lao động
Khi Việt Nam chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, vấn đề phân bố lao động được thực hiện thông qua thị trường. Kế hoạch của Nhà nước chỉ có tính chất định hướng và Nhà nước điều tiết quá trình phân bố đó một cách gián tiếp bằng các cơ chế, chính sách vĩ mô và tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy quá trình phân bố đó phù hợp với quan hệ cung cầu cũng như quy luật khách quan của nền kinh tế thị trường về phân bố, sử dụng lao động. Do đó phân bố lao động được thực hiện trong mối quan hệ với chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thực chất thực hiện chính sách phân bố lao động trong thời kỳ đổi mới theo các nghị quyết của Đảng là thực hiện quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động phù hợp với cơ cấu kinh tế. Đại hội XI của Đảng bộ TP Cần Thơ đã xác định phương hướng phát triển kinh tế TP Cần Thơ đến 2020: “...Đẩy mạnh phát triển kinh tế với tốc độ cao và bền vững, tập trung chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp - dịch vụ thương – nông nghiệp công nghệ cao, làm nền tảng để TP Cần Thơ cơ bản trở thành thành phố công nghiệp trước năm 2020” [17, tr. 5].
Cần Thơ là thành phố trực thuộc Trung ương, nằm ở vị trí trung tâm của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Lợi thế của thành phố Cần Thơ không chỉ ở các lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản mà còn ở vị trí địa lý, cho phép phát triển các dự án trong các lĩnh vực: hạ tầng đô thị, hạ tầng giao thông; nông nghiệp công nghệ cao; công nghiệp chế biến nông, thủy sản; du lịch và hạ tầng phục vụ du lịch; các ngành công nghiệp phụ trợ.
Trong thời gian qua, thành phố đã có nhiều chính sách phù hợp để xây dựng cơ cấu và phân bố sử dụng lao động đáp ứng quá trình phát triển. Thành phố đang trong quá trình phát triển, quá trình đô thị hóa diễn ra khá nhanh, đòi hỏi qúa trình phân bổ lại lao động cho phù hợp là một đòi hỏi cấp thiết của sự
6161 61
phát triển. Quá trình phát triển nhanh, mạnh dẫn đến sự thiếu hụt và mất cân bằng trong phân bố và sử dụng lao động. Trước khi chia tách thì tỉnh Cần Thơ tỷ lệ lao động trong nông nghiệp khá cao nhưng khi chia tách và thành phố Cần Thơ trực thuộc trung ương và trở thành trung tâm động lực phát triển của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Tỷ trọng, cơ cấu nền kinh tế cũng thay đổi, giảm tỷ trọng nông nghiệp tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Điều này dẫn đến một đòi hỏi cấp thiết là phải phân bố và sử dụng lực lượng lao động cho phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Chính vì có sự thay đổi về lao động lớn nên không tránh khỏi sự thiếu hụt lao động trong công nhiệp và dịch vụ. Sự thiếu hụt về nguồn nhân lực đã được giải quyết bằng nhiều chủ trương, giải pháp phát triển nguồn nhân lực qua việc nâng cấp và mở thêm các trường đại học, cao đẳng chuyên ngành…Có thể nói, thành phố Cần Thơ đã hội đủ các yếu tố cần thiết để trở thành một trong những trung tâm kinh tế lớn của cả nước, có khả năng hợp tác, chủ động hội nhập kinh tế với khu vực và quốc tế. Thành phố Cần Thơ không ngừng nổ lực cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh để thu hút tốt hơn các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Một số chính sách hỗ trợ đầu tư đã được thực hiện như cải tiến thủ tục hành chính theo hướng một cửa, một cửa liên thông, rút ngắn thời gian cấp giấy chứng nhận đầu tư, giảm chi phí đào tạo nghề và chi phí quảng cáo cho các doanh nghiệp mới thành lập…
Ðảng bộ và chính quyền TP Cần Thơ trong thực hiện đường hướng kinh tế mở, với thương mại-dịch vụ làm đột phá mang tính chiến lược, đồng thời tập trung phát huy những lợi thế mang tính động lực của toàn vùng ÐBSCL về thương mại, dịch vụ, công nghiệp, nông nghiệp, tăng cường khả năng liên kết và kết nối mạnh với các trung tâm kinh tế và các địa phương trên địa bàn vùng... Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, Cần Thơ luôn chú trọng tạo mọi điều kiện để phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khai thác tiềm năng, lợi thế theo hướng phát triển công nghiệp, dịch vụ và du lịch; thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng gia tăng công nghiệp và các ngành dịch vụ trong cơ cấu
6262 62
GDP, đến năm 2013 tỷ trọng nông nghiệp - thủy sản chiếm 10,61%, công nghiệp - xây dựng chiếm 44,16% và dịch vụ chiếm 45,23%.; GDP bình quân đầu người đạt 2. 989 đô la vào năm 2013[3, tr. 7].
Về thực hiện chính sách phân bố lao động trong các ngành kinh tế:
Từ khi thực hiện chính sách đổi mới kinh tế, cơ cấu kinh tế của Cần Thơ đã có sự chuyển dịch đáng kể theo hướng tỷ trọng nông nghiệp trong tổng sản phẩm GDP giảm trong khi tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ tăng. Cơ cấu kinh tế năm 2013 tỷ trọng nông nghiệp - thủy sản chiếm 10,61%, công nghiệp - xây dựng chiếm 44,16% và dịch vụ chiếm 45,23%. Nhìn chung co cấu kinh tế đã phát triển với cơ cấu và nông nghiệp chất lượng cao, trong đó công nghiệp - thương mại , dịch vụ chiếm vai trò chủ lực trong nền kinh tế. Cùng với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH, cơ cấu lao động theo ngành nghề ở Cần Thơ cũng từng bước chuyển đổi theo hướng tăng dần tỷ lệ lao động trong khu vực công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ lệ lao động trong nông nghiệp. Theo số liệu của Cục Thống kê thành phố Cần Thơ cơ cấu lao động (tính đến năm 2013) tổng số là 864.041 người, trong đó lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế: 650.342 người. Cụ thể trong khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản: 260.418 người( chiếm 40%); khu vực công nghiệp chế biến, xây dựng: 127.593 người (19, 6%); khu vực thương mại, giao thông: 262.331 người (chiếm 40, 4%) [3, tr. 9].
Tuy nhiên, việc sử dụng lực lượng lao động này trong lĩnh vực cũng đang nổi lên những vấn đề đáng lưu ý. Lao động trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại đã có bước phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo nghề chiếm tỷ lệ cao nhưng chủ yếu tập trung ở các ngành nghề phổ thông, lao động trình độ cao chưa đáp ứng được với nhu cầu thực tế, đây là vấn đề cần phải tập trung giải quyết.
Cơ cấu kinh tế nông thôn còn chuyển biến, kinh tế hộ gia đình tuy đã có bước phát triển nhưng chưa đủ sức vươn lên để phát triển sản xuất hàng hóa, đẩy
6363 63
mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Tỷ lệ lao động thiếu việc làm ở khu vực nông thôn còn cao, tập trung chủ yếu ở số lao động chưa qua đào tạo, chất lượng còn thấp, chủ yếu là lao động giản đơn. Do vậy, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trong giai đoạn tới còn gặp nhiều khó khăn. Điều đó làm ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự tăng trưởng trong nông nghiệp và kinh tế nông thôn trong quá trình CNH, HĐH.
Về phân bố và sử dụng lực lượng lao động trong công nghiệp và thương mại dịch vụ:
Năm 2013, tổng số lao động trong khu vực công nghiệp là 127.593 người chiếm 19,6% tổng cơ cấu lao động của thành phố, trong đó : Công nghiệp khai thác mỏ: 264 người, công nghiệp chế biến: 83.669 người, sản xuất điện, nước: 4.571 người, xây dựng: 39.089 người. Công nghiệp đã có bước chuyển đáng kể nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp được xây dựng mới, mở rộng về quy mô, kinh tế tư nhân đã có những đóng góp to lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Cần Thơ khuyến khích phát triển công nghiệp áp dụng công nghệ tiết kiệm nguyên vật liệu và năng lượng; ưu tiên phát triển cụm liên kết ngành nhằm tạo chuỗi giá trị gia tăng để nâng cao giá trị gia tăng, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, hiệu quả sản xuất công nghiệp. Lực lượng lao động trong lĩnh vực này chưa đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sản xuất công nghiệp. Các cơ sở đào tạo ở thành phố đã cố gắng cung cấp nguồn nhân lực cho lĩnh vực nhưng vẫn chưa đáp ứng về cả số lượng và chất lượng, điều đó làm ảnh hưởng đến năng suất, hiệu quả của sản xuất công nghiệp.
Năm 2013, tổng số lao động trong khu vực thương mại là 262.331 người chiếm 40, 3% tổng cơ cấu lao động của thành phố, trong đó : Thương nghiệp, khách sạn, nhà hàng: 144.821 người, giao thông vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc: 32.811 người, các ngành khác: 84.699 người. Trong lĩnh vực thương mại- dịch vụ, Cần Thơ phát triển mạnh mạng lưới bán buôn; mở rộng thị trường nội
6464 64
địa, tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp xúc tiến thương mại, tiêu thụ hàng hóa cả trong nước và nước ngoài, phấn đấu đưa mức lưu chuyển hàng hóa trong năm 2014 đạt trên 70.000 tỷ đồng; xuất khẩu 516.500 tấn gạo, 488.000 tấn thủy sản, phấn đấu đưa kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng chính gồm gạo, thủy sản, hàng may mặc, da giày, sắt thép, đinh, hàng thủ công mỹ nghệ, thuốc tây đạt 1,65 tỷ USD, tăng 10% so năm 2013 [3, tr. 25].
Quá trình thực thi chính sách phân bố và sử dụng lao động ở Cần Thơ tạo ra hai xu hướng cần phải giải quyết:
Một là, nếu các chính sách điều chỉnh đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH cần sử dụng NNL có chất lượng, tạo ra việc làm chất lượng, năng suất lao động cao, điều chỉnh cơ cấu lao động phù hợp với cơ cấu của nền kinh tế, tổ chức lại lao động. Điều này tất yếu dẫn đến hiện tượng dư thừa lao động, đặc biệt là dư thừa lao động trong nông nghiệp.
Hai là, nếu thực thi chính sách chú trọng đến yêu cầu sử dụng toàn bộ NNL, cố gắng giải quyết việc làm đầy đủ cho người lao động, mà ít chú ý đến chất lượng và hiệu quả sử dụng thì sẽ không khơi dậy và phát triển được năng lực và sức sáng tạo của con người cho mục tiêu CNH, HĐH.