Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư tại dự án xây dựng đường đt 477 và dự án xây dựng khu công nghiệp phúc sơn trên địa bàn thành phố ninh bình (Trang 46)

Lấy ý kiến tư vấn của những chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong công tác giải phóng mặt bằng để trao đổi về cách nhìn nhận, đánh giá cũng như những gợi ý đề xuất về giải pháp.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 37

Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Ninh Bình

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Thành phố Ninh Bình nằm ở phía Đông tỉnh Ninh Bình, cách thủ đô Hà Nội khoảng 90 km theo tuyến quốc lộ 1A, có tọa độđịa lý từ 20012’đến 20017’ vĩ độ Bắc, từ 105055’ đến 106001’ kinh độ Đông, phía Bắc và phía Tây giáp huyện Hoa Lư, phía Nam giáp huyện Yên Khánh, phía Đông giáp huyện Ý Yên tỉnh Nam Định. Thành phố Ninh Bình có 14 đơn vị hành chính gồm 11 phường và 3 xã với tổng diện tích tự nhiên là 4671,67 ha.

Nằm ở trung tâm vùng cửa ngõ miền Bắc, thành phố Ninh Bình có tuyến quốc lộ 1A xuyên Việt và quốc lộ 10 đi các tỉnh duyên hải Bắc bộ tới Quảng Ninh. Ga Ninh Bình và bến xe khách Ninh Bình đều nằm ở trung tâm thành phố. Dự án đường cao tốc Ninh Bình - Cầu Giẽ, Ninh Bình - Vinh và đường sắt cao tốc Bắc Nam đang triển khai sẽ mở ra tiềm năng lớn cho việc mở rộng và phát triển thành phố.

Với vị trí địa lý trên, thành phố Ninh Bình có lợi thế quan trọng trong khu vực, thuận lợi giao lưu kinh tế với tỉnh Bắc Bộ, cả nước và là động lực để Ninh Bình phát triển thành một trong những trung tâm kinh tế quan trọng của vùng trọng điểm kinh tế Bắc Bộ.

3.1.1.2. Đặc điểm khí hậu

Khí hậu thành phố Ninh Bình mang những đặc điểm của tiểu khí hậu

Đồng bằng sông Hồng, có mùa đông ít mưa, mùa hè nắng nóng mưa nhiều. Ngoài ảnh hưởng sâu sắc của gió mùa đông bắc, phía Đông Nam thành phố còn chịu ảnh hưởng của khí hậu rừng núi và nửa rừng núi.

3.1.1.3. Thủy văn, nguồn nước

Trên địa bàn thành phố Ninh Bình có 4 con sông lớn chảy qua: sông Đáy, sông Chanh, sông Vạc và sông Vân. Mật độ sông, suối là 0,5 km/km2, các sông thường chảy theo hướng Tây bắc - Đông nam rồi đổ ra biển. Trong đó, sông Đáy

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 38

và sông Vạc là hai con sông chính cung cấp nước phục vụ hoạt động sản xuất, sinh hoạt và thoát lũ.

3.1.1.4. Các nguồn tài nguyên

* Tài nguyên đất

Theo kết quả thống kê năm 2013, thành phố Ninh Bình có tổng diện tích tự nhiên 4.668,81 ha. Căn cứ vào tài liệu thổ nhưỡng của tỉnh, kết quả điều tra, thu thập bản đồđất năm 1998 thì đất đai thành phố Ninh Bình có các loại đất: đất phù sa được bồi (Pb); đất phù sa không được bồi (Ph) và đất phù sa có tầng phèn tiềm tàng sâu (Ps).

* Tài nguyên khoáng sản

Thành phố Ninh Bình là địa bàn phong phú về nguyên liệu phục vụ ngành xây dựng với nguồn đá vôi và đất sét cho trữ lượng khá nhằm phát triển sản xuất xi măng, gạch ngói vật liệu xây dựng.

* Tài nguyên rừng

Diện tích đất lâm nghiệp có rừng trên địa bàn thành phố Ninh Bình là 78,95 ha toàn bộ là đất rừng đặc dụng, phân bốở xã Ninh Nhất.

* Tài nguyên nhân văn

Nằm trong vùng đất địa linh, thành phố Ninh Bình có truyền thống cách mạng đấu tranh dựng nước và giữ nước đã làm vẻ vang trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước... Dân cư sống tập trung đông đúc, là nơi hội tụ nhân tài, nơi sinh ra của nhiều khoa bảng đã minh chứng cho vùng đất hiếu học này.

3.1.2. Điều kiện kinh tế- xã hội

a/ Kinh tế

Theo báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2013 và phương hướng nhiệm vụ năm 2014 của UBND thành phố Ninh Bình, tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2013 của thành phố Ninh Bình đạt được là 20,75%. Cơ cấu kinh tế của thành phố

Ninh Bình tập trung chủ yếu vào công nghiệp, xây dựng (50,19%); dịch vụ

(48,61%); sản xuất nông nghiệp trong thành phố chiếm tỷ lệ nhỏ (1,2%).

Công tác thu ngân sách ước đạt 504,5 tỷđồng. Trong đó, thu từ thuế, phí, lệ phí ước đạt 211,5 tỷđồng; thu tiền sử dụng đất ước đạt 293 tỷđồng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 39 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

b/ Văn hóa – xã hội

Dân số trung bình năm 2013 là 130.517 người, trong đó dân số thành thị là 112.235 người, dân số nông thôn là 18.282 người, mật độ dân số 2.628 người/km2. Tỷ lệ hộ nghèo dưới 1,35%, tỷ lệ hộ khá giàu đạt 32,6% tăng 3,5% so với năm 2012. Thành phốđã hỗ trợ việc làm cho trên 3.800 lao động, trong đó trên 35% lao động được đào tạo nghề, có trên 1000 lao động được đào tạo tại các cơ sở dạy nghề trên địa bàn thành phố. Thu nhập bình quân đầu người đạt 25,4 triệu đồng/ năm. Đời sống của nhân dân ngày càng được nâng cao.

Các hoạt động dịch vụ - thương mại - ngành nghề ngày càng phát triển, người lao động đã tách khỏi sản xuất nông nghiệp hoặc ít nhiều thoát ly nông nghiệp. Do vậy, có thể nói tốc độ đô thị hóa trên địa bàn thành phố Ninh Bình tăng mạnh

3.2. Thực trạng quản lý, sử dụng đất đai tại thành phố Ninh Bình

3.2.1. Tình hình thực hiện quản lý đất đai

3.2.1.1. Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Việc cấp giấy chứng nhận theo Luật Đất đai 2003 đã được triển khai. Năm 2013, tổng số giấy chứng nhận được cấp cho hộ gia đình cá nhân là 3.785; hoàn chỉnh hồ sơđo đạc và làm các thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở

cho nhân dân tại phường Ninh Khánh, xã Ninh Nhất, xã Ninh Phúc. Phối hợp với Sở Tài nguyên - Môi trường chỉnh lý bản đồ, hồ sơđịa chính của 2 phường Nam Thành và Nam Bình. Tiến hành kiểm tra việc sử dụng đất của một sốđơn vị....

Về việc thực hiện trình tự thủ tục cấp giấy chứng nhận: Thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vẫn thực hiện ở cấp xã, do UBND cấp xã lập hồ

sơ, phòng Tài nguyên và Môi trường thẩm định, nếu kiểm tra thấy sai yêu cầu xã chỉnh lý, phòng trình UBND thành phố cấp giấy chứng nhận. Sau khi giấy chứng nhận đã hoàn tất được chuyển xuống cho văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất (bộ phận một cửa) để các hộ gia đình sau khi thực hiện nghĩa vụ tài chính, “sổ đỏ” được trả tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.

3.2.1.2. Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 40

được xây dựng hoàn chỉnh và được UBND tỉnh phê duyệt tại quyết định số

738/QĐ-UBND ngày 28/07/2006. Trên cơ sở định hướng phát triển đô thị tỉnh Ninh Bình đến năm 2020 đã được phê duyệt, UBND thành phố Ninh Bình đã và

đang tiến hành điều chỉnh quy hoạch tổng thể chung thành phố Ninh Bình đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 và tiến hành quy hoạch chi tiết các xã, phường. Đến nay đã hoàn thành quy hoạch chi tiết 10 phường (Đông Thành, Vân Giang, Tân Thành, Phúc Thành, Nam Thành, Thanh Bình, Nam Bình, Bích Đào, Ninh Phong, Ninh Khánh) đang triển khai xây dựng và tổ chức thẩm định trình UBND tỉnh phê duyệt làm căn cứ xây dựng quy hoạch sử đụng đất chi tiết xã phường đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất trong phát triển không gian kiến trúc

đô thị. Công tác quản lý quy hoạch và tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch tổng thể chung và quy hoạch chi tiết không gian kiến trúc đô thị các xã, phường

đạt kết quả tốt, đã khắc phục có hiệu quả tình trạng lấn chiếm đất đai, vi phạm quy hoạch đã được phê duyệt.

3.2.1.3. Công tác giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất

Thành phố Ninh Bình là địa phương thu hút nhiều dự án đầu tư trong các lĩnh vực như: Công nghiệp, thương mại và du lịch với 115 dự án thu hồi tổng diện tích 377,83 ha, trong đó:

+ Thu hồi đất, cho thuê đất 24 dự án, với diện tích 14,56 ha; + Giao đất có thu tiền sử dụng đất 03 dự án, với diện tích 0,75 ha;

+ Cho phép nhận chuyển nhượng và chuyển mục đích sử dụng đất 03 dự

án, với diện tích 2,62 ha;

UBND thành phố đã ban hành các quyết định thu hồi đất, giao đất và đấu giá quyền sử dụng đất cho nhân dân làm nhà ở, với diện tích 47,0 ha tại các khu vực Quảng trường trung tâm thành phố, Tiền Đồng (phường Ninh Khánh), khu dân cư mới Phúc Trì (phường Nam Thành), khu dân cư mới Kỳ Vỹ (xã Ninh Nhất)… nhằm đáp ứng cho nhu cầu về nhà ở của người dân, đồng thời hình thành các khu đô thị mới của thành phố. Nguồn thu được từ đấu giá quyền sử

dụng đất đã giúp cho thành phố chủ động đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng, thay

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 41

3.2.1.4. Công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất

Trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư, thành phố

chỉđạo thực hiện cơ chế nhà đầu tư thuộc nhóm đối tượng phải thỏa thuận với người sử dụng đất thì tự thỏa thuận giữa nhà đầu tư với người sử dụng đất. Việc thỏa thuận giữa nhà đầu tư với người sử dụng đất được thực hiện trên cơ sở các cơ chế chính sách của Nhà nước quy định về đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng như Nghịđịnh số 197/NĐ-CP ngày 31/12/2004 của Chính phủ và một số các văn bản hướng dẫn của UBND tỉnh ban hành, qua đó việc thực hiện các dự án giao đất, cho thuê đất, việc bồi thường thực hiện theo đúng quy định, các hộ nhận tiền bồi thường đều thống nhất, không có thắc mắc, khiếu nại.

3.2.1.5. Công tác kiểm tra, thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai

Việc kiểm tra xử lý các vi phạm về sử dụng đất của các tổ chức được cơ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

quan Nhà nước có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng

đất đã được UBND thành phố chỉđạo các phòng chức năng thực hiện nghiêm túc, từđó phát hiện và kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý (đã xử lý đối với 06 tổ

chức chậm sử dụng đất so với dự án đầu tư đã phê duyệt), tránh tình trạng sử dụng

đất lãng phí, thu hồi đất và giao lại cho những dự án thực sự khả thi, mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân địa phương và cho thành phố.

Thường xuyên tăng cường công tác thanh tra đất đai, phát hiện và ngăn chặn kịp thời các trường hợp vi phạm, lấn chiếm đất trái phép, sử dụng đất không

đúng mục đích… trên địa bàn thành phố được thực hiện thường xuyên. Trong năm 2012, toàn thành phốđã giải quyết 128/152 vụ việc thuộc thẩm quyền, đạt tỷ

lệ 84,20%. Xử lý triệt để các vụ việc tranh chấp đất đai, không để tình trạng các vụ việc khiếu nại, tranh chấp đất đai kéo dài.

3.2.1.6. Công tác thống kê, kiểm kê đất đai

Công tác kiểm kê đất đai năm 2013 đã thực hiện tốt, đặc biệt cùng với việc chỉ đạo, thực hiện công tác thống kê, ngành Tài nguyên và Môi trường đã tập trung rà soát lại toàn bộ các loại đất, thống kê đầy đủ, chỉnh lý biến động của các loại đất.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 42

Đã thu nhận và duyệt kết quả thống kê của 14 xã, phường. Các số liệu thống kê được lưu trữ dưới dạng giấy và dạng số. Diện tích, cơ cấu sử dụng đất năm 2013 của thành phố Ninh Bình được nêu tại bảng 3.1.

Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất năm 2013 của thành phố Ninh Bình STT MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT Diệ(ha) n tích C(%) ơ cấu Tổng diện tích tự nhiên 1 Đất nông nghiệp NNP 1950,85 41,76 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 1724,27 36,91 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 1603,94 34,34 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 120,33 2,57 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 78,67 1,68 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 145,22 3,11 1.4 Đất nông nghiệp khác NKH 2,69 0.06

2 Đất phi nông nghiệp PNN 2627,72 56,25

2.1 Đất ở OTC 675,01 14,45

2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 162,32 3,48 2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 512,69 10,97 2.2 Đất chuyên dùng CDG 1725,30 36,93 2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp CTS 46,46 0,99 2.2.2 Đất quốc phòng CQP 23,91 0,51 2.2.3 Đất an ninh CAN 11,24 0,24 2.2.4 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp CSK 266,07 5,71 2.2.5 Đất có mục đích công cộng CCC 1377,62 29,48 2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 22,79 0,49 2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 64,51 1,48 2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng SMN 139,06 2,98 2.6 Đất phi nông nghiệp khác PNK 1,05 0,02

3 Đất chưa sử dụng CSD 93,10 1,99

3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 60,78 1,30 3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 7,54 0,16 3.3 Núi đá không có rừng cây NCS 24,78 0,53

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 43

3.2.2. Tình hình sử dụng đất đai

3.2.2.1. Hiện trạng sử dụng đất

Thành phố Ninh Bình có tổng diện tích tự nhiên 4671,67 ha. Được sử

dụng vào các mục đích chính sau:

+ Đất nông nghiệp: 1950,85 ha chiếm 41,76% diện tích đất tự nhiên. + Đất phi nông nghiệp: 2627,72 ha chiếm 56,25% diện tích đất tự nhiên. + Đất chưa sử dụng: 93,10 ha chiếm 1,99% diện tích đất tự nhiên.

* Đất nông nghiệp

Năm 2012 thành phố Ninh Bình có: 1950,85 ha đất nông nghiệp, trong đó: - Đất sản xuất nông nghiệp có: 1724,27 ha chiếm 36,91%.

- Đất lâm nghiệp: 78,67 ha chiếm 1,68%.

- Đất nuôi trồng thủy sản: 145,22 ha chiếm 3,11%. - Đất nông nghiệp khác: 2,69 ha chiếm 0,06%.

* Đất phi nông nghiệp

Diện tích đất phi nông nghiệp có 2627,72 ha chiếm 56,25% diện tích đất tự nhiên; trong đó được sử dụng cho các mục đích sau:

- Đất ở tại thành phố hiện nay có 675,01 ha chiếm 14,45%. Trong đó, diện tích đất ởđô thị là 512,69 ha chiếm 10,97% diện tích đất tự nhiên; diện tích đất ở (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nông thôn là 162,32 ha chiếm 3,48% diện tích tự nhiên toàn huyện.

- Đất chuyên dùng: 1725,30 ha chiếm 36,93% diện tích đất tự nhiên. - Đất tôn giáo, tín ngưỡng: 22,79 ha chiếm 0,49% diện tích đất tự nhiên. Diện tích đất này được phân bốở tất cả các phường, xã trên toàn thành phố.

- Đất nghĩa trang, nghĩa địa: 64,51 ha chiếm 1,48% diện tích tự nhiên. - Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng: 139,06 ha chiếm 2,98% tổng diện tích tự nhiên.

- Đất phi nông nghiệp khác: 1,05 ha chiếm 0,02% tổng diện tích tự nhiên.

* Đất chưa sử dụng

Diện tích đất chưa sử dụng là 93,10 ha chiếm 1,99% diện tích tự nhiên toàn thành phố. Trong đó: đất bằng chưa sử dụng là 60,78 ha chiếm 1,30%; đất

đồi núi chưa sử dụng là 7,54 ha chiếm 0,16%; đất núi đá không có rừng cây là 24,48% chiếm 0,53% diện tích đất tự nhiên.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 44

3.2.2.2. Hiệu quả sử dụng đất

Nhìn chung quỹ đất của thành phố được sử dụng khá hiệu quả, đáp ứng

được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội cũng như đời sống, sinh hoạt của nhân dân. Cụ thể:

a) Đối với đất sản xuất nông nghiệp: Sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phốđang được triển khai, thực hiện theo hướng thâm canh và chuyên môn hóa sản xuất theo vùng, phù hợp với địa hình từng nơi. Để tránh những ảnh

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư tại dự án xây dựng đường đt 477 và dự án xây dựng khu công nghiệp phúc sơn trên địa bàn thành phố ninh bình (Trang 46)