- Về chất lượng đại biểu HĐND
d) Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng
2.2.2.1. Nâng cao nhận thức về vai trò của Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân
đồng nhân dân
- Đối với HĐND
Tổ chức học tập, tuyên truyền để mọi đảng viên của Đảng, các tổ chức chính quyền, mặt trận, các đoàn thể quần chúng, các tổ chức kinh tế, xã hội, lực lượng vũ trang
và nhân dân hiểu rõ: "Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên" [57, tr. 500] là điều quan trọng đầu tiên để nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND.
Trong những năm gần đây, được sự quan tâm lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, cùng với chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, vị trí vai trò của HĐND ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, phải ngăn ngừa tình trạng HĐND hợp pháp hóa các quyết định của cơ quan chấp hành bằng nghị quyết tại các kỳ họp; hoặc các cấp ủy Đảng làm thay những công việc của HĐND - như vậy là làm giảm vai trò của HĐND, làm cho tổ chức và hoạt động của HĐND trở thành hình thức.
Muốn nâng cao nhận thức về vai trò của HĐND cần phải nhận thức nghiêm túc những nguyên nhân về khách quan và chủ quan của những yếu kém, hạn chế về tổ chức và chất lượng hoạt động của HĐND các cấp.
Về mặt chủ quan, hệ thống pháp luật về tổ chức và hoạt động của HĐND chưa
được hoàn thiện, thiếu đồng bộ; bộ máy và tổ chức của HĐND chưa tương xứng với nhiệm vụ do Hiến pháp và pháp luật quy định; điều kiện hoạt động của HĐND còn nhiều hạn chế.
Về mặt khách quan, do nhận thức chưa đầy đủ của một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân: qua khảo sát thực tiễn cho thấy, nhiều cán bộ đảng viên thích công tác ở cơ quan chấp hành (UBND và các cơ quan chuyên môn của UBND) hơn ở cơ quan HĐND; nhân dân và các cơ quan, tổ chức tôn trọng UBND hơn vì chỉ có cơ quan đó mới quyết định được việc cấp tiền, quyết định đề bạt cán bộ và nhiều việc khác; còn HĐND thường chỉ được biết đến qua các kỳ bầu cử, kỳ họp; những ý kiến của đại biểu HĐND, những kiến nghị của các ban HĐND qua các đợt khảo sát, giám sát được thực hiện hay không ít được các cơ quan, tổ chức quan tâm.
Thực tiễn qua khảo sát cũng cho thấy, ở những nơi nào cấp ủy quan tâm nhắc nhở cơ quan hành chính thực hiện ý kiến, kiến nghị, Nghị quyết của HĐND thì ở đó vai trò HĐND được nâng cao, hoạt động của HĐND có hiệu quả rõ rệt. Vì vậy, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng nhằm nâng cao nhận thức vai trò HĐND trong cán bộ, đảng viên
và nhân dân, phải trên cơ sở các chỉ tiêu kinh tế - xã hội và những định hướng do tổ chức đảng đề ra, căn cứ vào tình hình thực tiễn tại từng địa phương, HĐND các cấp bàn bạc thảo luận, thể chế hóa thành các chế độ chính sách, các giải pháp để cơ quan chấp hành tổ chức thực hiện.
Đối với đại biểu HĐND cần:
- Luôn ghi nhớ mình là người đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, hoạt động vì lợi ích của nhân dân, chứ không phải tách rời và đứng trên nhân dân.
- Phải có giác ngộ đầy đủ về dân chủ, thực sự tin dân, tôn trọng dân - đó là tiền đề cho việc phát huy bản chất dân chủ của HĐND.
- Luôn nhận thức đầy đủ, đúng đắn về vị trí, nhiệm vụ, quyền hạn của người đại biểu HĐND. Phải từng ngày, từng giờ ghi nhớ mình là người đại biểu HĐND.
- Nêu cao bản lĩnh của mình, không né tránh, đùn đẩy việc giải quyết những vấn đề gai góc đặt ra, phải suy nghĩ để tìm ra hướng giải quyết phù hợp với lợi ích chính đáng của nhân dân và đề đạt ý kiến với cấp có thẩm quyền.
Để các đại biểu HĐND có thể đảm nhiệm tốt nhiệm vụ của mình, theo chúng tôi, có mấy vấn đề cần lưu ý sau đây:
+ Người đại biểu HĐND cần chủ động xây dựng được cho mình kế hoạch công tác hàng tháng, hàng quý. Nếu là đại biểu đương chức thì khi thực hiện nhiệm vụ của cơ quan mình nên có sự lồng ghép vừa thực hiện nhiệm vụ chuyên môn vừa thực hiện nhiệm vụ đại biểu. Làm được như vậy có tác dụng thực tế là không tốn kém, lãng phí thời gian mà vẫn giữ được mối quan hệ thường xuyên với nhân dân, nắm bắt được những vấn đề bức xúc ở địa phương để kịp thời thông tin, phản ánh của HĐND hoặc các cơ âun nhà nước có thẩm quyền.
+ Thường xuyên nắm bắt tình hình trong nhân dân và cử tri, không nhất thiết thông qua các cuộc tiếp xúc cử tri mà có thể thông qua giao tiếp hàng ngày với nhân dân nơi công tác hoặc nơi cư trú. Có thể thông qua thông tin trên báo chí hoặc các phương tiện thông tin đại chúng khác, thông qua các hội nghị, các báo cáo... có biện pháp xử lý
thông tin hợp lý, cái gì cần quan tâm vì nó liên quan đến nhiệm vụ của người đại biểu và cần thông báo, phản ánh của cơ quan nào.
+ Nắm vững những nhiệm vụ, quyền hạn của người đại biểu mà luật và quy chế đã quy định, thường xuyên xác định cho mình trách nhiệm người đại diện cho nhân dân trong công tác cũng như trong cuộc sống hàng ngày.
+ Thường xuyên giữ mối liên hệ công tác với Thường trực HĐND thông qua
phiếu hoạt động đại biểu. Tích cực tham gia hoạt động của tổ
đại biểu HĐND, chịu sự giám sát của ủy ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp thông qua việc báo cáo tình hình hoạt động của mình với ủy ban Mặt trận Tổ quốc.
+ Tích cực tham gia các hoạt động xã hội ở địa phương, thông qua đó vừa để tuyên truyền vận động nhân dân nắm được chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước cũng như nghị quyết của HĐND, động viên nhân dân thực hiện nghiêm túc chủ trương, chính sách, pháp luật, đồng thời thông qua đó nắm bắt được những yêu cầu của thực tiễn đặt ra, nhất là trong điều kiện hiện nay khi mà Đảng và Nhà nước chủ trương mở rộng dân chủ trực tiếp đến cơ sở, phát huy dân chủ đại diện.