Nhiệm vụ của môn Đạo đức

Một phần của tài liệu Thực trạng kiểm tra, đánh giá trong dạy học môn đạo đức lớp 4 thông qua hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan (KL03747) (Trang 37 - 39)

7. Phương pháp nghiên cứu

2.1.2. Nhiệm vụ của môn Đạo đức

- Bồi dưỡng cho học sinh những hiểu biết về các chuẩn mực đạo đức sơ đẳng trong các mối quan hệ với bản thân, với gia đình, với nhà trường,với xã hội và tự nhiên.

Mấy điểm cần lưu ý:

+ Ở Tiểu học, do học sinh còn nhỏ tuổi, chưa tích lũy được nhiều kinh nghiệm đạc biệt là có trình độ nhận thức còn thấp nên những chuẩn mực đạo đức cần giáo dục cho các em được đưa ra dưới dạng các chuẩn mực hành vi đạo đức

chứ không phải dạng lý luận trừu tượng như biết cảm ơn, biết xin lỗi, đi xin phép về chào hỏi, …

+ Các chuẩn mực hành vi đạo đức giúp cho các em biết cách ứng xử trong các mối quan hệ đa dạng như: đối với bản thân, đối với gia đình (ông bà, cha mẹ, anh chị,…), đối với nhà trường (thầy, cô giáo, bạn bè,…), đối với xã hội (cộng đồng địa phương, cộng đồng quốc gia, cộng đồng nhân loại), đối với tự nhiên (môi trường, động thực vật,…).

+ Để các em có thể thực hiện được những chuẩn mực hành vi đạo đức, cần đưa ra các mẫu hành vi tốt, xấu, đúng, sai.

+ Bên cạnh đó, trong quá trình giáo dục một chuẩn mực hành vi đạo đức nào đó, còn cần giúp cho các em nhận thức được ý nghĩa đạo đức và thẩm mỹ của chuẩn mực hành vi đó.

- Bồi dưỡng cho các em những xúc cảm, tình cảm tích cực đối với các chuẩn mực hành vi đạo đức.

+ Cảm thấy sung sướng, phấn khởi, hài lòng khi mình thực hiện được những hành vi đạo đức tốt đẹp.

+ Tạo thái độ ủng hộ, đồng tình những hành vi tốt của người khác.

+ Đồng thời tỏ thái độ không đồng tình, không ủng hộ những hành vi xấu của những người xung quanh.

- Rèn luyện cho các em thực hiện những hành vi phù hợp với chuẩn mực đã được quy định.

+ Điều quan trọng nhất trong giáo dục đạo đức là cần giúp cho các em rèn luyện trong mọi tình uống để có thể chuyển hóa ý thức thành hành vi đạo đức

với sự thúc đẩy của “chất men” xúc cảm, tình cảm đạo đức. Đó là vì như trên đã nói, hành vi đạo đức xét đến cùng là thể hiện bộ mặt đạo đức của con người.

+ Khi đã hình thành được những hành vi đạo đức các em sẽ lặp đi lặp lại hành vi đó để dần dần hình thành được thói quen đạo đức mà thói quen đạo đức lại gắn mật thiết với nhu cầu đạo đức.

+ Bên cạnh đó, các em phải biết tự đánh giá hành vi đạo đức của mình. Không những vậy, lại còn phải biết đánh giá hành vi đạo đức của người khác để ủng hộ, đồng tình hay phản đối.

Một phần của tài liệu Thực trạng kiểm tra, đánh giá trong dạy học môn đạo đức lớp 4 thông qua hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan (KL03747) (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)