Thực hiện tốt chính sách dạy nghề, phát triển hệ thống dạy nghề là một nội dung quan trọng trong hệ thống các chính sách phát triển NNL góp phần để mỗi người có thể tìm được việc làm phù hợp, có thu nhập khá hơn, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống của mình và trực tiếp tham gia vào phát triển kinh tế - xã hội và sự nghiệp CNH, HĐH ở địa phương và toàn xã hội.
Cần Thơ là thành phố trực thuộc trung ương, trung tâm động lực phát triển vùng đồng bằng sông Cửu Long, vấn đề thực hiện đào tạo nghề là một đòi hỏi cấp thiết đối với sự phát triển của thành phố, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH của địa phương. Xác định được tầm quan trọng của công tác đào tạo nghề và thục hiện Quyết định số 1582/QĐ-BLĐTBXH ngày 02/12/2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc ban hành chỉ tiêu giám sát đánh giá thực hiện Đề án đào tạo nghề theo Quyết định số 1956 của Thủ tướng Chính phủ hiện nay trên địa bàn thành phố nên Thành ủy, HĐND, UBND thành phố đã xây dựng nhiều chủ trương, chính sách, đề án đào tạo nghề. Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn Cần Thơ đã được triển khai đến các cơ quan ban ngành, đoàn thể cấp quận, huyện và chính quyền cơ sở cùng phối hợp thực hiện từ đó đến nay.
Nhìn chung, bức tranh toàn cảnh chính sách phát triển dạy nghề của thành phố trong những năm qua chủ yếu là tổ chức, triển khai thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn, người dân tộc với nguồn ngân sách của Trung ương và địa phương. Ban chỉ đạo Đề án đã chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo bằng nhiều biện pháp như phối hợp tổ chức thông tin tuyên truyền, tư vấn, điều tra khảo sát nhu cầu học nghề; đào tạo bồi dưỡng giáo viên; xây dựng chương trình, giáo trình; đầu tư mua sắm trang thiết bị dạy nghề; đa dạng hóa hình thức đào tạo; tăng cường phối hợp với doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng lao động sau đào
5454 54
tạo tham gia dạy nghề. Từ đó tỷ lệ giải quyết việc làm sau đào tạo ngày một nâng cao.
Nhìn chung, những năm qua, việc thực thi chính sách đào tạo nghề ở thành phố bước đầu đã được chú trọng, các cơ sở dạy nghề từng bước được mở rộng, tăng cường, đã kết hợp giữa đào tạo cơ bản, dài hạn với ngắn hạn làm cho năng lực đào tạo nghề của thành phố ngày càng phát triển hơn.
Thực hiện chính sách phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề:
Theo báo cáo của Sở LĐTBXH thành phố Cần Thơ, trong hai năm 2013 - 2014, các cơ sở dạy nghề trên địa bàn đã tuyển mới và đào tạo nghề cho 77.150 người, cơ bản hoàn thành kế hoạch đề ra [34]. Trong đó, cao đẳng nghề: 2.800 người; trung cấp nghề: 4500 người; sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên là 69.860 người, góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề so với tổng số lao động đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân lên 50,07%, [34].
Đạt được kết quả nêu trên là do thành phố đã chú trọng phát triển mạng lưới các cơ sở dạy nghề. Bên cạnh việc đầu tư của Nhà nước cho các cơ sở dạy nghề công lập thì việc thu hút các thành phần kinh tế tham gia vào công tác đào tạo nghề rất được quan tâm. Trong năm 2013, thành phố đã thành lập mới 3 cơ sở dạy, nâng tổng số cơ sở dạy nghề toàn thành phố lên 73 cơ sở (trong đó có 47 cơ sở dạy nghề ngoài công lập, chiếm 40% quy mô đào tạo toàn hệ thống) [33, tr. 3]. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề được coi trọng. Công tác tuyển sinh được các cơ sở dạy nghề quan tâm thực hiện với nhiều hình thức đa dạng, thông tin tuyển sinh đến với người học thông qua nhiều kênh. Để đáp ứng nhu cầu về đào tạo nghề cho những đối tượng khác nhau, thành phố cũng đã xây dựng nhiều chương trình phù hợp cho các nhóm học sinh, lao động nông thôn và cả một số đối tượng mắc tệ nạn xã hội.
Đặc biệt, thành phố rất coi trọng việc xây dựng mô hình đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm. Bên cạnh việc chú trọng đẩy mạnh đào tạo những ngành nghề phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động để người học sau quá trình
5555 55
đào tạo dễ dàng tìm kiếm việc làm, nhiều cơ sở đào tạo nghề đã xây dựng mô hình đào tạo nghề gắn với việc làm ngay trong quá trình đào tạo. Điển hình như Trường Trung cấp nghề Thới Lai tổ chức mô hình đào tạo nghề may công nghiệp gắn với việc làm, thành lập tổ may gia công với 25 học viên, đã ký 4 hợp đồng may gia công, hoàn thành trên 14.700 sản phẩm. Qua đó, giúp học viên phấn khởi, nâng cao trình độ để có thu nhập phù hợp.
Khó khăn hiện nay trong công tác đào tạo nghề ở Cần Thơ là mạng lưới dạy nghề phân bổ chưa đồng đều giữa các quận huyện, và chưa hình thành được những trường nghề chất lượng cao- nhất là những trường nghề đạt đẳng cấp quốc gia và khu vực….Trong khi đó định hướng của Cần Thơ là trở thành thành phố công nghiệp trước năm 2020. Theo kế hoạch, Cần Thơ phấn đấu đến năm 2015 có 50% lao động qua đào tạo nghề, và đến năm 2020 có khoảng 55% lao động qua đào tạo nghề. Đặc biệt, Cần Thơ phấn đấu tăng dần tỷ trọng lao động được đào nghề trình độ cao đẳng, trung cấp nghề khoảng 22,5% vào năm 2015 và 32% vào năm 2020 [50, tr. 9].
Thực hiện chính sách phát triển dạy nghề cho lao động nông thôn:
Thành phố rất quan tâm đến chính sách phát triển dạy nghề cho lao động nông thôn xem đây là một nội dung rất quan trọng trong chính sách phát triển NNL cho thành phố. Triển khai thực hiện đề án đào tạo nghề theo Quyết định số 1956 của Thủ tướng Chính phủ đến nay tất cả 9/9 quận, huyện đều đã thành lập Ban chỉ đạo dạy nghề cho lao động nông thôn và có quy chế hoạt động cụ thể. Thực hiện Đề án trên địa bàn TP. Cần Thơ đã tạo được sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội và người lao động, cũng như mục đích, ý nghĩa và vai trò của Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đối với phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nói chung, góp phần xóa đói, giảm nghèo, nâng cao mức sống, phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn. Từ năm 2010 - 2014 đã có 40 lượt đoàn công tác đi hướng dẫn, kiểm tra các xã, phường, thị trấn về triển khai và thực hiện Đề án.
5656 56
Trên cơ sở điều tra, khảo sát và đề xuất của các quận, huyện, Sở LĐTBXH đã phối hợp với Sở Tài chính trình UBND thành phố ban hành danh mục nghề và định mức chi phí đào tạo nghề với 60 nghề. Trong đó có 24 nghề nông nghiệp và 36 nghề phi nông nghiệp [34 ], [35].
Tổng số học viên được hỗ trợ dạy nghề giai đoạn 2011-2013 là: 13.548 người, trong đó phi nông nghiệp là 11.541 người; nông nghiệp là 2.007 người. Học nghề dưới 3 tháng là 4.428 người, học nghề trình độ sơ cấp nghề là 7.794 người, trình độ trung cấp nghề là 800 người [32, tr. 3].Tổng số người được hỗ trợ học nghề là 13.548 người, trong đó lao động thuộc gia đình hộ nghèo là 887 người, hộ cận nghèo là 528 người. Tỷ lệ lao động nông thôn được học nghề trong năm là 93,4%. Số nghề đã được phê duyệt định mức chi phí đào tạo 37 nghề trình độ sơ cấp và 23 nghề trình độ trung cấp nghề. Số nghề đã được biên soạn mới chương trình, giáo trình là 60 nghề, trong đó nghề phi nông nghiệp là 53, nghề nông nghiệp là 7 [32, tr. 4]. Số giáo viên, người dạy nghề được bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm và kỹ năng nghề là 150 người. Số cán bộ, công chức xã được đào tạo bồi dưỡng: 150 người. Ba năm qua, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở TP.Cần Thơ luôn nhận được sự quan tâm, chú trọng của các cấp, các ngành và các địa phương ngày càng phát huy hiệu quả thiết thực của Đề án. Với 30 nghề đào tạo ở 2 lĩnh vực, nông nghiệp và phi nông nghiệp, 3 năm qua, tổng số lao động nông thôn được học nghề 9.313 người, số lao động có việc làm sau đào tạo đạt tỷ lệ trên 71.6% [34, tr. 4].
Hiệu quả hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn:
Thực hiện nghị quyết số 09/2010/NQ-HĐND ngày 25/6/2010 về chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn và các đối tượng chính sách xã hội khác đến năm 2020. Theo báo cáo tại Hội nghị Sơ kết 5 năm thực hiện Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn TP Cần Thơ,Trong 5 năm qua từ năm 2010 đến năm 2014, thành phố triển khai đào tạo 60 nghề, với 567 lớp nghề nông nghiệp và phi nông nghiệp, gồm: trung cấp nghề, sơ cấp nghề và dưới 3
5757 57
tháng, thu hút 19.308 người tham gia. Trên 73% lao động có việc làm sau học nghề; tỷ lệ lao động qua ĐTN tăng từng năm (năm 2010: 42%, năm 2013: 48% và năm 2014: 50,07%).
Có thể nói trong thời gian qua thành phố đã có sự cố gắng, nỗ lực trong việc triển khai thực hiện các chỉ tiêu giám sát, đánh giá việc thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động động nông thôn, xem đây là một trong những công cụ đánh giá hiệu quả nhất kết quả thực hiện công tác dạy nghề. Tuy nhiên bên cạnh nhũng kết quả đạt được thì vẫn còn những chỉ tiêu chưa đạt cần phải tiếp tục tập trung chỉ đạo thực hiện đặc biệt là chỉ tiêu về đặt hàng dạy nghề và thu hút doanh nghiệp ký kết hợp đồng trách nhiệm ba bên để tham gia dạy nghề và giải quyết việc làm cho người lao động.
Khó khăn lớn nhất trong thời gian đầu thực hiện chính sách là tỷ lệ giải quyết việc làm sau đào tạo không cao, đặc biệt người lao động không muốn đi làm xa gia đình. Từ đó thành phố đã đề ra những cách làm phù hợp với tình hình thực tế như, xây dựng các tổ hợp tác, các nhóm, mô hình giải quyết việc làm ngay tại địa phương, tại hộ gia đình bằng cách giới thiệu nhận hàng gia công. Công tác giải quyết việc làm sau đào tạo đối với một số nghề chưa mang tính bền vững, đặc biệt là các nghề thuộc lĩnh vực phi nông nghiệp. Một trong những nguyên nhân trên là do thường xuyên thiếu nguyên liệu, trong khi đó giá thành gia công lại quá thấp.
Dạy nghề cho người dân tộc thiểu số:
Người lao động là người dân tộc Khmer hay người dân tộc thiểu số khác sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam nói chung, địa bàn TP Cần Thơ nói riêng đều thuộc đối tượng ưu tiên để thực hiện chính sách này. Ngoài ra, đối với đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo, thì người lao động trong các hộ này còn được hưởng thêm các chính sách trong Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, riêng đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo là người dân tộc thì được ưu tiên theo theo qui định.
Dạy nghề ngắn hạn cho người dân tộc thông qua hỗ trợ kinh phí cho
5858 58
người học nghề; tổ chức dạy nghề miễn phí; giảm học phí, cấp kinh phí thường xuyên cho các cơ sở dạy nghề công lập để dạy nghề cho người dân tộc thiểu số. Đi đôi với những việc làm trên, cũng trong thời gian này, Cần Thơ còn thực hiện một số dự án nhằm phát triển công tác đào tạo nghề, trong đó chú trọng vào một số lĩnh vực như xây dựng cơ sở vật chất, xây dựng chương trình, giáo trình, đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, hỗ trợ dạy nghề cho con em các đối tượng chính sách. Thực hiện chính sách đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho đồng dân tộc Khmer, thành phố đã tổ chức dạy nghề may gia dụng, sửa xe gắn máy, máy nổ miễn phí cho gần 2.200 phụ nữ và thanh niên dân tộc Khmer. Ngoài ra, 240 học sinh phổ thông dân tộc nội trú TP Cần Thơ được đào tạo nghề tin học, sữa xe gắn máy ; 13 học sinh dân tộc tham gia các khóa đào tạo y sĩ. [34, tr. 5]
Khó khăn và tồn tại trong thực thi chính sách phát triển dạy nghề hiện nay. Mặc dù đã nhận thức về vị trí, vai trò của vấn đề đào tạo nghề tuy nhiên việc đầu tư cho công tác này chưa thực sự quan tâm đúng mức đến lĩnh vực này. Thể hiện ở chính sách đầu tư, chính sách khuyến khích, hỗ trợ các cơ sở dạy nghề, chính sách đối với người dạy và người học nghề chưa đủ mạnh nên công tác đào tạo nghề của thành phố còn chậm phát triển, chưa ngang tầm với yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH hiện nay.
Công tác phối hợp thực thi chính sách phát triển dạy nghề giữa các cơ quan liên quan đôi khi chưa thật chặt chẽ, chủ yếu tập trung vào sở LĐTBXH và các địa phương còn sự phối hợp khác đôi khi chưa kịp thời cũng đã ảnh hưởng đến việc thực thi các chính sách liên quan. Một số địa phương, cấp ủy và chính quyền coi công tác dạy nghề là trách nhiệm riêng của ngành LĐ - TB - XH nên ít quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện.
Trong thực thi các các biện pháp liên quan đôi khi thực hiện còn chậm như việc xác định các ngành nghề đào tạo sao cho phù hợp với thực tế. Công tác đào tạo nghề ở thành phố chủ yếu là đào tạo ngắn hạn hoặc bồi dưỡng dưới nhiều
5959 59
hình thức, chất lượng chưa cao; số lao động công nhân kỹ thuật, thợ lành nghề còn rất thiếu. Đào tạo dài hạn còn ít ảnh hưởng đến yêu cầu nâng cao chất lượng NNL phục vụ cho CNH, HĐH. Cơ cấu ngành nghề đào tạo chưa thật phù hợp với yêu cầu cơ cấu ngành nghề của thị trường lao động. Tại cơ sở dạy nghề công lập, việc đầu tư tăng quy mô chủ yếu dựa vào ngân sách Nhà nước, công tác xã hội hóa dạy nghề còn chậm.
Công tác quản lý Nhà nước về dạy nghề trên địa bàn thành phố còn một số thiếu sót và chưa kịp tham mưu cho lãnh đạo thành phố rà soát và điều chỉnh quy hoạch hệ thống các cơ sở dạy nghề. Mạng lưới dạy nghề của thành phố đã có bước phát triển mạnh mẽ với nhiều cơ sở dạy nghề ở các địa phương, tuy nhiên việc đầu tư chưa đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội cả về quy mô đầu tư và tuyển sinh, cơ sở vật chất, trang thiết bị. Có những nơi được trang bị đầy đủ nhưng lại sử dụng chưa mang lại hiệu quả, thậm chí lãng phí.
Đội ngũ giáo viên dạy nghề thành phố phát triển đáng kể về số lượng, từ 249 giáo viên (năm 2004) đã tăng lên 889 giáo viên (năm 2014). Tuy nhiên, do đa số giáo viên dạy nghề mới ra trường, một số chuyển từ nghề khác sang nên thiếu kinh nghiệm và kỹ năng giảng dạy. Hiện nay, Sở LĐ-TB&XH thành phố đang xây dựng Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy nghề trên địa bàn TP Cần Thơ đến năm 2020”; tập trung đào tạo giáo viên các ngành nghề thế mạnh của thành phố như: Xây dựng, du lịch, công nghệ thông tin, nuôi trồng thủy sản, chế biến nông, lâm, hải sản…
Chưa có sự gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo với sử dụng, sử dụng với đào tạo; đào tạo chưa xuất phát từ nhu cầu của thị trường lao động, chưa tạo ra mối quan hệ mật thiết giữa công tác đào tạo nghề với nhu cầu thị trường lao động. Đặc biệt chưa có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp, các cơ sở sử dụng lao động có trách nhiệm tham gia tích cực vào công tác đào tạo nghề. Đầu tư cho