Thực trạng nhận thức của giáo viên về trắc nghiệm khách quan

Một phần của tài liệu Thực trạng kiểm tra, đánh giá trong dạy học môn đạo đức lớp 4 thông qua hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan (KL03747) (Trang 41 - 43)

7. Phương pháp nghiên cứu

2.2.2.Thực trạng nhận thức của giáo viên về trắc nghiệm khách quan

dạy học

Tiếp theo chúng tôi quan tâm tới sự hiểu biết của giáo viên về trắc nghiệm khách quan.

Chúng tôi đã tiến hành điều tra với câu hỏi sau:

Thầy (cô) hiểu như thế nào về trắc nghiệm khách quan trong dạy học? * Kết quả điều tra thu được như sau:

Qua điều tra chúng tôi thấy 50% thầy cô cho rằng: Trắc nghiệm khách quan trong dạy học là người giáo viên đưa ra câu hỏi và một số đáp án để học sinh tự lựa chọn đáp án theo hiểu biết của mình trong số đáp án có sẵn đó. Trong đó giáo viên có thể đưa ra yêu cầu dưới nhiều hình thức khác nhau như: vấn đáp, làm bài viết, …50% giáo viên cho rằng: Trắc nghiệm khách quan là phương pháp đưa ra câu hỏi, đưa các phương án trả lời để học sinh lựa chọn đáp án đúng bằng cách đánh dấu.

Theo PGS.TS Nguyễn Hữu Hợp, trắc nghiệm khách quan là phương pháp kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học sinh bằng những câu hỏi mà các phương án trả lời nói chung đã được cho trước như: câu hỏi nhiều lựa chọn, câu hỏi ghép đôi, câu hỏi điền đúng – sai, câu điền khuyết, ….Trắc nghiệm khách quan thường bao gồm nhiều mệnh đề, câu hỏi hay mô hình và được trả lời bằng các dấu hiệu đơn giản hay một từ, cụm từ, đôi khi là các con số,…Trắc nghiệm khách quan mang tính quy ước vì bài trắc nghiệm được chấm bằng cách đếm số lần học sinh trả lời đúng. Do đó, hệ thống cho điểm là khách quan và không phụ thuộc vào người chấm.

Nhìn chung, trắc nghiệm khách quan có thể đánh giá cả ba mặt (về tri thức, kĩ năng và thái độ) theo mục tiêu môn Đạo đức.

Căn cứ vào khái niệm này, ta thấy sự hiểu biết của giáo viên về trắc nghiệm khách quan nói chung vẫn còn hạn chế. Tuy nhiên, nhìn chung thầy cô đều thấy được sự cần thiết và tác dụng của trắc nghiệm khách quan trong dạy học môn Đạo đức. Thể hiện, khi tôi trực tiếp trao đổi được thầy cô cho biết phương pháp trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Đạo đức lớp 4 đã làm cho việc kiểm tra, đánh giá hiệu quả hơn. Vì các thầy cô cho biết: kiểm tra đánh giá kết quả học tập bằng phương pháp trắc nghiệm khách quan trong một thời gian nhất định có thể kiểm tra một lượng kiến thức lớn và toàn diện đối với học sinh, tránh hiện tượng học tủ. Kiểm tra bằng phương pháp trắc nghiệm khách quan làm cho quá trình kiểm tra thêm khách quan, tiết kiệm thời gian. Không những vậy, trắc nghiệm khách quan còn kích thích tính sáng tạo, linh hoạt của người học. Điều đó chứng tỏ, các thầy cô đã có nhận thức đúng đắn về tác dụng của phương pháp này. Từ đó, giáo viên có thể tìm tòi, suy nghĩ để biến nhận thức của mình thành việc làm cụ thể trong thực tế. Đó là vận dụng linh hoạt phương pháp trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.

Mở rộng điều tra ở phạm vi rộng hơn, tôi có dịp trò chuyện với một số giáo viên giảng dạy ở các khối 1, 2, 3, 5 về ý kiến của họ đối với tác dụng của phương pháp trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra đánh giá đều nhận được câu trả lời là phương pháp này giúp cho việc kiểm tra, đánh giá thêm hiệu quả hơn. Theo các cô: Kiểm tra, đánh giá bằng phương pháp trắc nghiệm khách quan tiết kiệm thời gian, nội dung kiểm tra bao phủ được nhiều kiến thức, các đề kiểm tra

trắc nghiệm khách quan có thể dễ dàng phân biệt trình độ học sinh. Từ đó có kế hoạch động viên, giúp đỡ học sinh để nâng cao kết quả học tập cho các em. Như vậy, các giáo viên đã có nhận thức đúng đắn về vai trò, tác dụng của phương

Một phần của tài liệu Thực trạng kiểm tra, đánh giá trong dạy học môn đạo đức lớp 4 thông qua hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan (KL03747) (Trang 41 - 43)