Tại Việt Nam cũng như các nước đang phát triển, để phục vụ cho sự phát triển kinh tế, xã hội thì đều có một cách thức chung chủ yếu đó là chuyển đổi từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp nhằm mục đích phát triển cơ sở hạ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 29
tầng kỹ thuật, giao thông đô thị… bằng nhiều hình thức khác nhau trong đó đặc biệt quan tâm tới biện pháp thu hồi đất để GPMB. Ở nước ta, trong thời gian qua công tác bồi thường GPMB khi Nhà nước thu hồi đất đã đi vào cuộc sống của người dân bằng rất nhiều các dự án đầu tư xây dựng và đã tạo nên một diện mạo mới cho Đất nước Việt Nam trên trường Quốc tế. Các quy định của pháp luật về
bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ngày càng phù hợp hơn với yêu cầu của thực tế cũng như yêu cầu của các quy luật kinh tế. Quan tâm tới lợi ích của những người bị thu hồi đất, GPMB, Nghịđịnh 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất sau một thời gian thực hiện, đặc biệt là sau sự ra đời của Nghị định 84/2007/NĐ-CP quy định bổ sung về việc thu hồi đất, thực hiện QSDĐ, trình tự, thủ tục bồi thường hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và mới đây là Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 thay thế Nghị định 84/2007/NĐ-CP
đã thể hiện được tính khả thi và vai trò tích cực của các văn bản pháp luật trong công tác bồi thường GPMB. Qua đó tạo điều kiện các dự án đầu tư thực hiện tốt công tác GPMB đã góp phần không nhỏ vào việc thu hút nguồn vốn đầu tư, tạo nguồn lực sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý hành chính Nhà nước về đất đai, chuyển đổi cơ cấu sản xuất, phát triển đô thị, đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện và nâng cao tạo bước đà lớn cho sự phát triển KT- XH. Thể hiện ở một số khía cạnh như:
- Đối tượng được bồi thường, hỗ trợ, tái định cư ngày càng được xác định
đầy đủ chính xác, phù hợp với tình hình thực tế của đất nước, giúp cho công tác quản lý đất đai của Nhà nước được nâng cao.
- Mức bồi thường hỗ trợ ngày càng cao tạo điều kiện cho người dân bị thu hồi đất có thể khôi phục lại tài sản bị mất. Một số biện pháp hỗ trợ đã được bổ
sung và quy định rất rõ ràng, thể hiện được tinh thần đổi mới của Đảng và Nhà nước nhằm giúp cho người dân ổn định vềđời sống và sản xuất.
- Việc bổ sung quy định về quyền tự thỏa thuận của các nhà đầu tư cần đất với người sử dụng đất đã góp phần giảm sức ép cho các cơ quan hành chính trong việc thu hồi đất.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 30
- Trình tự thủ tục tiến hành bồi thường hỗ trợ tái định cư đã giải quyết
được nhiều khúc mắc trong thời gian qua, giúp cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện công tác bồi thường, tái định cưđạt hiệu quả.
Bên cạnh những kết quảđạt được, nhìn chung công tác bồi thường GPMB trong cả nước đang còn tồn tại những tiêu cực, bất cập. Đó là còn rất nhiều dự án “treo”, để đất hoang hóa kéo dài, tình trạng mất dân chủ, thiếu công khai trong công tác bồi thường gây bức xúc cho người dân, các chính sách hỗ trợ chưa được quan tâm đúng mức, rồi đến tình trạng khiếu kiện kéo dài làm cho công tác bồi thường GPMB gặp rất nhiều vướng mắc.
Theo thống kê mới nhất đến tháng 10/2013, trên cả nước có khoảng 1.800 dự án “treo” với diện tích khoảng trên 150.000 ha, trong đó có 870 dự án xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp với diện tích 48.000 ha; 230 dự án xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội với diện tích 14.000 ha; 180 dự án xây dựng, chỉnh trang khu đô thị và khu dân cư nông thôn với diện tích 3.900 ha. Các địa phương có nhiều dự án “treo” gồm: Nam Định với 80 dự án, TP.HCM 50 dự án, Quảng Nam 50 dự án, Đồng Nai 40 dự án, Vĩnh Phúc 32 dự
án, Hà Nội 29 dự án, Cần Thơ 24 dự án, Bà Rịa-Vũng Tàu 24 dự án, Hải Dương 18 dự án, Đà Nẵng 16 dự án, Khánh Hòa 10 dự án (Huyền Ngân, 2009).
Ngoài ra, trên cả nước hiện nay vẫn đang còn tình trạng các khu công nghiệp chiếm đất nhiều nhưng sử dụng thì ít: Có nhiều khu, cụm công nghiệp đã tiến hành thu hồi, san lấp mặt bằng nhưng chậm tiến độ trong xây dựng cở sở hạ
tầng và thu hút đầu tư kém, tỷ lệ lấp đầy thấp dẫn đến tình trạng đất bị bỏ hoang hóa, lãng phí trong nhiều năm. Cụ thể: tại Hà Nam: nhiều Khu công nghiệp có tỷ
lệ phủ lấp rất khiêm tốn như Hòa Mạc (rộng 131 ha, nhưng mới cho thuê được 4,8 ha), Đồng Văn II (mới cho thuê được 65,8 ha trong tổng số 320 ha), Châu Sơn (chỉ cho thuê được 36,2/115 ha); tại Hưng Yên: trong 4 Khu công nghiệp đã
đi vào hoạt động trên tổng số 13 Khu công nghiệp, chỉ có khu công nghiệp Phố
Nối A (diện tích 391,6 ha) có diện tích đã cho thuê là 220,86 ha. Còn lại, Khu công nghiệp dệt may Phố Nối diện tích 121 ha, cho thuê là 20 ha; Khu công nghiệp Minh Đức diện tích 198 ha, cho thuê 39,37 ha; Khu công nghiệp Thăng Long II đã cho thuê 45,8 ha. Ngoài ra, các địa phương tại khu vực này còn lập
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 31
177 cụm công nghiệp với diện tích 15.457 ha, nhưng mới có 15 cụm được doanh nghiệp thuê 700 ha, đạt tỷ lệ 4,5%. Thậm chí, tại những địa phương xa xôi, không thuận lợi để phát triển Khu công nghiệp như Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Hậu Giang … nhiều khu công nghiệp được dựng lên để rồi … chùm mền
(Huyền Ngân, 2009).