Thực trạng nhận thức của giáo viên về phương pháp kiểm tra đánh giá

Một phần của tài liệu Thực trạng kiểm tra, đánh giá trong dạy học môn đạo đức lớp 4 thông qua hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan (KL03747) (Trang 39 - 41)

7. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1.Thực trạng nhận thức của giáo viên về phương pháp kiểm tra đánh giá

Đạo đức lớp 4

Để tìm hiểu thực trạng việc sử dụng phương pháp kiểm tra đánh giá trong dạy học môn Đạo đức lớp 4 tôi sử dụng phương pháp điều tra phương pháp trò chuyện, quan sát việc kiểm tra đánh giá của giáo viên và học sinh trường Tiểu học Thị Trấn Sóc Sơn. Thông qua tìm hiểu, kết quả thu được như sau:

2.2.1. Thực trạng nhận thức của giáo viên về phương pháp kiểm tra đánh giá trong dạy học trong dạy học

Để tìm hiểu thực trạng này tôi sử dụng câu hỏi sau:

Thầy (cô) hiểu như thế nào về phương pháp kiểm tra đánh giá trong dạy học?

Kết quả thu được như sau:

Qua tìm hiểu cho thấy: 100% số ý kiến của giáo viên cho rằng phương

pháp kiểm tra, đánh giá trong dạy học là một phương pháp cần thiết, quan trọng và được sử dụng rộng rãi. Như vậy, giáo viên trong trường đã nhận thức được tầm quan trọng và hiệu quả của phương pháp kiểm tra, đánh giá đem lại, kiểm

tra, đánh giá có vai trò rất to lớn đến việc nâng cao chất lượng đào tạo. Kết quả của kiểm tra đánh giá là cơ sở để điều chỉnh hoạt động dạy, hoạt động học và quản lý giáo dục. Nếu kiểm tra, đánh giá sai dẫn đến nhận định sai về chất lượng đào tạo gây tác hại to lớn trong việc sử dụng nguồn nhân lực. Kiểm tra, đánh giá đúng thực tế, chính xác và khách quan sẽ giúp người học tự tin, hăng say, nâng cao năng lực sáng tạo trong học tập. Như vậy, thầy cô đã thấy được tầm quan trọng của việc kiểm tra, đánh giá. Khi trò chuyện với các cô giáo khối 4 về các thời điểm kiểm tra thì được các cô cho biết rõ: Thông qua bài kiểm tra đầu vào nhằm đánh giá trình độ thực, hiện có của người học để tiến hành hoạt động dạy học cho phù hợp. Kiểm tra trong khi học cho phép đánh giá kết quả tiếp thu của người học và cho phép thay đổi, điều chỉnh nhịp độ dạy học sao cho phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh cũng như duy trì sự tập trung, chú ý của các em. Mục tiêu kiểm tra, đánh giá này nhằm kiểm tra xem quá trình nhận thức của người học diễn ra như thế nào, có tiến bộ theo thời gian học tập hay không, gặp khó khăn và thuận lợi gì để người dạy kịp thời điều chỉnh hoạt dạy, bản thân người học tự điều chỉnh hoạt động học của mình. Kiểm tra được tiến hành sau khi kết thúc nội dung bài dạy (một bài, một phần, một chương, …) Bài kiểm tra cho phép xác định những yêu cầu đặt ra có đạt được hay không và đạt được với tỉ lệ số lượng người học là bao nhiêu. Các bài kiểm tra này nhằm chẩn đoán tình hình học tập của người học. Chẩn đoán xem vì sao các em gặp khó khăn trong việc lĩnh hội một đơn vị tri thức nào đó của môn học. Từ đó điều chỉnh mức độ, nội dung, phương pháp dạy học.

Như vậy người dạy luôn phải dựa vào đánh giá để đưa ra phương pháp dạy học sao cho phù hợp với đối tượng học sinh của mình.

Một phần của tài liệu Thực trạng kiểm tra, đánh giá trong dạy học môn đạo đức lớp 4 thông qua hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan (KL03747) (Trang 39 - 41)