Thực trạng sử dụng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan để kiểm

Một phần của tài liệu Thực trạng kiểm tra, đánh giá trong dạy học môn đạo đức lớp 4 thông qua hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan (KL03747) (Trang 46 - 53)

7. Phương pháp nghiên cứu

2.2.4.Thực trạng sử dụng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan để kiểm

tra đánh giá trong dạy học môn Đạo đức lớp 4

Việc sử dụng hệ thống bài tâp trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh đang là vấn đề nhận được sự quan tâm của hầu hết các thầy cô giáo. Dựa theo những điều tra ở trên kết hợp với trao đổi, trò chuyện với các giáo viên về việc sử dụng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan để kiểm tra đánh giá trong dạy học môn Đạo đức. Chúng tôi tiến hành điều tra với câu hỏi sau:

Thầy (cô) thực hiện việc kiểm tra đánh giá trong dạy học môn Đạo đức thông qua hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan như thế nào?

a) Thường xuyên

b) Thỉnh thoảng c) Hiếm khi d) Chưa bao giờ

* Kết quả thu được như sau:

Qua điều tra cho thấy 100% giáo viên thường xuyên thực hiện kiểm tra đánh giá trong dạy học môn Đạo đức thông qua bài tập trắc nghiệm khách quan. Theo các cô khi sử dụng hình thức này có thể kiểm tra với một lượng thông tin lớn đối với người học, trắc nghiệm tốn ít thời gian thực hiện, đặc biệt là khâu chấm bài. Trắc nghiệm đảm bảo tính khách quan. Khi cho điểm trong kiểm tra

truyền thống, cùng một bài làm có thể được đánh giá khác nhau, có thể điểm số chênh lệch khá lớn tùy thuộc vào người chấm. Chấm bài trắc nghiệm sẽ tránh được sai lệch và hạn chế đó. Các câu hỏi, đáp án được quy định về số lượng, nội dung và đã chuẩn hóa nên dễ dàng sử dụng phương pháp thống kê toán học để tổng hợp và xử lý kết quả. Trắc nghiệm nếu được sử dụng thính hợp có thể gây được hứng thú và tính tích cực học tập của học sinh. Là một hình thức kiểm tra, một dạng bài tập mới, so với các hình thức kiểm tra và dạng bài tập truyền thống trắc nghiệm có thể được nhiều học sinh ưa thích. Việc chấm bài được nhanh gọn, học sinh có thể sớm biết kết quả làm bài của mình, học sinh có thể tự đánh giá bài làm của mình và đánh giá bài làm của nhau. Do đó, giáo viên đã nhận thức tương đối chính xác về tầm quan trọng của trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra, đánh giá.

Nhưng để biết hiện nay thầy cô thường sử dụng bài tập trắc nghiệm khách quan từ nguồn nào để kiểm tra đánh giá học sinh thì chúng tôi đã tiến hành điều tra theo câu 7 (Phiếu trưng cầu ý kiến) và kết quả thu được như sau:

Tài liệu

Vở bài tập

Đạo đức lớp 4 Sách tham khảo Tự boên soạn Tỉ lệ 50% 25% 25%

Bảng 2: Mức độ sử dụng các nguồn tài liệu để kiểm tra đánh giá trong dạy học môn Đạo đức lớp 4.

Qua bảng trên chúng tôi cũng nhận thấy có tới 50% giáo viên lựa chọn phương án là từ sách bài tập Đạo đức lớp 4, điều đó cho thấy việc tự thiết kế đề

kiểm tra trắc nghiệm khách quan còn rất hạn chế. Để biết được lý do chúng tôi đã thực hiện điều tra theo câu hỏi 8 (Phiếu trưng cầu ý kiến) và kết quả thu được như sau:

Tất cả giáo viên cho rằng: các bài tập trong sách bài tập đã được các chuyên gia nghiên cứu và soạn thảo kĩ lưỡng nên phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình và phù hợp với lứa tuổi học sinh. Các bài tập trong sách được thiết kế với nhiều dạng khác nhau nên phát huy tính tư duy, sáng tạo của học sinh. Khi sử dụng sẽ tiết kiệm được thời gian ghi chép, các bài tập trong sách có thể sử dụng với nhiều mục đích khác nhau như: kiểm tra bài cũ, sử dụng làm bài tập thực hành trong dạy bài mới,… Ngoài ra, nó còn rất thuận tiện khi sử dụng, không mất thời gian để thiết kế.

Trò chuyện với giáo viên lựa chọn cách dùng đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan trong sách tham khảo thì chúng tôi được cô cho biết: các đề kiểm tra trong sách tham khảo đã được các chuyên gia biên soạn tức là đã đảm bảo các yếu tố cần thiết. Hơn nữa theo cô việc thiết kế một đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan tốn nhiều thời gian thiết kế câu hỏi và câu trả lời, khó xây dựng phương án gây nhiễu cho học sinh. Tuy nhiên, khi thiết kế đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan mà không chú ý đến trình độ nhận thức của học sinh thì quá trình kiểm tra, đánh giá đó khó thành công. Đó cũng là một trong những tồn tại trong kiểm tra, đánh giá đòi hỏi giáo viên và các cấp quản lý khắc phục để nâng cao chất lượng dạy và học môn Đạo đức và Tiểu học nói chung.

Qua bảng điều tra trên, chúng tôi nhận thấy có 25% là giáo viên đưa ra ý kiến tự thiết kế đề kiểm tra bằng phương pháp trắc nghiệm khách quan. Khi trao đổi với giáo viên, cô Trịnh Việt Hà chúng tôi được cô cho biết: Thiết kế đề kiểm

tra có vai trò đặc biệt quan trọng, quyết định đến chất lượng việc đánh giá kết quả. Một đề kiểm tra quá dễ hoặc quá khó không phù hợp với đối tượng sẽ không phản ánh thực chất kết quả học tập của học sinh. Vì vậy, trong kiểm tra đánh giá phải coi trọng việc thiết kế đề kiểm tra, xem đây là một khâu mấu chốt dẫn đến thành công của một bài kiểm tra. Trong kiểm tra, đánh giá tự thiết kế đề kiểm tra có một ý nghĩa quan trọng vì giáo viên trực tiếp giảng dạy là người nắm vững mục tiêu môn học, mục tiêu kiểm tra và trình độ kiến thức, kĩ năng của đối tượng kiểm tra. Khi hỏi cô thêm về vấn đề thiết kế đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan bằng cách kết hợp tự thiết kế và tham khảo các đề có sẵn có vai trò như thế nào trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh? thì cô cho biết: thiết kế theo cách như vậy chúng ta vừa có thể dựa vào đặc điểm nội dung chương trình, trình độ nhận thức của học sinh lại vừa có thể khai thác triệt để nội dung kiến thức, hình thức câu hỏi. Đề kiểm tra như vậy sẽ kích thích hứng thú học tập của học sinh, đòi hỏi học sinh phải “động não” trong quá trình làm bài. Qua đó, đánh giá được đầy đủ những kiến thức, kĩ năng của học sinh đạt được trong quá trình học tập. Tuy nhiên, giáo viên cũng phải lưu ý khi tự thiết kế bài soạn để đảm bảo tính khách quan, lôgic, phù hợp đặc điểm nhận thức, đặc điểm tâm sinh lý học sinh. Để thấy được rõ hơn về tầm quan trọng và hiệu quả của việc tự thiết kế bài tập trắc nghiệm khách quan để áp dụng vào kiểm tra, đánh giá thì chúng tôi đã mạnh dạn thiết kế một đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan đối với bài: “Tiết kiệm tiền của” (Đạo đức lớp 4) được thử nghiệm tại lớp 4B, lớp tôi trực tiếp giảng dạy và chủ nhiệm.

Câu 1: Hãy điền những từ đã cho vào chỗ chấm ...ở các ý sau sao

cho thích hợp: (chê cười, công sức, khó khăn, thời gian, sung túc, có ích). Chúng ta cần tiết kiệm tiền của là vì:

- Để có tiền của, chúng ta phải bỏ ra nhiều ... - Việc tiết kiệm tiền của làm chúng càng ..., cuộc sống chúng ta càng ...

- Ngược lại, nếu các em không tiết kiệm mà phung phí tiền của thì cuộc sống sẽ... còn các em sẽ bị mọi người ...

Câu 2: Hãy đánh dấu + vào những ô trước những cụm từ chỉ các

việc cần làm để tiết kiệm tiền của.

Bỏ tiền lì xì (mừng tuổi) vào ống tiết kiệm.

Sử dụng tiền để mua những thứ cần thiết.

Chỉ dùng đồ mới, không dùng đồ cũ mặc dù còn tốt.

Tắt điện khi ra khỏi phòng.

Ít tắm giặt để tiết kiệm nước.

Bạn có gì mới thì bảo cha mẹ mua cho mình như thế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Câu 3: Hãy ghi vào ô dấu + trước những hành vi, việc làm đúng,

dấu – trước những hành vi, việc làm sai.

Bình được mẹ cho tiền ăn sáng. Bạn đã dành số tiền đó để dành bỏ vào ống tiết kiệm.

Đầu năm học mẹ định mua cho Phú chiếc áo mới thì bạn đã nói với mẹ: “Áo của con vẫn còn đủ và đều lành lặn cả. Không phải mua đâu, mẹ ạ”.

Câu 4: Hãy đánh dấu + vào ô trước cách ứng xử phù hợp trong tình

huống dưới đây:

Nếu sau Tết, em có một số tiền lì xì (mừng tuổi) thì em sẽ sử dụng số tiền đó như thế nào?

Mua thật nhiều truyện tranh để đọc cho thỏa thích. Đưa cho cha mẹ sử dụng.

Thay mới đồ dùng học tập.

Nhờ cha mẹ cất giùm để khi cần thì lấy.

Câu 5: Em hãy cho biết những việc mình đã làm để tiết kiệm tiền của

stt Những việc liên quan đến tiết kiệm tiền của em làm Thường xuyên Ít khi Chưa bao giờ 1 2 3 4 5 6 Tắt đèn khi ra khỏi phòng. Giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập. Dùng vở gấp máy bay.

Nhờ cha mẹ sửa chữa giày dép cũ. Lấy cớ bạn sinh nhật để xin tiền cha mẹ.

Nói chuyện điện thoại với bạn thời gian dài mỗi ngày.

Câu 6: Hãy ghi vào ô dấu + trước những ý kiến mà em đồng ý.

Chỉ cần tiết kiệm tiền của khi người lớn nhắc nhở.

Cần tiết kiệm tiền của mà không phân biệt của mình hay của người khác.

Không cần tiết kiệm tiền của khi đã khá giả.

Tiết kiệm tiền của sẽ làm cho cuộc sống thiếu sung túc.

Đề kiểm tra này được dùng để kiểm tra kiến thức (câu 1 và câu 2); kĩ năng, hành vi (câu 3, câu 4 và câu 5) và thái độ (câu 6) của học sinh sau khi học xong bài: “Tiết kiệm tiền của”. Khi vận dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan trong thiết kế bài kiểm tra chúng ta vừa có thể dựa vào đặc điểm nội dung chương trình bài học lại còn có thể đưa ra những bài tập phù hợp với đặc điểm nhận thức của học sinh, đặc điểm tâm sinh lý, lôgíc của bài học, khai thác triệt để nội dung kiến thức, hình thức câu hỏi. Đặc biệt, do đặc điểm của môn học là hình thành cho học sinh những chuẩn mực hành vi đạo đức nên khi thiết kế đề chúng tôi chú ý đưa ra những tình huống đạo đức quen thuộc, thường gặp trong cuộc sống hàng ngày của học sinh. Đề kiểm tra như vậy sẽ kích thích hứng thú học tập của học sinh, phản ánh đúng phẩm chất của học sinh sau khi học xong bài đạo đức đó trong quá trình làm bài. Khi áp dụng bài kiểm tra này thì chúng tôi thu được một số kết quả như sau: Ở bài tập số 5 khi yêu cầu các em tích dấu “+” vào các công việc mà em đã làm để tiết kiệm tiền của thì tôi thấy đa số các em đã biết tắt đèn khi ra khỏi phòng, giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập, nhờ cha mẹ sửa chữa giày dép cũ. Điều đó cho thấy qua bài học các em đã nhận thức đúng đắn về những việc làm để tiết kiệm tiền của.

Một phần của tài liệu Thực trạng kiểm tra, đánh giá trong dạy học môn đạo đức lớp 4 thông qua hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan (KL03747) (Trang 46 - 53)