Phát huy dân chủ trong quá trình thực thi chính sách

Một phần của tài liệu Thực thi chính sách phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở thành phố cần thơ (Trang 88 - 94)

Trách nhiệm của của các cấp ủy Đảng, lãnh đạo chính quyền thành phố. Xây dựng khung pháp lý bảo đảm sự tham gia của các tầng lớp dân cư trong việc thực hiện các chính sách. Đây là điều tối cần thiết đảm bảo trên thực tế tính dân chủ của xã hội. Một mặt, có cơ chế cụ thể khuyến khích sự tham gia của người dân trong việc thực hiện các chính sách của Nhà nước, đặc biệt là các chính sách có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của nhân dân - đối tượng thụ hưởng chính sách. Đồng thời, cũng cần phải xây dựng một lộ trình cụ thể về sự tham gia của người dân trong thực hiện chính sách.

Tăng cường các biện pháp giáo dục, có chính sách đẩy nhanh, đẩy mạnh việc nâng cao hơn nữa trình độ văn hóa cho người dân, đặc biệt là kiến thức pháp luật, xã hội để họ khắc phục tâm lý e ngại trao đổi và đối thoại với các cán bộ làm công tác tổ chức, theo dõi thực thi chính sách. Hiểu biết pháp luật, hiểu biết quy định quyền hạn và nghĩa vụ trong thực thi chính sách. Hiểu biết quy tắc, quy trình đóng góp ý kiến, quy trình khiếu tố đúng pháp luật khi có vấn đề nảy sinh trong quá trình thực thi chính sách. Mở các đợt tuyên truyền giáo dục lồng ghép, chiến dịch toàn dân nâng cao ý thức xây dựng địa phương, đóng góp ý kiến vào chủ trương chính sách từ góc độ của mình, thông báo kịp thời với cơ quan chức năng về các hành vi sai phạm của các cán bộ thoái hóa biến chất trong khi thực thi chính sách.

Nâng cao hiệu quả thúc đẩy quy chế dân chủ cơ sở tạo không khí cởi mở dân chủ trong bàn bạc thảo luận các vấn đề chính sách, tôn trọng ý kiến cá nhân để động viên tính tích cực đóng góp các chủ trương chung của tỉnh. Quy định cụ thể và thực hiện nghiêm túc chế độ tiếp dân định kỳ. Tăng cường việc đối thoại hai chiều và nhiều chiều giữa các ban ngành chức năng với người dân trong việc giải quyết những vấn đề nảy sinh bảo đảm sự tham gia và nâng cao năng lực của các cộng đồng địa phương. Hình thành bộ phận chuyên trách đủ quyền hạn,

8888 88

năng lực và tư cách đạo đức để kiểm tra, xử lý các vi phạm của cán bộ, công chức theo phản ánh.

Đổi mới công tác đánh giá cán bộ theo hướng gắn với hiệu quả công việc và mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao trên thực tế. Đi kèm với công tác này là một cơ chế thưởng phạt nghiêm minh, theo đúng pháp luật, pháp lệnh cán bộ công chức. Có chế độ khen thưởng vật chất thỏa đáng để động viên tinh thần. Có hình thức tôn vinh đối với tổ chức, cá nhân có tinh thần trách nhiệm cao với công việc. Xây dựng nội dung tuyên truyền giáo dục chuẩn mực đạo đức mới, đạo đức của nền hành chính công - đạo đức công vụ để qua đó làm tiêu chuẩn đánh giá cán bộ nhằm mục tiêu thay đổi ý thức xã hội tiến tới cải tạo hành vi của các cán bộ công chức. Đồng thời, cũng cần phải tạo dư luận lên án, chế độ kỷ luật nghiêm với những hành vi vi phạm đạo đức công vụ, tắc trách, nhũng nhiễu dân trong thực thi chính sách. Đây là việc rất khó nhưng cần phải làm nếu không sẽ để lại hậu quả vô cùng lớn ảnh hưởng đến chất lượng chính sách và hiệu lực quản lý của Nhà nước trên thực tế không đảm bảo.

Đối với bản thân đối tượng thi hành chính sách - người dân cần thiết phải tự trang bị cho mình những điều rất cơ bản để có thể đạt được quyền làm chủ trong hoạch định và thực thi chính sách. Do đó, mỗi người dân phải biết tự trau dồi tình cảm đạo đức tốt đẹp, tự nhiên, hướng thiện, có tinh thần bảo vệ cái tốt, những giá trị văn hóa đạo đức truyền thống, cương quyết đấu tranh chống lại thói hư tật xấu, cái ác trong đời sống xã hội xung quanh.

Từ nền đạo đức nhân văn đó mà hình thành nên tình cảm chính trị, đạo đức cách mạng, biết đặt lợi ích cộng đồng lên trên; chấp hành mọi chủ trương chính sách của địa phương. Đây là yếu tố tối quan trọng để hiện thực hóa quyền làm chủ của mình, trong đó có làm chủ quá trình hoạch định và thực thi chính sách bảo đảm quyền và lợi ích cho mình.

Có niềm tin vào tính tốt đẹp của chính sách của tỉnh. Với những phẩm chất nói trên, đối tượng chính sách sẽ có tác động thuận chiều, sự ủng hộ chính

8989 89

quyền, góp ý, đề xuất, phản biện về những vấn đề chính sách, là một thuận lợi

Kết luận chương 3

Phát triển NNL TP Cần Thơ đang là vấn đề cấp bách trước yêu cầu khách quan của thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH. Tuy nhiên, NNL TP Cần Thơ phát triển theo hướng nào, nhanh hay chậm và đến mức độ nào phần lớn tùy thuộc vào hệ thống chính sách và giải pháp mà TP Cần Thơ đề ra có nhằm khơi dậy tiềm năng, bồi dưỡng, khai thác và sử dụng có hiệu quả NNL cho CNH, HĐH hay không.

Các giải pháp nêu trên khó có thể bao quát đầy đủ các vấn đề của thực tiễn thực thi chính sách công ở TP Cần Thơ song đã đề cập những khía cạnh rất cơ bản thuộc về nhận thức của Đảng, cơ chế chính sách, con người, mối liên hệ phối hợp hoạt động, bộ máy... có sự tác động trực tiếp đến quá trình thực thi chính sách. Tuy nhiên để thực sự phát huy tác dụng, mỗi giải pháp cần được cụ thể hóa ở rất nhiều các biện pháp, gắn trực tiếp với tình hình tại địa phương, tùy giai đoạn, đặc biệt là tùy nhiệm vụ chính trị của từng thời kỳ.

Việc tách ra từng giải pháp chỉ có tính chất tương đối, thực chất nội dung của chúng là những vấn đề có sự tương tác qua lại với nhau, giải pháp này làm tiền đề cho giải pháp khác và chúng lồng vào nhau rất khó tách bạch. Do đó, cần có sự phối kết hợp thực hiện các giải pháp một cách đồng bộ nhằm thúc đẩy hoàn thiện, đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả thực thi chính sách công ở TP Cần Thơ .Tuy nhiên, cần phải có thời gian và sự đầu tư nghiên cứu kỹ mới có thể có đánh giá khách quan đầy đủ các vấn đề đang nảy sinh trong thực tiễn, giải pháp đề xuất mới có tính khả thi cao.

9090 90

C. KẾT LUẬN

Ngày nay, cùng với sự phát triển như vũ bảo của KH - CN và yêu cầu của quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH, NNL trở nên quan trọng trở thành yếu tố quyết định sự tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững của quốc gia. Đảng ta khẳng định, phát triển NNL là giải pháp đột phá để nước ta đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế. Thế kỷ XXI đang mở rộng trước mắt nhân loại với rất nhiều cơ hội và thách thức. Đối với Việt Nam, đây là thời điểm chúng ta chuẩn bị mọi nguồn lực để tiếp tục bước vào một giai đoạn mới có tính tạo đà quyết định cho sự nghiệp xây dựng CNXH - giai đoạn đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Chính vì lẽ đó, mà nhiều lần Đảng ta đã khẳng định, nguồn lực này là quý báu nhất, có vai trò quyết định, đặc biệt đối với nước ta khi nguồn lực tài chính

9191 91

và nguồn vật lực còn hạn hẹp. Do vậy, để đảm bảo cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước thành công thì một trong những nhiệm vụ hàng đầu là phát triển NNL để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đó.

Sự phát triển kinh tế - xã hội phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhiều điều kiện, nhưng chủ yếu nhất vẫn là phụ thuộc vào con người. Điều khẳng định trên lại càng đúng với hoàn cảnh cụ thể của nước ta, trong giai đoạn đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. So sánh các nguồn lực với tư cách là tiền đề phát triển đất nước, tiến hành CNH, HĐH, thì nguồn lực con người có ưu thế hơn cả. Do vậy, hơn bất cứ nguồn lực nào khác, nguồn lực con người phải chiếm vị trí trung tâm và đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nước ta. Phát triển NNL là vấn đề quan trọng nhất, góp phần thực hiện thành công sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.

Phân tích có hệ thống cơ sở lý luận về chính sách và thực thi chính sách, về cấu trúc của NNL, về vai trò của nó trong phát triển xã hội, nhất là trong quá trình CNH, HĐH đất nước; làm rõ vị trí, tầm quan trọng của việc thực thi chính sách phát triển NNL trong tiến trình CNH, HĐH, kinh tế thị trường, hội nhập.

Luận văn đã phân tích làm rõ những đặc điểm về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội quan điểm của Đảng chính sách của Nhà nước nói chung và thành phố Cần Thơ nói riêng về phát triển NNL. Tất cả những yếu tố đó đều có ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng NNL, ảnh hưởng đến quy mô, tốc độ phát triển NNL của thành phố trong những năm qua.

Thành phố vừa thực hiện đầy đủ các cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước, vừa mạnh dạn triển khai một số cơ chế, chính sách có tính đột phá, sáng tạo phù hợp với tính đặc thù của địa phương. Chính từ đó, trong những năm qua NNL thành phố đã có bước phát triển về mọi mặt. Tuy nhiên, NNL của thành phố hiện tại còn nhiều bất cập, số lượng và chất lượng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển ngày càng nhanh của thành phố, mất cân đối về cơ cấu ngành nghề và cấp bậc đào tạo, nhất là việc sử dụng chưa thật sự có hiệu quả việc đào

9292 92

tạo, sử dụng NNL này chưa được quan tâm đúng mức.

Xuất phát từ những quan điểm cơ bản cần quán triệt trong quá trình thực thi chính sách phát triển NNL, luận văn xây dựng một hệ thống giải pháp mang tính định hướng để có thể nghiên cứu, tham khảo trong quá trình hoạch định chính sách phát triển NNL, đặc biệt NNL chất lượng cao, phù hợp với thực tiễn công cuộc CNH, HĐH của thành phố. Sự nghiệp CNH, HĐH và công cuộc đổi mới đất nước chỉ có thể thành công khi chúng ta có được NNL đông về số lượng và mạnh về chất lượng, thật sự là động lực mạnh mẽ thúc đẩy sự phát triển nhanh và bền vững.

Để thực thi được những mục tiêu đề ra, trong thực thi chính sách NNL, phải phát huy được những thành tựu đã đạt được, tiếp tục thực hiện những mục tiêu đã xác định, những giải pháp đã đem lại thành công, đồng thời đổi mới mọi mặt trong tổ chức và thực hiện chính sách, áp dụng đồng bộ các giải pháp. Trong những năm sắp tới, để Cần Thơ phát triển với tốc độ nhanh và bền vững, để Cần Thơ trở thành một trong những địa phương đi đầu trong sự nghiệp CNH, HĐH và cơ bản trở thành thành phố công nghiệp trước năm 2020 như mục tiêu phát triển đã đặt ra, thì cần phải có chiến lược để phát triển NNL một cách đúng đắn và hiệu quả hơn.

9393 93

Một phần của tài liệu Thực thi chính sách phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở thành phố cần thơ (Trang 88 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w