Trong việc bãi miễn những người không xứng đáng

Một phần của tài liệu Tư tưởng hồ chí minh về bản chất dân chủ của nhà nước xã hội chủ nghĩa và sự vận dụng trong đổi mới tổ chức (Trang 61 - 62)

- Về chất lượng đại biểu HĐND

2.1.3.2. Trong việc bãi miễn những người không xứng đáng

Quyền bãi miễn đại biểu được ghi nhận ngay từ Hiến pháp 1946: "Công dân có quyền bãi miễn các đại biểu mình đã bầu ra" (Điều 20). Các Hiến pháp tiếp theo cũng giữ nguyên quy định này và còn quy định thêm một hình thức bãi miễn nữa: "... đại biểu hội đồng nhân dân bị cử tri hoặc Hội đồng nhân dân bãi nhiệm khi đại biểu đó không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân" (Điều 7 Hiến pháp 1992)

Thủ tục cử tri bãi miễn đại biểu gần tương tự như thủ tục bầu cử. Thủ tục này được quy định trong Luật bầu cử đại biểu HĐND. Đại biểu bị bãi miễn khi có quá nửa tổng số cử tri đơn vị bỏ phiếu bãi miễn. Ngoài hình thức bãi miễn trực tiếp thông qua việc bỏ phiếu của cử tri, Pháp luật còn quy định việc bãi miễn đại biểu bằng chính HĐND theo đề nghị của cơ quan thường trực HĐND. Đại biểu bị bãi miễn khi có ít nhất 2/3 tổng số đại biểu bỏ phiếu bãi miễn. Không chỉ bãi nhiệm đại biểu HĐND mà HĐND còn có quyền miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các thành viên khác của các Ban của HĐND, Hội thẩm nhân dân của TAND cùng cấp.

Đây chính là cơ chế chịu trách nhiệm - Trách nhiệm ở đây thuộc phạm trù trách nhiệm chính trị thể hiện dưới các hình thức chế tài đình chỉ công tác, miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức. Tuy nhiên, cơ chế trách nhiệm này còn rất chung chung, chưa rõ ràng, thiếu cơ sở và ít có tính thực thi. Vì vậy, quy định này của pháp luật khó đi vào cuộc sống. Trên thực tế, các nhiệm kỳ vừa qua của HĐND ở Nghệ An.

- Việc bãi miễn (bãi nhiệm) đại biểu HĐND (theo thủ tục cử tri bãi miễn đại biểu) là không có một trường hợp nào (đây cũng là một thực trạng chung của cả nước).

- Việc bãi nhiệm đại biểu bằng chính HĐND thông qua đề nghị của Thường trực. Từ trước tới nay quy định này được thực hiện với ý nghĩa là cho thôi nhiệm vụ bình thường do đau ốm, hay thuyên chuyển công tác, địa bàn... chứ không phải là với ý nghĩa, đó là những người không xứng đáng.

- Thực tế quyền bãi nhiệm mà HĐND thực hiện trong các nhiệm kỳ qua đó là việc bãi nhiệm các chức danh do HĐND bầu ra. Tuy nhiên, việc bãi nhiệm này vẫn thuần túy theo ý nghĩa là do đau ốm hoặc thuyên chuyển công tác...

- Về vấn đề bỏ phiếu tín nhiệm, đến nay quy định này vẫn chưa được thực hiện trong thực tiễn hoạt động của HĐND tỉnh Nghệ An.

Qua thống kê báo cáo tổng kết của HĐND các cấp nhiệm kỳ 1999 - 2004 cho thấy kết quả của việc bãi nhiệm và miễn nhiệm như sau:

- HĐND tỉnh: miễn nhiệm 22; bãi nhiệm 01 + HĐND huyện: miễn nhiệm 15; bãi nhiệm 03 + HĐND xã: miễn nhiệm 17; bãi nhiệm 16

Trong báo cáo tổng kết hoạt động của HĐND tỉnh Nghệ An nhiệm kỳ 1999 - 2004 đã mạnh dạn khẳng định:

Một bộ phận nhỏ đại biểu Hội đồng nhân dân ở cả ba cáp chưa chịu khó học tập và rèn luyện, sa sút phẩm chất đạo đức, lối sống, vi phạm kỷ luật, trong đó: Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh chiếm 1,2%; đại biểu Hội đồng nhân dân huyện 1,64%; đại biểu Hội đồng nhân dân xã 1,5% không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân đã bị bãi nhiệm [39, tr. 6].

Tóm lại, quyền "bãi miễn" những người không xứng đáng trong bộ máy nhà nước là một quyền rất quan trọng của nhân dân, thể hiện quyền ";à chủ","làm chủ" đích thực của người dân. Trong thời gian qua chúng ta chưa có được một cơ chế thật tốt để người dân thực hiện quyền năng này của mình, đó là thực trạng chung của cả nước mà chúng ta cần phải khắc phục.

Một phần của tài liệu Tư tưởng hồ chí minh về bản chất dân chủ của nhà nước xã hội chủ nghĩa và sự vận dụng trong đổi mới tổ chức (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)