Giai đoạn Luật Đất đai năm 1987 có hiệu lực

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư tại dự án xây dựng đường đt 477 và dự án xây dựng khu công nghiệp phúc sơn trên địa bàn thành phố ninh bình (Trang 26 - 27)

Hiến pháp năm 1980 quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý và điều này được khẳng định tại điều 19 của Hiến pháp: “Đất

đai, rừng núi, sông hồ, hầm mỏ, tài nguyên thiên nhiên trong lòng đất, ở vùng biển và thềm lục địa... là của Nhà nước - đều thuộc sở hữu toàn dân”. Và quan hệ đất đai thời kỳ này chỉ đơn thuần là mối quan hệ “ Giao-thu” giữa Nhà nước và người sử dụng.

Trên tinh thần của Hiến pháp năm 1980 Luật Đất đai năm 1987 được ban hành, tiếp tục khẳng định lại đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý. Về việc thu hồi đất và bồi thường thiệt hại thì Luật Đất đai 1987 không nêu cụ thể việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất, mà chỉ nêu phần nghĩa vụ của người sử dụng đất: “Đền bù thiệt hại cho người sử dụng đất để giao cho mình bồi hoàn thành quả lao động và kết quả đầu tưđã làm tăng giá trị của

đất đó theo quy định của Pháp luật”.

Tại Nghịđịnh số 186/HĐBT ngày 31/5/1990 của Hội đồng Bộ trưởng quy

định về việc bồi thường đất nông nghiệp, đất có rừng khi chuyển sang mục đích khác. Tại điều 1 của Nghị định này nêu rõ: Mọi tổ chức, cá nhân được giao đất nông nghiệp, đất có rừng để sử dụng vào mục đích khác phải bồi thường về đất nông nghiệp, đất có rừng cho Nhà nước. Tiền bồi thường tài sản trên mặt đất và tài sản trong lòng đất cho chủ sử dụng hợp pháp không thuộc các khoản tiền thiệt hại về đất. Khung mức giá bồi thường do UBND tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương quy định cụ thể, mức bồi thường đối với từng quận, huyện, thị

xã, thành phố thuộc tỉnh sát với giá địa phương nhưng không được thấp hơn hoặc cao hơn khung định mức bồi thường của Chính phủ.

Hiến pháp năm 1992 công nhận và bảo vệ QSDĐ của các tổ chức, cá nhân và quyền sở hữu cá nhân về tài sản và sản xuất. Tại Điều 23 của Hiến pháp quy

định: “Tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức không bị quốc hữu hóa, trong trường hợp thật cần thiết vì lý do An ninh - Quốc phòng, lợi ích quốc gia mà Nhà nước trưng mua hay trưng dụng có bồi thường tài sản của cá nhân hay tổ chức theo giá thị trường”.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 17

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư tại dự án xây dựng đường đt 477 và dự án xây dựng khu công nghiệp phúc sơn trên địa bàn thành phố ninh bình (Trang 26 - 27)