Quân dân Nam Định góp phần đánh bại chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của đế

Một phần của tài liệu Hậu phương nam định trong kháng chiến chống mỹ cứu nước (1954 1975) (Trang 75 - 88)

6. Bố cục của luận văn

2.3.1.Quân dân Nam Định góp phần đánh bại chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của đế

lần thứ nhất của đế quốc Mỹ

Trước nguy cơ thất bại của chiến lược Chiến tranh đặc biệt, từ năm 1964 đế quốc Mỹ và bọn ngụy quyền miền Nam đã cho máy bay do thám và tung gián điệp, biệt kích vào Nam Định để điều tra, gây cơ sở phá hoại, đồng thời rải truyền đơn, tờ rơi, khẩu hiệu kích động tư tưởng chống đối cách mạng.

Tháng 6/1964, Bộ chính trị BCHTƯ Đảng ra Chỉ thị tăng cường công tác phòng không, chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu. Bộ chính trị dự kiến khả năng đế

quốc Mỹ tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc đã đến gần. Vì vậy, phải tăng cường và khẩn trương thực hiện công tác phòng không. Công tác phòng không phải được thực hiện chu đáo, toàn diện.

Sau hàng loạt hành động khiêu khích phá hoại có hệ thống và sự kiện Vịnh Bắc Bộ ngày 5/8/1964, đế quốc Mỹ sử dụng 64 lần máy bay đánh phá các cơ sở kinh tế, giết hại nhân dân ta ở Sông Gianh (Quảng Bình), Cửa Hội (Nghệ An), Lạch Trường (Thanh Hóa), Bãi Cháy (Quảng Ninh). Chiến tranh bắt đầu lan nhanh ra miền Bắc.

Trước tình hình ấy, ngày 20 tháng 8 năm 1964, Tỉnh ủy Nam Định họp quyết định 3 nhiệm vụ trước mắt của Đảng bộ, quân, dân toàn tỉnh: “Phải làm tốt công tác phòng không nhân dân, chống địch tập kích đánh phá vùng ven biển bằng bộ binh, pháo binh và hóa học; trấn áp bọn phản cách mạng để giữ gìn trật tự trị an” [49; 307]; thực hiện tốt Chỉ thị 81 của Bộ Chính trị và công văn số 67 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác quốc phòng- an ninh.

Ngày 24 và 25 tháng 10 năm 1964, Tỉnh đội Nam Định chỉ đạo xã Liên Minh, huyện Vụ Bản làm điểm mở hội nghị tổng kết công tác xây dựng làng chiến đấu, làm cho quân và dân địa phương quán triệt sâu sắc quyết tâm của Bộ Tư lệnh Quân khu là: Đánh bại các cuộc đổ bộ đường không, đường biển, các cuộc tiến công trên bộ của địch và khẩn trương xúc tiến mọi mặt, sẵn sàng chuyển toàn bộ hoạt động từ thời bình sang thời chiến.

Thực hiện nghị định của Thủ tướng Chính phủ về công tác phòng không nhân dân, khắp nơi trong tỉnh, trước hết là các nơi công cộng, trường học, chợ, nhà ở gần các trọng điểm, bắt đầu triển khai việc đào hầm hố tránh bom đạn địch. Thành phố Nam Định thực hiện khẩu hiệu “Đâu có đất là có hầm”. Chỉ tính riêng ở các cơ quan tỉnh, thành, các xí nghiệp, các trường học trên địa bàn thành phố, đến cuối năm 1964 đã đào được 26.357 hố cá nhân, 1.599 hầm chứ A, 1.099 mét giao thông hào. Yêu cầu mọi vật phát sáng và

đèn thắp đều phải có che chụp để tránh sự phát hiện của máy bay địch. Mọi người đi làm và học sinh tới trường học đều phải có mũ rơm, túi thuốc mang theo…

Toàn tỉnh đã tổ chức được 43 trung đội mạnh, 324 trung đội cơ động sẵn sàng chiến đấu, 1.378 tổ trinh sát, quân báo, thông tin; 133 xã có từ 1 tiểu đội đến 1 trung đội làm nhiệm vụ trực chiến. Ban chỉ huy Tỉnh đội còn tổ chức 19 cụm chiến đấu ở những nơi xung yếu, đặt 205 vọng gác quan sát phát hiện máy bay và tàu chiến địch trên các cửa sông và vùng ven biển, tổ chức cho 218 đơn vị tiến hành tập dượt theo phương án tác chiến. Tại huyện Nghĩa Hưng, 120 dân quân xã Nghĩa Lợi được trang bị vũ khí và thực hành tập luyện cơ động diệt địch. Các huyện Nam Trực, Xuân Trường được chọn làm thí điểm đăng ký lực lượng sẵn sàng chiến đấu. Nhiều địa phương vừa kết hợp mít tinh mừng thắng lợi ngày 5 tháng 8 năm 1964 của quân dân miền Bắc; vừa biểu dương lực lượng và phát động thi đua thực hiện 4 chế độ: Trực chiến, sinh hoạt, kiểm tra vũ khí và quản lý thực lực. Toàn tỉnh thực hiện mỗi dân quân trong lực lượng cơ động tự túc một thứ vũ khí và sẵn sàng tập luyện dùng súng bộ binh bắn hạ phản lực Mỹ.

Không khí bình tĩnh tự tin, sẵn sàng bước vào cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của Mỹ bừng lên sôi nổi ở khắp các xóm, xã. Công tác tuyển quân giao quân theo Luật nghĩa vụ quân sự của địa phương đều hoàn thành vượt chỉ tiêu cả về số lượng và chất lượng. Bên cạnh nhiệm vụ chuẩn bị lực lượng sẵn sàng chiến đấu, lực lượng dân quân tự vệ chú trọng việc đẩy mạnh sản xuất, làm nòng cốt trong phong trào thi đua “mỗi người làm việc bằng hai” trên các mặt trận sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thủy lợi. Các chiến sĩ dân quân tự vệ đã tự nguyện làm thêm hàng nghìn giờ, phát huy hàng trăm sáng kiến cải tiến kỹ thuật, tạo thêm của cải ủng hộ đồng bào miền Nam ruột thịt.

Vừa đẩy mạnh sản xuất, các địa phương trong tỉnh vừa gấp rút xây dựng trận địa tăng cường lực lượng. Học tập Liên Minh, nhiều địa phương khẩn trương xây dựng làng chiến đấu liên hoàn. Ở đâu cũng sôi nổi không khí thi đua làm theo lời dạy của Bác Hồ: “Mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi làng xóm, xí nghiệp, khu phố, cơ quan là một pháo đài đánh Mỹ”. Tất cả các đơn vị địa phương vùng trọng điểm đảm bảo trực chiến liên tục trong suốt ngày đêm (24/24 giờ).

Ngày 13 tháng 4 năm 1965, tại kỳ họp thứ hai Quốc hội khóa III, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi: “Lúc này chống Mỹ, cứu nước là nhiệm vụ thiêng liêng nhất của mọi người Việt Nam yêu nước. Quân và dân ta ở miền Bắc vừa hăng hái thi đua xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa anh dũng chiến đấu bảo vệ miền Bắc và hết lòng ủng hộ miền Nam”. Đáp lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh quân và dân Nam Định không phân biệt già- trẻ, gái- trai, lương- giáo, từ mọi miền quê hương trong tỉnh quyết đứng lên chuẩn bị chiến đấu và sẵn sàng đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. Trong những ngày tháng ấy, hàng nghìn nhân dân trong tỉnh, các ngành các giới đẩy mạnh phong trào thi đua “quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”. Thanh niên, chiến sĩ tự vệ Thành Nam sôi nổi đăng ký thực hiện “Ba sẵn sàng”. Phụ nữ tỉnh có phong trào thi đua “Ba đảm nhiệm”. Giai cấp công nhân trong tỉnh nêu cao quyết tâm “Chắc tay súng, vững tay búa” thi đua phấn đấu “giành 3 điểm cao”. Công nhân Nhà máy Dệt, Nhà máy Điện tình nguyện làm thêm mỗi ngày 1 “giờ chống Mỹ”. Chỉ tính riêng trong tháng 6 năm 1965, anh em công nhân và tự vệ Nhà máy Dệt đã sản xuất vượt mức 320.000 mét vải và 44 tấn sợi [44; 195]. Nông dân tập thể trong các Hợp tác xã với khẩu hiệu “Chắc tay súng, vững tay cày” thi đua thực hiện “Ba mục tiêu”…

Cùng lúc ấy, nhiều chiến sĩ quê hương Nam Định ở tuyến đầu đánh Mỹ cũng viết thư về báo công diệt Mỹ, diệt ngụy và nguyện cùng hậu phương thi

đua lập thêm nhiều chiến công xuất sắc. Không khí chuẩn bị đối phó với chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, chuyển mọi hoạt động từ thời bình sang thời chiến âm thầm nhưng rất khẩn trương ở khắp mọi vùng. Các địa phương nghiêm chỉnh thực hiện lệnh động viên thời chiến và tổ chức sơ tán khỏi các địa bàn trọng điểm, giữ vững nhịp độ sản xuất và đảm bảo phòng tránh…

Để tạo những điều kiện thuận lợi đảm bảo cho cuộc chiến đấu khi chiến tranh nổ ra, ngày 21 tháng 4 năm 1965, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Quyết định số 103/NQ-TVQH phê chuẩn việc điều chỉnh địa giới hành chính, quyết định thành lập tỉnh mới Nam Hà trên cơ sở sáp nhập hai tỉnh Nam Định và Hà Nam. Việc hợp nhất hai tỉnh Nam Định và Hà Nam thành tỉnh mới Nam Hà đã tạo ra thuận lợi lớn cho Đảng bộ về lãnh đạo và chỉ đạo trong tình hình mới, quyết tâm thực hiện nhiệm vụ sản xuất và chiến đấu giành thắng lợi cao nhất.

Bằng việc phát động chiến tranh nhân dân, luôn luôn chủ động và sáng tạo tìm ra các phương thức đánh địch trong mọi tình huống nên ngay từ trận đọ lửa đầu tiên, quân và dân Nam Định đã nêu cao tấm gương dũng cảm và hợp đồng tác chiến có hiệu quả.

Chín giờ sáng ngày 22-5-1965, một tốp máy bay F4 của không quân Mỹ vừa luồn sâu vào đánh phá Nông trường Rạng Đông, doanh trại các đơn vị Trung đoàn 154 và tấn công vào chiếc tàu của hải quân đang neo đậu ở vùng biển Hải Thịnh (Hải Hậu) cách đất liền 10km. Thực hiện kế hoạch hợp đồng chiến đấu, các chiến sĩ công an nhân dân vũ trang đồn Gót Chàng cùng lực lượng du kích Hải Thịnh đã giương buồm ra khơi, vượt qua lửa đạn dày đặc của địch đến cứu tàu, băng bó và cấp cứu các chiến sĩ bị thương. Sau hơn một giờ vật lộn với sóng gió và bom đạn, đơn vị du kích Hải Thịnh đã đưa được 32 thủy thủ của Liên Xô và Việt Nam về đất liền một cách an toàn [6; 326].

Tiếp theo đó, ngày 25-6-1965, địch đánh phá Thịnh Long. Ngày 28- 5, chúng bắn tên lửa vào thành phố Nam Định (khu vực kho xăng dầu, Nhà máy Liên hợp Dệt) với ý đồ chọn ra lối đánh tối ưu vào thành phố đông dân cư, tập trung cơ sở công nghiệp, vừa thăm dò dư luận vừa chuẩn bị mở rộng đánh phá các thành phố lớn khác (Hà Nội, Hải Phòng). Cán bộ, chiến sĩ Đội cơ động số 41 và 49 đã đồng loạt nổ súng cùng các lực lượng vũ trang khác đánh trả địch, hướng dẫn nhân dân trú ẩn, dập tắt đám cháy, cứu chữa kho bông, sợi của nhà máy, bảo vệ tài sản của Nhà nước và nhân dân.

Sau những trận đánh trả máy bay Mỹ trong mùa hè 1965, quân dân Nam Hà đã bước đầu nắm bắt được thủ đoạn của máy bay địch, quen dần với không khí ác liệt của chiến tranh và tự tin hơn trong việc tổ chức đón đánh máy bay, tàu chiến Mỹ.

11 giờ ngày 2 tháng 7 năm 1965, 34 lần chiếc máy bay Mỹ đã được sử dụng đánh vào thành phố Nam Định. Hai tốp lợi dụng sông Hồng, sông Đào lao vào ném 8 quả bom xuống khu vực kho than, khu dân cư phía tây nam thành phố. Cùng lúc, một tốp khác từ Tân Đệ quay lại ném 6 quả bom xuống khu gia đình công nhân Nhà máy Dệt, phố Hàng Nâu, Nhà hát “3 tháng 2”. Sau đó, chúng bắn như vãi đạn xuống nhiều khu phố khác. Ngay lúc ấy, các trận địa cao xạ của hai Trung đoàn 250, 227 ở phía bắc và nam thành phố cùng các trận địa súng máy, súng trường của tự vệ Nhà máy Dệt, Xưởng cơ khí máy Tơ và dân quân các xã ngoại thành đồng loạt nhả đạn. Nhiều tốp bị đánh chính diện, đánh bất ngờ bởi hỏa lực nhiều lớp của quân và dân địa phương. Ngay từ những phút đầu, một chiếc AD4 trúng đạn bốc cháy. Vài phút sau, chiếc thứ hai cũng lao đầu xuống biển. Bị ta đánh trả nhưng hàng chục chiếc máy bay Mỹ vẫn tiếp tục từ hướng đông bắc nối nhau lao vào công kích. Phát huy thắng lợi, các chiến sĩ phòng không thành phố lại ngoan cường đánh trả, bắn hạ thêm 2 máy bay.

Nhiều mẹ, nhiều chị không quản ngại nắng lửa, mang nước, hoa quả đến tận trận địa động viên, cổ vũ các chiến sĩ và phối hợp đưa thương binh về các trạm cấp cứu.

Như thế ngay trong những trận đọ sức với máy bay Mỹ, quân và dân Thành Nam đã bắn hạ 4 chiếc. Với thành tích này, ngày 3 tháng 7 năm 1965, Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam gửi điện khen ngợi cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang Nam Hà.

Trưa ngày 4 tháng 7, nhiều tốp máy bay Mỹ lại ào tới bắn phá thành phố Nam Định. Ngay lập tức, các trận địa phòng không đã nổ súng đúng mục tiêu, bắn rơi 2 chiếc, chặn đứng đợt oanh tạc vào kho xăng và khu vực nhà máy Dệt của không lực Hoa Kỳ.

Ban Chấp hành Đảng bộ và Ủy ban hành chính tỉnh đã gửi thư khen ngợi động viên cán bộ, chiến sĩ bảo vệ thành phố: “Chiến công ngày 2 và 4 tháng 7 tại thành phố Nam Định đã mở đầu một cách vẻ vang cho tháng thi

đua Nam Hà – Mỹ Tho – Biên Hòa chống Mỹ cứu nước”.

Ngày 8 tháng 7 năm 1965, Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam gửi điện: “Nhân dân miền Nam vô cùng vui lòng hả dạ đón mừng quân dân thành phố Nam Định đã anh dũng chiến đấu bắn rơi nhiều máy bay Mỹ, trừng trị đích đáng quân cướp nước, bắt chúng phải

đền nợ máu” [50; 173].

Với chiến công này, đơn vị tự vệ thành phố và Trung đoàn 250 được tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng nhất, tự vệ khu phố 4, khu phố 6, Nhà máy Liên hợp Dệt và Chi cục Xăng dầu được tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng ba.

19 giờ ngày 10 tháng 7, quân dân Thành Nam long trọng mít tinh đón nhận cờ thưởng luân lưu “Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đó là vinh dự lớn của quân và dân Nam Hà.

Liên tiếp các ngày 28 và 29-7; 3, 4-8-1965, máy bay Mỹ dồn dập đánh vào thành phố Nam Định – với mục tiêu trọng điểm là Nhà máy Liên hợp Dệt. Nhờ sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt nên nhà máy đã hạn chế được thiệt hại đến mức thấp nhất. Trải qua hơn một tháng chiến đấu, trong khu vực Nhà máy khi nào cũng có hàng trăm cán bộ công nhân vừa làm nhiệm vụ chiến đấu vừa lao động sản xuất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chiến tranh phá hoại của kẻ thù ngày càng mở rộng thì phong trào săn máy bay Mỹ bằng súng bộ binh ngày càng phát triển. Toàn tỉnh đã tổ chức và huấn luyện được 315 tổ săn máy bay gồm 645 tay súng. Chiến công đầu tiên của tổ săn máy bay xã Nghĩa Phúc (Nghĩa Hưng) bắn rơi chiếc A4 ngày 13-8- 1965 đã là nguồn cổ vũ cho phong trào toàn tỉnh. Với chiến công này, Nghĩa Phúc đã được tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng Ba và 32 huy hiệu “5 tháng 8” cùng chiếc mũ của dân quân bãi biển Hirông do phái đoàn quân sự Cuba chuyển tặng. Thành ủy và nhân dân thành phố Nam Định được vinh dự đón nhận lá cờ truyền thống “Tiên phong anh dũng” do Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh trao tặng (20-8-1965). Các đơn vị dân quân xã Yên Lương (Ý Yên), đội tự vệ Nhà máy tơ Nam Định, đơn vị dân quân xã Trực Cát (Trực Ninh) đón nhận danh hiệu “Đơn vị Quyết thắng”.

Sáng sớm ngày 24 tháng 8, nhiều tốp phản lực của địch đánh xuống Giao Phong, Giao Lâm và cầu Thức Khóa. Các chiến sĩ Đội thuyền 45 đã hợp đồng tác chiến, hạ một chiếc F4H tại cửa sông Sò. Với thành tích này, đội thuyền 45 đã được tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng Ba.

Trong tháng 9-1965, thành phố Nam Định vẫn là mục tiêu đánh phá của địch. Ngày 12-9, kho xăng dầu của Nhà máy Liên hợp Dệt bị trúng bom bốc cháy. Lực lượng tự vệ của Nhà máy đã lăn lộn hàng chục tiếng đồng hồ để dập lửa, cứu được hơn 15.000 lít xăng và 4 máy hút dầu. Ngay đêm đó, một tốp máy bay địch lại ném bom vào thành phố, làm nhiều người chết và bị

thương. Đêm 13-9, địch lại cho một tốp máy bay lẻn vào thành phố nhưng đã bị đơn vị tự vệ Nhà máy Liên hợp Dệt phát hiện kịp thời, nổ súng chặn đánh khiến chúng phải trút bom bừa bãi rồi tháo chạy. Ngày 25-9, máy bay địch lại mò vào thành phố, bị pháo phòng không và các loại súng bắn đuổi, đã phải bay rà sát mặt sông Ninh Cơ để ra biển nhưng đã bị tổ trực chiến xã Hải Giang (Hải Hậu) với 12 viên đạn súng trường bắn hạ; chiếc máy bay trở thành

Một phần của tài liệu Hậu phương nam định trong kháng chiến chống mỹ cứu nước (1954 1975) (Trang 75 - 88)