng, đến năm 1973, năng suất đạt 50,04 tạ/ha, đầu lợn đạt 1,88 con/ha và số lao động trên 1 ha gieo trồng là 0,4 lao động. Năm 1974, nông nghiệp giành được thắng lợi to lớn, nông nghiệp toàn tỉnh đã vượt mục tiêu 5 tấn thóc/ha. Cả bốn huyện phía nam tỉnh đều vượt năng suất 6 tấn/ha và có huyện xấp xỉ 7 tấn/ha. Các địa phương đã thực hiện nghĩa vụ đóng góp cho nhà nước nhanh gọn, đầy đủ, đồng thời để quỹ cho hợp tác xã và thu nhập của xã viên tăng hơn các năm trước.

2.2.2. Về chính trị

Ngày 21-4-1965, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Quyết định số 103/NQ-TVQH phê chuẩn việc thành lập tỉnh mới Nam Hà trên cơ sở sát nhập 2 tỉnh Nam Định và Hà Nam. Ngày 4-5-1965, lãnh đạo 2 tỉnh đã họp chung phiên đầu tiên tại đền Bảo Lộc ngoại thành thành phố Nam Định. Hội nghị nhất trí thông qua số lượng ủy viên Ban Chấp hành lâm thời Đảng bộ Nam Hà là 52

đồng chí. Đồng chí Trần Xuân Bách được Hội nghị nhất trí cử giữ chức Bí thư Tỉnh ủy lâm thời.

Việc hợp nhất Nam Định và Hà Nam thành tỉnh Nam Hà đã tạo ra thuận lợi lớn cho Đảng bộ về lãnh đạo và chỉ đạo trong tình hình mới, quyết tâm thực hiện nhiệm vụ sản xuất và chiến đấu giành thắng lợi cao nhất.

Trước những diễn biến mau lẹ của tình hình mới, Hội nghị đã xác định nhiệm vụ cấp bách của toàn Đảng bộ lúc này là: Đoàn kết toàn dân, toàn quân Nam Hà phát huy thuận lợi của việc hợp nhất tỉnh để động viên mọi lực lượng kiên quyết khắc phục khó khăn, đẩy mạnh sản xuất và chiến đấu, quyết tâm cùng nhân dân cả nước đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, ra sức xây dựng và bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, tích cực chi viện cho miền Nam và làm tốt

nghĩa vụ quốc tế [3; 533]. Nghị quyết của Đảng bộ đã chỉ rõ 4 nhiệm vụ cụ thể

trong thời gian tới là:

- Hoàn thành vượt mức kế hoạch nhà nước năm 1965, từng bước chuyển hướng kinh tế - văn hóa, phục vụ tích cực nhiệm vụ sản xuất và chiến đấu thắng lợi.

- Đẩy mạnh nhiệm vụ quân sự, tăng cường công tác trị an, quyết chiến thắng trong mọi tình huống.

- Xúc tiến hoàn thành việc hợp nhất 2 tỉnh nhanh gọn, tốt.

- Tăng cường chỉ đạo công tác tư tưởng, tổ chức để đáp ứng yêu cầu của sản xuất và chiến đấu. [3; 534].

Đảng bộ Nam Hà ra đời trong hoàn cảnh hết sức đặc biệt khi sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội đang trên bước đường trưởng thành và sự nghiệp chống Mỹ cứu nước đã bước vào thời kì gay go, quyết liệt. Với truyền thống cách mạng vẻ vang qua gần 40 năm xây dựng và trưởng thành, với tinh thần trách nhiệm cao trước yêu cầu ngày một tăng của sự nghiệp cách mạng chung,

chặng đường 4 năm sắp tới vừa là thử thách rèn luyện vừa là dấu ấn về sự trưởng thành đi lên.

Để đối phó với cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của đế quốc Mỹ, công tác xây dựng Đảng về mặt tổ chức, nhất là xây dựng cơ sở của Đảng ở nông thôn và xí nghiệp cũng được chuyển hướng kịp thời. Mối quan hệ giữa Đảng và quần chúng ngày càng chặt chẽ hơn. Cuộc vận động xây dựng Đảng “Bốn tốt” đã động viên được sự quan tâm của quần chúng đối với việc tham gia xây dựng Đảng, kiểm tra và giám sát việc làm của đảng viên. Tại hội nghị tổng kết cuộc vận động xây dựng cơ sở Đảng “Bốn tốt” ba năm (1965-1968) từ ngày 9 đến ngày 15-12-1968. Thường vụ Tỉnh ủy đã công nhận nhiều tổ chức cơ sở Đảng đạt danh hiệu Đảng bộ, chi bộ “Bốn tốt”, trong sạch, vững mạnh.

Trong khâu kiện toàn tổ chức cơ sở, Đảng bộ luôn chú trọng lựa chọn những cán bộ, đảng viên ưu tú có đủ tiêu chuẩn để bổ sung vào cấp ủy; kiên quyết thanh thải những cấp ủy viên yếu kém. Qua các kì bầu cử, lực lượng trẻ và phụ nữ tham gia cấp ủy đã được tăng cường. Riêng ở nông thôn số cấp ủy viên trẻ dưới 30 tuổi chiếm 42,6%, nữ chiếm 20,6%. Công tác phát triển Đảng được thúc đẩy hơn trước. Từ năm 1965 đến năn 1967, Đảng bộ đã phát triển thêm được 18.899 đảng viên mới – trong đó có 1.065 đảng viên theo đạo Thiên Chúa; đồng thời cũng điều động 12.732 đảng viên đi các nơi (27,9% vào quân đội, 3,4% vào thanh niên xung phong).

Tỉnh ủy, Ủy ban hành chính tỉnh tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua “Toàn dân làm việc, chống Mỹ, cứu nước”. Hưởng ứng chủ trương này, tháng 3 năm 1968, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố Nam Định đã mở hội nghị phụ lão bàn việc chống Mỹ cứu nước tại xã Mỹ Tiến. Hội nghị đã khẳng định quyết tâm đánh Mỹ đến thắng lợi cuối cùng, gắng sức lao động, lập hũ gạo và gửi tiền tiết kiệm, hăng hái tham gia các trung đội “Bạch đầu quân” và động viên con cháu gương mẫu thực hiện nhiệm vụ tòng quân, lao động sản xuất chống Mỹ.

Toàn ngành công nghiệp của tỉnh mở đợt “Tổng công kích toàn diện” vào sản xuất công cụ phục vụ nông nghiệp. Nhiều xí nghiệp cơ khí của tỉnh và các huyện mở hội “Hiến kê lập công” nhằm cải tiến quản lý, hợp lý hóa dây chuyền sản xuất để đảm bảo năng suất, chất lượng sản phẩm ngày một cao. Xí nghiệp gỗ Nam Định nâng giá trị hàng phục vụ nông nghiệp đến cuối năm 1968 lên 5 lần so với năm 1967. Xí nghiệp cơ khí Nam Hà sản xuất thành công máy nghiền thức ăn gia súc, được nhiều nơi ưa chuộng. Tổ chức công đoàn cùng với Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ và các đoàn thể khác kết hợp phát động nhiều phong trào thi đua sôi nổi như: phong trào “Ba sẵn sàng” trong nam thanh niên, “Ba đảm đang” trong nữ thanh niên và phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt” trong ngành Giáo dục. Ngày 15/4/1966 Đại hội Đại biểu Liên hợp Công đoàn lần thứ nhất của Nam Hà được triệu tập. Đại hội đã thảo luận kế hoạch công tác công đoàn hai năm 1966 – 1967; Nghị quyết Đại hội đã tập trung giải quyết vấn đề nâng cao năng lực hoạt động của tổ chức công đoàn, củng cố các tổ chức khác, động viên cán bộ, công nhân viên chức tăng năng suất lao động, thực hiện thắng lợi kế hoạch Nhà nước, phục vụ tốt yêu cầu “Chiến đấu giỏi, sản xuất giỏi, đảm bảo đời sống giỏi” [53; 196] trong tình hình cả nước có chiến tranh.

Ngày 15 tháng 12 năm 1968, hơn 400 chị em phụ nữ đại biểu thay mặt cho hơn 50 nghìn phụ nữ trong tỉnh về dự Đại hội phụ nữ Nam Hà lần thứ nhất. Đại hội đánh giá và biểu dương kết quả của phong trào “Ba đảm đang” của phụ nữ Nam Hà trong chống Mỹ cứu nước; biểu dương hàng nghìn chị em đã làm sáng rõ tinh thần “giặc đến thì đánh, giặc đi lại tiếp tục sản xuất”, mỗi người phấn đấu “Giỏi một nghề, biết thêm nhiều việc”. Nhiều chị em đã dũng cảm chiến đấu góp phần bắn rơi máy bay Mỹ, phá bom nổ chậm, cứu đường cứu tàu, cứu chữa thương- bệnh binh và người bị nạn. So với năm 1964, số chị em phụ

Một phần của tài liệu Hậu phương nam định trong kháng chiến chống mỹ cứu nước (1954 1975) (Trang 58 - 75)

w