Thông thường một chính sách được thực thi trên phạm vi rộng lớn, tối thiểu cũng là một địa phương vì thế số lượng cá nhân và tổ chức tham gia thực thi chính sách là rất lớn. Số lượng tham gia bao gồm các đối tượng tác động của chính sách, nhân dân thực hiện và bộ máy tổ chức thực thi của Nhà nước. Không chỉ có vậy, các hoạt động thực hiện mục tiêu chính sách cũng diễn ra hết sức phong phú, phức tạp theo không gian và thời gian. Chúng đan xen nhau, thúc đẩy hay kìm hãm nhau theo quy luật... Trong thực tế thường hay phân công cơ quan chủ trì và các cơ quan phối hợp thực hiện một chính sách cụ thể nào đó. Chính sách có thể tác động đến lợi ích của một bộ phận dân cư, nhưng kết quả tác động lại liên quan đến nhiều yếu tố, quá trình thuộc các bộ phận khác nhau, nên cần phải phối hợp chúng lại để đạt yêu cầu quản lý.
Hoạt động kiện toàn tổ chức, phân công, phối hợp diễn ra theo tiến trình thực hiện chính sách một cách chủ động, sáng tạo để luôn duy trì chính sách được ổn định, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả chính sách.
- Trách nhiệm các cơ quan nhà nước liên quan: Đối với cơ quan lao động - việc làm:
+ Phối hợp chặt chẽ với các ngành, các cấp đồng thời tăng cường phân cấp quản lý cho các huyện và thị xã các địa phương, nhất là cấp xã, phường, thị trấn trong tổ chức thực hiện công tác đào tạo nghề. Thành phố cần thống nhất chỉ đạo trong công tác phối hợp, phân công trách nhiệm rõ ràng của các ngành các cấp có liên quan trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của mỗi cơ quan.
Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các ngành, các cấp, địa phương có liên quan, đây là việc rất quan trọng, nếu không xây dựng và vận hành hiệu quả cơ chế này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc đào tạo nâng cao chất lượng NNL trong
8383 83
tương lai. Bên cạnh đó, việc nâng cao trách nhiệm của các cơ quan thực thi cũng là một vấn đề rất quan trọng. Các cơ quan nhận thức rõ được tầm quan trọng của mình trong việc thực thi các chính sách sẽ thấy được trách nhiệm của mình, nêu cao tinh thần trách nhiệm và thực hiện tốt nội dung nhiệm vụ của mình là góp phần lớn vào công việc chung.
Cần xây dựng một cơ chế kiểm tra, giám sát việc thực thi các chính sách, trong quá trình triển khai thực hiện nếu không thực hiện đúng theo qui định cần có cơ chế chế tài để đảm bảo cho việc thực thi chính sách có hiệu quả, đạt chất lượng và yêu cầu.
Cấp quận, huyện: Xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện mục tiêu đào tạo nghề hàng năm và cả giai đoạn, huy động nguồn lực và chủ động phân bổ theo thẩm quyền phân cấp, đảm bảo đúng mục tiêu, nội dung cho các xã, phường, thị trấn; hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện và giám sát chặt chẽ.
Cấp xã: Khảo sát, bình xét, đối tượng được đào tạo nghề, vay vốn ưu đãi để tạo việc làm... và giám sát, đánh giá hiệu quả và kết quả thực hiện.
Thiết lập hệ thống chỉ tiêu giám sát, đánh giá phù hợp ở các cấp. Hệ thống này bao gồm cả chỉ tiêu đầu vào, đầu ra, hiệu quả và tác động của công tác đào tạo tới việc nâng cao chất lượng nguồn lao động, giải quyết việc làm, giảm nghèo và được xác lập ở cấp tỉnh, huyện và xã. Thống nhất phương pháp và cơ chế thu thập thông tin theo “chiều dọc” và “chiều ngang”.
Kiểm tra thường xuyên, định kỳ ở cấp xã, phường, thị trấn thông qua các mẫu biểu chỉ tiêu đánh giá cụ thể, chi tiết và thống nhất.
Đề cao vai trò giám sát của Hội đồng nhân dân, mặt trận và các đoàn thể các cấp.
Cơ quan GD - ĐT:
Sở GD - ĐT xây dựng kế hoạch phát triển GD - ĐT theo từng năm và từng giai đoạn; đồng thời hướng dẫn các huyện, thị xã, các ngành liên quan xây
8484 84
dựng quy hoạch và kế hoạch phát triển GD - ĐT phù hợp với quy hoạch và kế hoạch chung.
Chủ trì, phối hợp với phòng giáo dục các huyện, thị, các sở, ngành liên quan tổ chức chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển GD - ĐT của tỉnh phù hợp với định hướng, mục tiêu đã đề ra.
Quy hoạch, phát triển mạng lưới trường học một cách phù hợp, ổn định, bố trí lại hệ thống trường lớp, đầu tư xây dựng trường học ở những nơi còn thiếu.
Triển khai các chương trình, đề án nhằm phát triển, nâng cao hiệu quả GD - ĐT như đề án phát triển giáo dục mầm non, trung học, ứng dụng công nghệ thông tin, phổ cập giáo dục bậc trung học kết hợp với việc xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình mới.
Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục các cấp (đủ về số và chuẩn về trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ); thực hiện tốt chủ trương đổi mới chương trình, nội dung và phương pháp giáo dục.
- Trách nhiệm các đoàn thể chính trị - xã hội:
Các hội, đoàn thể: Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Liên đoàn Lao động, Hội chữ thập đỏ, Hội khuyến học… hàng năm chỉ đạo các cấp hội thực hiện tốt việc đưa con em đến trường, vận động con em gia đình nghèo đi học và hỗ trợ học bổng, học phẩm,…
Trong công tác đào tạo nghề: Đoàn Thanh niên, Hội liên hiệp phụ nữ, Hội nông dân, Hội Cựu chiến binh và các đoàn thể khác cộng đồng trách nhiệm trong việc triển khai thực hiện Đề án đào tạo nghề của tỉnh gồm một số công việc như sau: Tuyên truyền vận động nâng cao nhận thức cho người dân với vai trò tích cực của việc đào tạo nghề trong việc tạo nhiều cơ hội phát triển sản xuất, giải quyết việc làm; các thành viên trong đoàn thể cần “đến từng ngõ, gõ cửa từng nhà, rà soát từng người” chọn đúng đối tượng tham gia học nghề, làm tham mưu cho các cơ quan chức năng với việc chọn nghề nào là phù hợp và liên hệ
8585 85
với ngành LĐ - TB - XH để khai giảng nhiều lớp ngay tại địa phương mình; tham gia tổ chức lớp học, kiểm tra giám sát quá trình học tập, nhận xét đánh giá quá trình học tập; tổ chức các mô hình làm ăn hợp tác cho học viên sau khi học.
- Kết hợp Nhà nước - nhân dân - người sử dụng lao động cùng tham gia đầu tư, phát triển NNL.
Để huy động các nguồn lực cho GD - ĐT, cần phải có những kết hợp những nỗ lực chung từ ba phía: Nhà nước, các doanh nghiệp và gia đình. Sự đóng góp vào ngân sách GD - ĐT của gia đình và các doanh nghiệp là cần thiết để phát triển mạnh hệ thống GD - ĐT, nhanh chóng nâng cao chất lượng nguồn lực con người.
Trong điều kiện ngân sách dành cho GD - ĐT còn hạn hẹp như hiện nay, mặt bằng dân trí lại thấp, để có nguồn lực cho phát triển giáo dục, đào tạo nghề cần tích cực huy động sự đóng góp của toàn xã hội vào mục tiêu này. Về phía các doanh nghiệp, các chủ sử dụng nguồn lực con người, cần khuyến khích - thậm chí quy định sự đóng góp về tài chính vào sự nghiệp giáo dục. Việc người học phải đóng học phí, người sử dụng lao động phải trả tiền đào tạo là tất yếu và hợp lý trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Vì vậy, đa dạng hóa nguồn lực để phát triển giáo dục, đào tạo nghề, phải là định hướng quan trọng nhằm phát triển GD - ĐT trong nền kinh tế thị trường hiện nay.