0
Tải bản đầy đủ (.doc) (98 trang)

Thực thi chính sách khuyến khích đầu tư

Một phần của tài liệu THỰC THI CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ (Trang 69 -75 )

Thành phố Cần Thơ bước vào thời kì phát triển mới của đất nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Thành phố đã nhận thức đúng đắn rằng đầu tư cho GD - ĐT chính là đầu tư cho phát triển NNL. Chính vì thế trong thời gian qua địa phương cũng đã có nhiều chính sách khuyến khích đầu tư cho giáo dục để phát triển và nâng cao chất lượng NNL của thành phố. Trước những yêu cầu phát triển mới với nhiều thuận lợi và nhiều ưu thế của thành phố, ngành GD - ĐT TP Cần Thơ cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn lớn. Vậy cho nên, những năm qua UBND và các ban ngành tỉnh hết sức chú trọng đầu tư phát triển GD - ĐT, phát triển NNL, tăng cường nguồn lực tài chính, thực hiện chương trình kiên cố hóa trường, lớp học nhà công vụ, tăng cường cơ sở vật chất cho giáo dục, đào tạo; thực hiện chương trình xã hội hóa giáo dục… đầu tư cho GD - ĐT đúng với vai trò “quốc sách hàng đầu”.

Hệ thống giáo dục, quy mô trường lớp phát triển khá nhanh và tương đối hoàn thiện từ giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên đến giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học đáp ứng cơ bản nhu cầu học tập của nhân dân và góp phần đáng kể đào tạo nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Tỷ lệ huy động học sinh đến lớp tăng lên, chất lượng giáo dục được nâng lên một bước. Duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sở.

Thành phố đã huy động nhiều nguồn lực của xã hội cho đầu tư xây dựng trường lớp, mua sắm cơ sở vật chất, thiết bị dạy học theo hướng chuẩn hóa, hiện

6969 69

đại hóa. Tổng mức đầu tư hằng năm cho giáo dục, đào tạo và dạy nghề đảm bảo luôn ở mức cao trong cơ cấu chi ngân sách của thành phố (năm 2005: 38,55%, 2010: 40,71%, 2011: 40,92% và 2012: 48,44%). Nhờ vậy, hệ thống giáo dục của thành phố tương đối hoàn chỉnh cả giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học, đáp ứng yêu cầu cơ bản học tập của nhân dân trên tất cả các địa bàn.

Nguồn ngân sách đầu tư cho GD - ĐT đều tăng qua các năm. Năm 2010, kinh phí đầu tư cho giáo dục là 275, 5 tỷ đồng, đến năm 2014 kinh phí đầu tư cho giáo dục tăng lên đáng kể đạt 412,6 tỷ đồng được huy động từ nhiều nguồn khác nhau: kinh phí ngân sách, các chương trình mục tiêu quốc gia, từ công tác xã hội hóa giáo dục [26], [29]. Toàn ngành tiếp tục triển khai, đẩy mạnh việc thực hiện Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP của Chính phủ và Quyết định của UBND thành phố phê duyệt Đề án Quy hoạch phát triển xã hội hóa giáo dục đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020. Thông qua xã hội hóa giáo dục, nhiều vấn đề bức xúc của ngành đã được giải quyết khá tốt; thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Hai không”; huy động nguồn lực chăm lo sự nghiệp giáo dục; vận động học sinh bỏ học đến lớp, tham gia chống mù chữ, tái mù chữ, phổ cập giáo dục và xây dựng xã hội học tập; xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh. Năm 2013, toàn ngành đã nhận được sự ủng hộ, đóng góp của các nguồn lực xã hội, nhà hảo tâm, doanh nghiệp với tổng số tiền hơn 72 tỷ đồng. Cùng với việc tăng chi ngân sách hàng năm, nguồn tài chính huy động từ xã hội cũng tăng đáng kể [29, tr.10]. Cũng trong năm 2014, thành phố đã đầu tư khoảng 500 tỉ đồng xây dựng mới, nâng cấp và sửa chữa cơ sở giáo dục đã xuống cấp. Mỗi địa phương cũng đầu tư hàng chục tỉ đồng cho công tác này. Đặc biệt, thực hiện Đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, từ năm 2011-2014, thành phố đầu tư gần 1.430 tỉ đồng xây dựng nhiều phòng học, phòng chức năng, cung cấp trang thiết bị dạy học, thực hiện chính sách cho giáo viên và trẻ em trên địa bàn. Nhờ đó cơ sở

7070 70

vật chất giáo dục ngày càng khang trang hơn. Thành phố hiện có 30 trường THPT (tăng 1 trường so với năm 2013), 64 trường THCS, 182 trường tiểu học và 162 trường mầm non (tăng 13 trường so với năm 2013). Trong đó có 138/438 trường đạt chuẩn quốc gia… đáp ứng nhu cầu chăm sóc, giáo dục học sinh [27], [29].

Năm 2013, toàn ngành đã xây dựng được 20 trường đạt chuẩn quốc gia, đạt chỉ tiêu Nghị quyết Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố giao. Đến ngày 31 tháng 5 năm 2014 ngành giáo dục và đào tạo thành phố có 106 trường đạt chuẩn quốc gia trong tổng số 395 trường công lập (tỷ lệ 26,84%). Trong đó, mầm non - mẫu giáo: 35/126 trường (tỷ lệ 27,78%); tiểu học: 50/180 trường (tỷ lệ 27,78%); trung học cơ sở: 19/65 trường (tỷ lệ 29,23%); trung học phổ thông: 2/24 trường (tỷ lệ 8,33%) [29, tr 3]. Trường lớp, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, công nghệ thông tin được đầu tư xây dựng và trang bị theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa. Xây dựng hệ thống giáo dục, đào tạo đa dạng, linh hoạt mang tính xã hội hóa cao, nhất là đối với giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học .

Theo Đề án “Kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên”giai đoạn 2013-2015, với quy mô xây dựng 710 phòng học, với tổng mức đầu tư dự kiến: 256,30 tỷ đồng [29, tr. 9].

Về giáo dục nghề nhiệp và giáo dục đại học : hiện nay trên địa bàn thành phố mạng lưới giáo dục chuyên nghiệp, CĐ, ĐH phát triển khá mạnh. Cụ thể: Có 05 trường ĐH (trong đó có 02 trường tư thục: ĐH Tây Đô, ĐH Nam Cần Thơ), so với năm học 2011 - 2012, tăng 02 trường, gồm: ĐH Kỹ thuật - Công nghệ và ĐH Nam Cần Thơ và 01 phân hiệu trường ĐH Kiến Trúc. Bên cạnh đó, Trường CĐ Kinh tế Kỹ thuật Cần Thơ đang xây dựng đề án nâng cấp lên Trường ĐH Kinh tế - Luật Cần Thơ.

Có 05 trường CĐ (02 trường Trung ương, 03 trường địa phương). Có 12 trường trung cấp chuyên nghiệp (03 trường Trung ương; 09 trường địa phương, trong đó có 07 trường trung cấp chuyên nghiệp tư thục). Về giáo dục nghề nhiệp:

7171 71

có 03 trường CĐ nghề, 5 trường TCN, 1 trung tâm giáo dục thường xuyên - hướng nghiệp có đào tạo ĐH, CĐ tại chức và 73 cơ sở dạy nghề [50, tr. 7].

Trên địa bàn có đầy đủ các loại hình cơ sở đào tạo, bao gồm các trung tâm dạy nghề, trường TC, CĐ nghề, CĐ và ĐH với tổng quy mô đào tạo gần 50.000 học sinh, sinh viên, cơ bản đáp ứng được nhu cầu học tập và nâng cao tay nghề cho lực lượng lao động của thành phố. Các cơ sở đào tạo có xu hướng đào tạo đa cấp, đa ngành. Ngoài các cơ sở đào tạo và dạy nghề, còn mở các lớp liên kết với các trường ĐH, CĐ, TCCN trên cả nước, đào tạo lao động gần 100 ngành, nghề, góp phần nâng cao tỷ trọng lao động qua đào tạo trên tổng số lao động của thành phố. Với 73 cơ sở dạy nghề (trong đó có 44 cơ sở ngoài công lập) và 942 giáo viên dạy nghề, hằng năm đã đào tạo nghề cho hơn 50.000 lao động. ĐH Cần Thơ là trường ĐH đào tạo đa ngành và liên kết, là nơi đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao, tương xứng trình độ đào tạo về các lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật, công nghệ hiện đại, chú trọng đến kinh tế kỹ thuật biển. Trường tổ chức nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, thực hiện hợp tác quốc tế, từng bước tiếp cận với tiêu chuẩn chất lượng GDĐH khu vực và quốc tế, góp phần đáp ứng nguồn nhân lực đa dạng phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của thành phố và cả vùng ĐBSCL. Hệ thống còn có 5 trường CĐ, 12 trường TC với năng lực đào tạo khoảng 20.000 sinh viên. Cùng với sự phát triển mạng lưới trường lớp, qui mô đào tạo ở các trường TCCN, CĐ, ĐH trên địa bàn thành phố đã tăng lên đáng kể. Năm học 2012 - 2013, tổng số học sinh, sinh viên là 86.490, trong đó hệ chính quy là 66.017, tăng so với năm học 2011 - 2012 là 2.170 học sinh, sinh viên. [50, tr. 9 ].

Bên cạnh những thành tựu từ chính sách mang lại trong quá trình thực hiện chính sách đầu tư phát triển GD - ĐT, phát triển NNL còn tồn tại nhiều hạn chế: Cơ sở vật chất, trường lớp đã được đầu tư, nâng cấp theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia đã được chú trọng,

7272 72

song đến nay, tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia mới đạt tỷ lệ 20,42% là thấp so với mặt bằng chung của cả nước, đặc biệt đối với cấp THPT chỉ đạt 6,9%. Đây là những chỉ tiêu đạt thấp so với mục tiêu của quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội thành phố Cần Thơ đến năm 2030, đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; Diện tích đất dành cho trường phân bố không đều có đơn vị diện tích trên đầu học sinh cao, nhưng có đơn vị thấp, đặc biệt là quận Ninh Kiều rất khó khăn trong việc tạo quỹ đất để xây trường; Toàn thành phố hiện có 23 phường, xã chưa có trường THCS, 3 phường xã chưa có trường TH, 1 phường chưa có trường MN.

Chất lượng giáo dục chưa được đồng đều, ở các quận nội thành có chất lượng khá cao, một số vùng khó khăn chất lượng giáo dục còn thấp. Hiện nay ở vùng nông thôn của một số địa phương vẫn còn tình trạng trẻ em bỏ học do hoàn cảnh khó khăn và học lực yếu, đặc biệt là học sinh THPT; hiệu quả GDPT chưa cao. Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT tăng lên trong những năm gần đây, song chất lượng chưa tương xứng, thể hiện kết quả thi ĐH, CĐ hằng năm của Cần Thơ xếp hạng trung bình của cả nước; chất lượng học sinh giỏi còn hạn chế, trong nhiều năm không có giải nhất, và chưa có học sinh dự thi Olympic khu vực và quốc tế. Trường chuyên Lý Tự Trọng được đầu tư lớn về cơ sở vật chất, về đội ngũ, tuy nhiên, chưa đạt kết quả cao về thành tích học sinh giỏi và nghiên cứu khoa học.

Đội ngũ giáo viên hiện nay có tỷ lệ giáo viên trên chuẩn cao, tuy nhiên, do nhiều giáo viên học theo hình thức không chính quy nên chất lượng chưa đáp ứng yêu cầu; khả năng tự học, tự nghiên cứu để tự phát triển năng lực đối với giáo viên còn bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá học sinh. Hiện nay, hầu hết các trường THCS, THPT chưa có giáo viên tư vấn học đường, giáo viên hướng nghiệp.

Kết luận chương 2

7373 73

Phát triển NNL là một vấn đề lớn, bao quát, hệ thống, với nội dung rất rộng. Ngoài những vấn đề được phân tích thông qua quá trình thực thi 4 chính sách lớn về phát triển NNL ở chương này, luận văn chưa có điều kiện để phân tích các nội dung cũng quan trọng khác như các chính sách chăm sóc sức khỏe cộng đồng, chính sách dân số… Những nội dung này tác giả sẽ tiếp tục nghiên cứu ở những công trình khoa học khác.

Từ việc phân tích tình hình kinh tế - xã hội, điều kiện tự nhiên thực trạng thực thi chính sách phát triển NNL ở Cần Thơ, có thể rút ra một số kết luận sau:

Dưới tác động của quá trình CNH, HĐH, của cơ chế thị trường và cơ chế chính sách của Đảng và Nhà nước..., NNL Cần Thơ đang vận động và biến đổi theo xu hướng giảm lao động trong khu vực nông nghiệp, tăng dần trong khu vực công nghiệp và dịch vụ và chất lượng của NNL này ngày càng được nâng cao.

Trong những năm tới, cùng với tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và của thành phố, NNL Cần Thơ tiếp tục có nhiều biến đổi cả về số lượng và chất lượng. Nhưng nhìn chung, NNL của thành phố sẽ phát triển ngày càng mạnh hơn về số lượng, cao hơn về chất lượng hướng đến nguồn nhân lực chất lượng cao và ngày càng phù hợp với xu thế phát triển và yêu cầu ngày càng cao của quá trình CNH, HĐH.

Từ việc phân tích thực trạng thực thi chính sách phát triển NNL của tỉnh trong thời gian qua cho thấy các chính sách đã đóng vai trò nòng cốt trong việc tăng nhanh về số lượng, nâng dần về chất lượng và đồng bộ về cơ cấu NNL của tỉnh góp phần đắc lực vào việc thực hiện thành công các chỉ tiêu kinh tế - xã hội, CNH, HĐH của thành phố. Qua đó, cũng thấy được những hạn chế trong quá trình thực thi các chính sách, từ đó giúp các cấp, các ngành có cơ sở đánh giá một cách đầy đủ hơn về tính hiệu quả của chính sách, trên cơ sở đó có sự điều chỉnh phù hợp, tìm kiếm những chính sách và giải pháp mang tính tối ưu nhằm thúc đẩy NNL phát triển mạnh hơn, tăng sức mạnh nội lực cho sự thành công của sự nghiệp CNH, HĐH ở Cần Thơ.

7474 74

Chương 3

Một phần của tài liệu THỰC THI CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ (Trang 69 -75 )

×