Đổi mới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng trong chỉ đạo, kiểm tra tổ chức thực thi chính sách phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Thực thi chính sách phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở thành phố cần thơ (Trang 80 - 83)

tra tổ chức thực thi chính sách phát triển nguồn nhân lực

Các cấp ủy Đảng cần tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo việc quán triệt và tổ chức thực hiện chính sách về phát triển NNL, coi đây là một nhiệm vụ chính trị đặc biệt quan trọng, đề ra chương trình hành động cụ thể nhằm thực hiện chính sách có hiệu quả. Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, đồng thời phát huy vai trò của xã hội trong việc phát triển nguồn lực con người của Cần Thơ. Muốn thực hiện đạt kết quả nội dung này, chúng ta cần tuyên truyền sâu rộng về chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng và chính sách, pháp luật nhà nước, các cấp, các ngành và toàn xã hội nhằm nâng cao nhận thức về vai trò của nguồn lực con người trong mục tiêu phát triển bền vững của Cần Thơ. Chúng ta tiếp tục hoàn thiện, nâng cao năng lực, hiệu lực và hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý phát triển nhân lực. Trong đó, chú trọng vấn đề đổi mới, nâng cao chất lượng, phân định rõ thẩm quyền và trách nhiệm của các cơ quan quản lý nguồn nhân lực, cần thống nhất nhiệm vụ quản lý phát triển nhân lực về một đầu mối, đồng thời tăng cường sự phối hợp giữa các cấp, các ngành về phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn. Tập trung chỉ đạo triển khai

8080 80

thực hiện có hiệu quả chương trình đào tạo nguồn nhân lực của thành phố Cần Thơ đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 nhằm bảo đảm nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển của thành phố theo tinh thần Nghị quyết số 45- NQ/TW của Bộ Chính trị “Về xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Nâng cao nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền và đoàn thể nhân dân thành phố Cần Thơ về vai trò của nguồn lực con người trong mục tiêu phát triển bền vững. Đây là vấn đề cần được quan tâm thực hiện đầu tiên, nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của toàn xã hội về phát triển nguồn lực con người. Phải xem vấn đề phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao là sự nghiệp chung của cả hệ thống chính trị, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, sự tham gia của cộng đồng doanh nghiệp với tư cách là người sử dụng lao động và của chính bản thân người lao động. Trong giai đoạn hiện nay, cần tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến đến tất cả mọi tổ chức, cá nhân về vai trò, vị trí của phát triển nhân lực cũng như những thông tin cần thiết về cung - cầu nhân lực của thành phố.

Nhận thức của lãnh đạo về trách nhiệm của người tổ chức thực thi chính sách đã có sự thay đổi rất lớn. Biểu hiện qua thực tiễn điều hành và những chủ trương, phương hướng lớn. Điều đó đã tạo ra hiệu quả chính sách phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung và chính sách phát triển NNL nói riêng. Nhận thức về vai trò của đội ngũ cán bộ lãnh đạo Đảng chuyển từ cầm quyền sang lãnh đạo chính quyền - tức đưa ra chủ trương định hướng tốt hơn cho quá trình tổ chức thực thi chính sách, tránh được những hạn chế đang gặp phải hiện nay ở quá trình thực thi chính sách nói chung và chính sách phát triển NNL nói riêng làm hạn chế vai trò quản lý của nhà nước.

Đổi mới quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo; đẩy mạnh phân cấp quản lý, tăng cường quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các cơ sở giáo dục và

8181 81

đào tạo; xây dựng kế hoạch đào tạo sát nhu cầu của thị trường, gắn đào tạo với sử dụng lao động; Tăng cường liên kết giữa các cơ sở đào tạo, các doanh nghiệp và đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong đào tạo. Động viên, khuyến khích mọi người tự học tập vươn lên, tạo sự chuyển biến nhận thức của người lao động từ yêu cầu bắt buộc học tập nâng cao trình độ thành nhu cầu tự học tập để cống hiến nhiều hơn cho xã hội, góp phần tích cực xây dựng xã hội học tập.

Thực thi chính sách diễn ra trên địa bàn rộng và do nhiều cơ quan, tổ chức và cá nhân tham gia. Các điều kiện về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường ở các vùng, địa phương không giống nhau, cũng như trình độ, năng lực tổ chức điều hành của cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước không đồng đều, do vậy các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải tiến hành theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực thi chính sách. Qua kiểm tra, đôn đốc, các mục tiêu và biện pháp chủ yếu của chính sách lại được khẳng định để nhắc nhở mỗi cán bộ, công chức, mỗi đối tượng thực thi chính sách tập trung chú ý những nội dung ưu tiên trong quá trình thực thi chính sách. Căn cứ kế hoạch kiểm tra, đôn đốc đã được phê duyệt các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện hoạt động kiểm tra có hiệu quả.

Việc kiểm tra thường xuyên giúp cho nhà quản lý nắm chắc được tình hình thực thi chính sách, từ đó đánh giá được khách quan về những điểm mạnh, điểm yếu của công tác tổ chức thực thi chính sách, giúp phát hiện những thiếu sót trong công tác lập kế hoạch tổ chức thực thi để điều chỉnh; tạo điều kiện phối hợp nhịp nhàng các hoạt động độc lập của các cơ quan, đối tượng thực thi chính sách; tạo ra sự tập trung thống nhất trong việc thực hiện mục tiêu chính sách; kịp thời khuyến khích những nhân tố tích cực trong thực thi chính sách để tạo ra những phong trào thiết thực cho việc thực hiện mục tiêu.

Đổi mới công tác kiểm tra đôn đốc còn giúp cho các đối tượng thực thi chính sách biết được những hạn chế của mình để điều chỉnh bổ sung, hoàn thiện; giúp họ nhận thức được vị trí của mình để họ yên tâm thực hiện có trách nhiệm

8282 82

công việc được giao; đồng thời cũng giúp cho các đối tượng nắm chắc được quyền lợi, nghĩa vụ của mình trong thực thi chính sách để yêu cầu các cơ quan Nhà nước chấp hành đầy đủ nghĩa vụ theo quy định của chính sách.

Một phần của tài liệu Thực thi chính sách phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở thành phố cần thơ (Trang 80 - 83)