0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Thực trạng sử dụng hình thức kiểm tra, đánh giá môn Đạo đức thông

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ TRONG DẠY HỌC MÔN ĐẠO ĐỨC LỚP 4 THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (KL03747) (Trang 53 -60 )

7. Phương pháp nghiên cứu

2.2.5. Thực trạng sử dụng hình thức kiểm tra, đánh giá môn Đạo đức thông

qua bài tập trắc nghiệm khách quan

Để biết thầy cô thường sử dụng phương pháp đánh giá nào trong kiểm tra, đánh giá môn Đạo đức thông qua bài tập trắc nghiệm khách quan thì chúng tôi sử dụng câu hỏi số 5 (Phiếu trưng cầu ý kiến) và kết quả thhu được như sau: 100% giáo viên lựa chọn phương pháp hỏi đáp với giải thích cho rằng: khi sử dụng phương pháp này giáo viên dễ nắm bắt ngay được kết quả tiếp thu bài học

của học sinh đến đâu. Do đặc thù của môn Đạo đức là môn học nhằm giáo dục học sinh những xúc cảm, thái độ, tìn cảm đạo đức đúng đắn liên quan tới các chuẩn mực hành vi quy định, hình thành cho học sinh ý thức về những chuẩn mực hành vi đạo đức, những kĩ nămg, hành vi phù hợp trên cơ sở đó rèn luyện thói quen đạo đức tích cực nên các chuẩn mực hành vi đạo đức thường tương ứng với các tình uống thường gặp của học sinh trong cuộc sống hàng ngày nên nội dung kiến thức kiểm tra thường là những tình huống trong cuộc sống. Nếu sử dụng hình thức vấn đáp khi kiểm tra thì giáo viên không những thu được kết quả ngay mà còn nhận thấy rõ thái độ của học sinh với nội dung kiến thức đó, kĩ năng giao tiếp. Ngoài ra, trong quá trình đó giáo viên còn có thể đặt thêm câu hỏi để có kết quả kiểm tra chính xác hơn. Như vậy, đa số giáo viên đã biết lựa chọn hình thức kiểm tra, đánh giá phù hợp với môn học.

Trong quá trình kiểm tra, đánh giá để thu được kết quả học tập của học sinh, để biết giáo viên đã gặp những thuận lợi và khó khăn gì khi kiểm tra, đánh giá trong dạy học môn Đạo đức thông qua bài tập trắc nghiệm khách quan thì chúng tôi tiến hành điều tra theo câu hỏi số 9 (Phiếu trưng cầu ý kiến) như sau:

Thầy (cô) cho biết những thuận lợi và khó khăn khi kiểm tra, đánh giá trong dạy học môn Đạo đức thông qua bài tập trắc nghiệm khách quan?

* Kết quả thu được như sau:

Trong quá trình kiểm tra, đánh giá các thầy cô đã gặp rất nhiều khó khăn đó là: Vì áp dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan để kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh vẫn còn là vấn đề mới ở nước ta, nên sự am hiểu của các giáo viên là về phương pháp đánh giá là chưa nhiều, gặp nhiều khó khăn trong thiết kế đề kiểm tra trắc nghiệm, cơ sở vật chất kĩ thuật còn thiếu, sự vận

dụng công nghệ thông tin vào trong biên soạn đề kiểm tra trắc nghiệm còn ít. Đặc biệt, trắc nghiệm khách quan quá tập trung vào kĩ năng đọc mà làm giảm kĩ năng viết và thực hành các chuẩn mực đạo đức của học sinh Tiểu học. Trong khi làm bài học sinh hay nhìn bài của nhau. Nhưng bên cạnh đó trắc nghiệm khách quan đem lại rất nhiều thuận lợi trong quá trình đánh giá kết quả học tập của học sinh: Phạm vi kiểm tra kiến thức rộng hơn tự luận, dễ chấm, thu được kết quả nhanh và đáng tin cậy.

Kết luận:

Môn Đạo đức là một môn học rất quan trọng trong trường Tiểu học. Nó cung cấp cho trẻ những kiến thức cơ bản để tiếp tục học ở các bậc học cao hơn và hình thành cho học sinh kĩ năng thực hiện những phẩm chất đạo đức, có những hành vi đúng trong cuộc sống. Trong quá trình dạy học Đạo đức giáo viên phải chú ý ở tất cả các khâu của quá trình dạy học, một trong những khâu mấu chốt là kiểm tra, đánh giá. Để quá trình kiểm tra, đánh giá đạt hiệu quả giáo viên phải sử dụng phối hợp nhiều phương pháp trong đó có phương pháp trắc nghiệm khách quan và thực tế đã chứng minh phương pháp này mang lại hiệu quả rất cao. Vì vậy các giáo viên ở trường Tiểu học đã có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng, hiệu quả của phương pháp trắc nghiệm khách quan và có nhiều thầy cô sử dụng tương đối thành công phương pháp này. Điều đó được thể hiện trong nhận thức của giáo viên về kiểm tra, đánh giá, về tầm quan trọng của trắc nghiệm khách quan, thiết kế đề kiểm tra và sử dụng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan, hình thức kiểm tra đánh giá thông qua bài tập trắc nghiệm khách quan. Cụ thể:

100% số ý kiến của giáo viên cho rằng phương pháp kiểm tra, đánh giá trong dạy học là một phương pháp cần thiết, quan trọng và được sử dụng rộng rãi. Như vậy, giáo viên trong trường đã nhận thức được tầm quan trọng và hiệu quả của phương pháp kiểm tra, đánh giá đem lại, kiểm tra, đánh giá có vai trò rất to lớn đến việc nâng cao chất lượng đào tạo. Kết quả của kiểm tra đánh giá là cơ sở để điều chỉnh hoạt động dạy, hoạt động học và quản lý giáo dục.

Phần lớn thầy cô đều cho rằng thấy được sự cần thiết và tác dụng của trắc nghiệm khách quan trong dạy học môn Đạo đức, phương pháp trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Đạo đức lớp 4 đã làm cho việc kiểm tra, đánh giá hiệu quả hơn. Kiểm tra, đánh giá có vai trò rất to lớn đến việc nâng cao chất lượng đào tạo. Kết quả của kiểm tra đánh giá là cơ sở để điều chỉnh hoạt động dạy, hoạt động học và quản lý giáo dục.

Một số giáo viên ở trường Tiểu học đã tự thiết kế đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan hoặc tự thiết kế kết hợp các đề có sẵn trong sách tham khảo. Theo các cô khi thiết kế đề kiểm tra giáo viên vừa có thể dựa vào đặc điểm nội dung chương trình, trình độ nhận thức của học sinh lại vừa có thể khai thác triệt để nội dung kiến thức, hình thức câu hỏi. Đề kiểm tra như vậy sẽ kích thích hứng thú học tập của học sinh, đòi hỏi học sinh phải “động não” trong quá trình làm bài. Qua đó, đánh giá được đầy đủ những kiến thức, kĩ năng của học sinh đạt được trong quá trình học tập. Khi tự thiết kế bài soạn phải đảm bảo tính khách quan, lôgic, phù hợp đặc điểm nhận thức, đặc điểm tâm sinh lý học sinh.

Qua điều tra cho thấy đa số giáo viên thường xuyên thực hiện kiểm tra đánh giá trong dạy học môn Đạo đức thông qua bài tập trắc nghiệm khách quan. Theo các cô khi sử dụng hình thức này có thể kiểm tra với một lượng thông tin

lớn đối với người học, trắc nghiệm tốn ít thời gian thực hiện, đặc biệt là khâu chấm bài. Việc chấm bài được nhanh gọn, học sinh có thể sớm biết kết quả làm bài của mình, học sinh có thể tự đánh giá bài làm của mình và đánh giá bài làm của nhau. Trắc nghiệm nếu được sử dụng thính hợp có thể gây được hứng thú và tính tích cực học tập của học sinh Do đó, giáo viên đã nhận thức tương đối chính xác về tầm quan trọng của trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra, đánh giá.

Một trong những hình thức để đánh giá kết quả học tập của học sinh, đa số giáo viên thường sử dụng đó là phương pháp hỏi đáp. Do đặc thù của môn Đạo đức là môn học nhằm giáo dục học sinh những xúc cảm, thái độ, tìn cảm đạo đức đúng đắn liên quan tới các chuẩn mực hành vi quy định, trên cơ sở đó rèn luyện thói quen đạo đức tích cực nên các chuẩn mực hành vi đạo đức thường tương ứng với các tình uống thường gặp của học sinh trong cuộc sống hàng ngày. Nếu sử dụng hình thức vấn đáp khi kiểm tra thì giáo viên không những thu được kết quả ngay mà còn nhận thấy rõ thái độ của học sinh với nội dung kiến thức đó, kĩ năng giao tiếp. Ngoài ra, trong quá trình đó giáo viên còn có thể đặt thêm câu hỏi để có kết quả kiểm tra chính xác hơn.

Bên cạnh những giáo viên đã sử dụng tốt và hiệu quả phương pháp trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Đạo đức của học sinh thì có một số giáo viên khi sử dụng phương pháp này còn tồn tại một số vấn đề như sau:

Việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh cung cấp cho giáo viên những thông tin “liên hệ ngược ngoài” giúp người dạy điều chỉnh hoạt động. Kiểm tra, đánh giá bằng phương pháp trắc nghiệm khách quan được tiến hành một cách công phu cung cấp cho giáo viên về trình độ chung của cả lớp,

nắm được những học sinh tiến bộ và sút kém đột ngột. Giáo viên phải giữ vai trò là người hướng dẫn đồng thời là ban giám khảo đánh giá kết quả học tập của học sinh. Từ đó, có định hướng điều chỉnh, điều khiển quá trình dạy học của mình để nâng cao chất lượng trong kiểm tra, đánh giá. Những đòi hỏi đó nhiều giáo viên chưa đáp ứng được do trình độ chuyên môn, nghiệp vụ chưa cao.

Nhiều giáo viên vẫn còn “ngại” ra đề kiểm tra bằng trắc nghiệm khách quan vì khó và tốn thời gian. Khi biên soạn đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan đòi hỏi kiến thức người giáo viên phải chắc, hiểu sâu và rộng mọi vấn đề. Có như vậy, mới đảm bảo được đề kiểm tra có chất lượng. Trong đề kiểm tra phải có câu hỏi phân hóa trình độ học sinh, có độ “nhiễu” để học sinh phải suy nghĩ thận trọng khi làm bài. Để đáp ứng được những nhu cầu ấy người giáo viên phải có năng lực chuyên môn vững vàng và kinh nghiệm nghề nghiệp. Tuy nhiên, trên thực tế không phải giáo viên nào cũng đáp ứng được các yêu cầu đó. Vì vậy, nếu có sử dụng đề trắc nghiệm khách quan thì các cô lấy đề trong sách tham khảo dẫn đến chất lượng của đề kiểm tra, đánh giá không cao. Ở một số đề mà giáo viên tự xây dựng nội dung kiểm tra còn đơn giản, phiến diện, các đề kiểm tra chưa góp phần phân loại học sinh một cách rõ nét. Hệ thống đáp án và thang điểm chưa được quan tâm đúng mức, thường xây dựng sơ lược, một số giáo viên còn không xây dựng. Khi chấm bài xong, giáo viên không chữa bài, nhận xét kết quả đạt được của các em. Như vậy, các em không nhận ra được điểm yếu của mình để khắc phục, không kịp thời động viên, khích lệ các em trong học tập.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Công tác kiểm tra, đánh giá với tư cách là một bộ phận của quá trình dạy và học môn Đạo đức, nó không đơn thuần chỉ là việc thu thập thông tin về chất lượng học tập của học sinh mà còn tạo cơ hội thúc đẩy quá trình học tập của học sinh. Mặc dù đánh giá được tiến hành với nhiều lí do khác nhau nhưng mục đích chính của công tác kiểm tra, đánh giá nhằm nâng cao hiệu quả dạy học của giáo viên và chất lượng học tập của học sinh. Là một công cụ kiểm tra, đánh giá, trắc nghiệm khách quan đã góp phần quan trọng vào quá trình dạy và học.

Các bài kiểm tra trắc nghiệm khách quan là dạng bài vẫn còn mới ở nước ta. Vì vậy, nó có tác dụng kích thích hứng thú học môn Đạo đức của học sinh, đồng thời đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Đạo đức của học sinh. Đảm bảo yêu cầu kiểm tra, đánh giá một cách toàn diện, khách quan. Không những vậy, các bài tập trắc nghiệm còn giúp giáo viên và học sinh có thể tự đánh giá khả năng truyền đạt và lĩnh hội kiến thức của mình. Từ đó, điều chỉnh cách dạy và học cho phù hợp.

Phương pháp sử dụng các bài tập trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Đạo đức ở Tiểu học là một phương pháp mới, đã góp phần khắc phục được một số hạn chế mà các phương pháp truyền thống chưa làm được. Song bên cạnh đó, còn một số hạn chế rất khó khắc phục triệt để. Vì vậy, cần phải phối hợp cả phương pháp kiểm tra bằng trắc nghiệm khách quan và kiểm tra bằng tự luận.

Trong thực tế, phương phap trắc nghiệm khách quan đã được sử dụng phổ biến ở các trường Tiểu học. Giáo viên đã nhận thức đúng đắn vai trò, tác dụng

cũng như cơ sở lí luận của phương pháp này. Song khi thực hiện còn nhiều thiếu sót chưa đạt được hiệu quả cao, chưa phát huy hết tác dụng của phương pháp này.

Nguyên nhân của thực trạng này có nhiều yếu tố, bao gồm cả yếu tố khách quan và chủ quan. Để thay đổi thực trạng này cần phải tác động tích cực đến tất cả các yếu tố là nguyên nhân gây nên thực trạng đó, từ chính giáo viên đến học sinh, đồng thời kết hợp chặt chẽ với các cấp quản lí.

Như vậy, phương pháp trắc nghiệm khách quan là một phương pháp quan trọng trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Đạo đức lớp 4 nói riêng và ở Tiểu học nói chung. Nó góp phần nâng cao hiệu quả của công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập cũng như chất lượng dạy và học của giáo viên và học sinh.

Trên cơ sở những hiểu biết về lí luận phương pháp trắc nghiệm khách quan, khóa luận đã tìm hiểu thực trạng việc sử dụng phương pháp kiểm tra, đánh giá thông qua bài tập trắc nghiệm khách quan ở trường Tiểu học Thị Trấn Sóc Sơn. Qua khóa luận này cũng tìm ra những nguyên nhân của thực trạng và đề xuất một số kiến nghị để mang lại hiệu quả, góp phần tạo nên thành công trong việc sử dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan để kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.

Do hạn chế về thời gian, điều kiện nghiên cứu và trình độ nên khóa luận không thể tránh khỏi những thiếu sót, kính mong được sự đóng góp ý kiến và chỉ bảo của các thầy cô giáo và các bạn sinh viên để đề tài được hoàn thiện hơn.


Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ TRONG DẠY HỌC MÔN ĐẠO ĐỨC LỚP 4 THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (KL03747) (Trang 53 -60 )

×