Thực thi các chính sách khuyến khích và đầu tư phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Thực thi chính sách phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở thành phố cần thơ (Trang 65 - 69)

nguồn nhân lực

2.2.4.1. Thực thi các chính sách khuyến khích nâng cao trình độ văn

hóa, chuyên môn, nghiệp vụ

Bước vào thời kỳ CNH, HĐH thành phố đã có những chủ trương, chính sách khuyến khích người lao động nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ nhằm xây dựng NNL của thành phố đủ trình độ, năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới. Nghị quyết số 10/ 2010/ NQ – HĐND của Hội đồng nhân dân ngày 25 tháng 6 năm 2010 Ban hành chính sách thu hút, hỗ trợ, khuyến khích nguồn nhân lực của thành phố. Quyết định số 44 của UBND thành

6565 65

phố Cần Thơ ban hành qui định thực hiện chính sách thu hút, hỗ trợ, khuyến khích nguồn nhân lực của thành phố. Nghị quyết số 17/2014/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân ngày 05 tháng 12 năm 2014 Ban hành chính sách thu hút, hỗ trợ, khuyến khích nguồn nhân lực của thành phố Cần Thơ giai đoạn 2015 - 2020: Chính sách thu hút những người có trình độ chuyên môn cao, chuyên gia thuộc các chuyên ngành phù hợp với yêu cầu phát triển nguồn nhân lực của thành phố.

Nội dung các chính sách này khuyến khích nâng cao trình độ văn hóa, chuyện môn nghiệp vụ, phát triển NNL của thành phố với nhiều ưu đãi như: Hỗ trợ người có trình độ chuyên môn cao (Giáo sư - Tiến sĩ, Phó Giáo sư - Tiến sĩ, Tiến sĩ), chuyên gia khoa học có tuổi đời không quá 55 đối với nam và không quá 50 đối với nữ, về công tác, hợp tác tại các đơn vị sự nghiệp khoa học công nghệ, nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học kỹ thuật cấp thành phố, thuộc các nhóm ngành: kinh tế, giáo dục, y tế, kỹ thuật công nghệ, nông nghiệp kỹ thuật cao, công nghệ sinh học, luật (kinh tế - thương mại). Bác sĩ chuyên khoa II, Bác sĩ chuyên khoa I, Thạc sĩ - Bác sĩ có tuổi đời không quá 50 đối với nam và không quá 45 đối với nữ, về công tác tại các cơ sở y tế công lập tuyến thành phố, quận, huyện. Bác sĩ, Cử nhân ngành y có tuổi đời không quá 50 đối với nam và không quá 45 đối với nữ, về công tác tại cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở y tế công lập tuyến thành phố, quận, huyện, xã, phường [52, tr. 2].

Người thực hiện chính sách thu hút được tạo điều kiện bố trí vào các vị trí phù hợp với chuyên môn, sở trường nhằm phát huy khả năng cống hiến; ngoài chế độ chính sách theo quy định, được hỗ trợ một lần như sau: Giáo sư - Tiến sĩ: 150.000.000 đồng/người; Phó Giáo sư - Tiến sĩ: 130.000.000 đồng/người; được hỗ trợ tiền thuê nhà ở trong thời gian công tác tại thành phố tối đa không quá 10.000.000 đồng/người/tháng; Tiến sĩ (người vừa tốt nghiệp: 100.000.000 đồng/người; người đang công tác, có kinh nghiệm thực tiễn ít nhất 05 năm: 120.000.000 đồng/người). Bác sĩ chuyên khoa II, Bác sĩ chuyên khoa I,

6666 66

Thạc sĩ - Bác sĩ, được hỗ trợ một lần với mức: Người vừa tốt nghiệp: Bác sĩ chuyên khoa II: 65.000.000 đồng/người; Bác sĩ chuyên khoa I, Thạc sĩ - Bác sĩ: 45.000.000 đồng/người; Người đang công tác, có kinh nghiệm thực tiễn ít nhất 05 năm: Bác sĩ chuyên khoa II: 80.000.000 đồng/người; Bác sĩ chuyên khoa I, Thạc sĩ - Bác sĩ: 55.000.000 đồng/người [52, tr. 2 ].

Chính sách hỗ trợ, khuyến khích đào tạo đối với cán bộ, công chức, viên chức của thành phố học tập nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu của vị trí việc làm và theo từng chức danh phù hợp :

- Đào tạo sau đại học: Cán bộ, công chức, viên chức cấp thành phố, quận, huyện; cán bộ, công chức cấp xã; viên chức Trạm y tế xã, phường, thị trấn được cơ quan có thẩm quyền cử đi học theo phân cấp quản lý, được hỗ trợ như sau: Trong diện quy hoạch: Ngoài chế độ, chính sách theo quy định hiện hành có liên quan; sau khi có học vị được hỗ trợ một lần: Tiến sĩ: 75.000.000 đồng/người (nữ); 70.000.000 đồng/người (nam); Bác sĩ chuyên khoa II, Dược sĩ chuyên khoa II: 70.000.000 đồng/người (nữ); 65.000.000 đồng/người (nam); Thạc sĩ: 60.000.000 đồng/người (nữ); 55.000.000 đồng/người (nam); Bác sĩ chuyên khoa I, Dược sĩ chuyên khoa I: 55.000.000 đồng (nữ); 50.000.000 đồng (nam). Ngoài diện quy hoạch: Cán bộ, công chức, viên chức tự học tập nâng cao trình độ với chuyên ngành phù hợp vị trí việc làm đang đảm nhận; đi học theo các chương trình, dự án ngoài nguồn kinh phí của Nhà nước (được Thủ trưởng cơ quan, đơn vị chấp thuận); có cam kết làm việc sau đào tạo theo quy định của thành phố. Sau khi có học vị, được hỗ trợ một lần với mức hỗ trợ như cán bộ, công chức, viên chức đào tạo trong diện quy hoạch [52, tr 3].

Bên cạnh chính sách thu hút NNL chất lượng cao thì việc thực hiện chính sách khuyến khích nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức viên chức cũng được thực hiện khá tốt. Trước khi cử cán bộ đi đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ phải trải qua khâu qui hoạch, rà soát kỹ đối tượng để đảm bảo yêu cầu. Từ năm 2008 đến nay, Cần Thơ đã cử đi đào tạo

6767 67

chuyên môn 3.566 đồng chí (đại học 2.989 đồng chí, sau đại học 577); đào tạo lý luận chính trị cao cấp, cử nhân 488 đồng chí, trung cấp 1.631. Trong đó, đào tạo theo chương trình Đề án 165 của Ban Tổ chức Trung ương có 11 học viên; Đề án 150 có 106; 34 trường hợp đi học theo diện bồi dưỡng ngắn hạn, dài hạn ở nước ngoài. Hiện nay, 80 học viên đã tốt nghiệp, về nước và được phân công công tác tại các sở, ban, ngành của Thành phố. Cụ thể về trình độ chuyên môn và lý luận chính trị của cán bộ, công chức, viên chức 3 cấp ở Cần Thơ như sau: Cấp thành phố: Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các sở, ban, ngành có trình độ chuyên môn đại học 76,57%, sau đại học 20,10 %; Đội ngũ chuyên viên có trình độ chuyên môn đại học 68,06%, sau đại học 5,32% Viên chức có trình độ chuyên môn trung cấp 40,19%, đại học 47,56%, sau đại học 9,15%; Cấp quận, huyện: Cán bộ lãnh đạo, quản lý có trình độ chuyên môn đại học 71,28%, sau đại học 4,17%. Viên chức có trình độ chuyên môn trung cấp 59,86%, đại học 37,04% và sau đại học 0,02%. Cấp xã: Cán bộ, công chức chủ chốt có trình độ chuyên môn trung cấp 35,78%, đại học 24,84%, sau đại học 0,42%. Cán bộ, công chức khối Mặt trận, đoàn thể có trình độ chuyên môn trung cấp 21,8%, đại học 6,26%. Nhìn chung, tỷ lệ cán bộ, công chức cấp thành phố và quận, huyện đạt chuẩn về trình độ chuyên môn tương đối cao (trình độ đại học 76,57%, sau đại học 20,20% đối với cấp thành phố; 75,35% cán bộ có trình độ đại học trở lên đối với cấp quận, huyện). Viên chức cấp thành phố và quận, huyện có trình độ chuyên môn đại học trở lên đạt gần 50%. Cán bộ, công chức cấp xã trình độ đạt chuẩn từ trung cấp trở lên đạt 88,29% [52, tr 4].

Với chính sách trợ cấp, đãi ngộ trên, thành phố đã kịp thời đáp ứng phần nào yêu cầu xây dựng và phát triển NNL cho thành phố. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng còn một số hạn chế trong việc thực hiện các chính sách như: Tuy số lượng có tăng, nhưng cán bộ được đào tạo sau đại học còn ít, nhất là trình độ tiến sĩ. Phần đông cán bộ, công chức được đào tạo đại học chủ yếu là hệ tại chức nên hạn chế về chất lượng và hiệu quả công tác. Công tác rà soát đã được thực hiện nhưng

6868 68

trong quá trình thực hiện chính sách vẫn còn đào tạo trình độ chuyên môn chưa phù hợp, chưa gắn với thực tiễn địa phương, đơn vị; Công tác phối hợp với các cơ sở đào tạo đôi khi chưa thật sự chặt chẽ. Những hạn chế này phần nào cũng ảnh hưởng đến việc thực thi các chính sách khuyến khích nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ, ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng NNL của thành phố.

Một phần của tài liệu Thực thi chính sách phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở thành phố cần thơ (Trang 65 - 69)