Hội đồng nhân dân là tổ chức do nhân dân địa phương trực tiếp bầu ra

Một phần của tài liệu Tư tưởng hồ chí minh về bản chất dân chủ của nhà nước xã hội chủ nghĩa và sự vận dụng trong đổi mới tổ chức (Trang 34 - 36)

thống nhất của Chính phủ.

Ngoài bốn đặc trưng trên, HĐND còn là cơ quan hoạt động bảo đảm thực hiện quyền dân chủ trực tiếp của nhân dân.

Dân chủ trực tiếp là hình thức nhân dân thực hiện quyền làm chủ bằng cách trực tiếp bàn bạc, thảo luận và quyết định những công việc gắn liền với lợi ích của nhân dân; trực tiếp bầu ra những người lãnh đạo của mình.

Đại biểu HĐND, các cơ quan HĐND thông qua các hoạt động khảo sát, tiếp dân thường xuyên giám sát, yêu cầu UBND và các cơ quan chuyên môn thực hiện đầy đủ quy chế dân chủ, hoặc có thể chất vấn tại các kỳ họp, yêu cầu UBND và các cơ quan chuyên môn báo cáo những biện pháp bảo đảm thực hiện quy chế dân chủ cơ sở.

Trong điều kiện nước ta hiện nay, một mặt chúng ta tiếp tục củng cố, hoàn thiện hình thức dân chủ đại diện, mặt khác từng bước mở rộng hình thức dân chủ trực tiếp trong các lĩnh vực của đời sống, đặc biệt là ở cơ sở. Dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp có mối quan hệ khăng khít với nhau, hỗ trợ và tác động lẫn nhau để thực hiện ngày càng tốt hơn, có hiệu quả hơn quyền làm chủ của nhân dân.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã chỉ rõ, phải khắc phục mọi biểu hiện dân chủ hình thức - do đó đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân được tốt hơn thì điều quan trọng là chúng ta phải thực hiện tốt cơ chế dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện. Thực hiện tốt dân chủ trực tiếp sẽ tạo nền cho dân chủ đại diện phát huy tác dụng, hiệu quả cao, đồng thời thể hiện bản chất của Nhà nước ta là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Thực hiện tốt dân chủ đại diện tạo điều kiện cho nhân dân tham gia vào công việc của Nhà nước ngày càng tốt hơn và là phương tiện bảo đảm cho thực hiện dân chủ trực tiếp. HĐND với vị trí và vai trò của mình chính là tổ chức đáp ứng được yêu cầu đó.

1.2.2. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về bản chất dân chủ của Nhà nước xã hội chủ nghĩa trong tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân xã hội chủ nghĩa trong tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân

1.2.2.1. Hội đồng nhân dân là tổ chức do nhân dân địa phương trực tiếp bầu ra ra

ở nước ta, việc tổ chức cơ quan chính quyền địa phương về cơ bản tuân theo các nguyên tắc mà chủ nghĩa Mác - Lênin đã đề ra. Đó là phương thức tổ chức chính quyền địa phương kiểu mới dựa trên quan điểm thừa nhận quyền lực nhân dân của từng cộng đồng lãnh thổ. Mỗi một cộng đồng lãnh thổ được tự do tổ chức thành nhà nước qua cơ cấu công xã, Xô viết là những cơ quan quyền lực nhà nước rồi hợp nhất chúng lại thành chính quyền nhà nước.

Theo nguyên lý đó, mô hình tổ chức chính quyền địa phương XHCN không còn phân biệt cấp hành chính cơ bản cũng như trung gian nữa và cũng không còn chế độ tự quản địa phương, mà ở tất cả các đơn vị lãnh thổ đều có mô hình tổ chức gần như giống nhau, gồm một cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương (công xã, Xô viết địa phương) và một cơ quan chấp hành (ủy ban chấp hành) được cơ quan quyền lực bầu ra để làm nhiệm vụ thường trực và chấp hành nghị quyết của cơ quan này giữa hai kỳ họp.

ở Việt Nam, chúng ta chủ trương xác lập chế độ dân ủy tương tự như chế độ Xô viết nhưng mềm mỏng hơn, thích hợp với điều kiện Việt Nam. Sau khi cách mạng thành công ở Trung ương thì thành lập quốc gia đại hội (Quốc hội) với thành phần rộng rãi hơn so với Xô viết ở Nga, còn ở địa phương thì sau một thời gian ngắn tồn tại các UBND cách mạng đã thành lập các HĐND, xét về hình thức thì Nghị viện nhân dân và HĐND ở thời kỳ này chưa hoàn toàn giống nhau như Xô viết ở Nga cùng thời kỳ, song về bản chất thì chúng thống nhất. Sau này, khi miền Bắc bước vào xây dựng XHCN thì bộ máy nhà nước nói chung và cơ quan chính quyền địa phương nói riêng đã nhanh chóng chuyển theo mô hình tổ chức chung của các nước XHCN (tất nhiên vẫn còn một số đặc thù).

Như vậy, đến thời kỳ XHCN thì mô hình chính quyền địa phương là một cơ quan đại diện quyền lực nhà nước của nhân dân trên địa bàn lãnh thổ (Xô viết, Hội đồng) do nhân dân địa phương bầu ra, vừa đại diện cho nhân dân địa phương vừa đại diện cho cơ quan nhà nước cấp trên - đó là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương. Cơ quan này đóng vai trò chủ đạo trong việc tổ chức quyền lực nhà nước (quản lý nhà nước) trên địa bàn lãnh thổ.

Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quan tâm đặc biệt đến việc xây dựng chính quyền địa phương. Người đã ban hành nhiều văn bản pháp

luật quy định về vấn đề này, quan trọng nhất là Sắc lệnh 63/SL ngày 22/11/1945 về tổ chức HĐND và UBHC của các cấp chính quyền vùng nông thôn và Sắc lệnh số 77/SL ngày 21/12/1945 về tổ chức của HĐND và UBHC các cấp chính quyền ở thành phố. Với hai sắc lệnh này, lần đầu tiên trong lịch sử nước ta, nhân dân đã có cơ sở pháp lý làm điểm tựa để thực hiện quyền làm chủ đất nước của mình.

Việc tổ chức cơ quan chính quyền địa phương ở nước ta về cơ bản là theo phương thức chính quyền kiểu mới dựa trên quan điểm thừa nhận quyền lợi nhân dân của từng cộng đồng lãnh thổ. Trong đó, HĐND ngay từ đầu đã được xác định là tổ chức "do nhân dân bầu ra theo lối phổ thông và trực tiếp đầu phiếu là cơ quan thay mặt cho dân" [65, tr. 216].

Tất cả các công dân Việt Nam, 18 tuổi trở lên, không phân biệt nam, nữ, không thuộc một trong ba hạng kể trong Điều thứ 2, đoạn 2, 3 và 4 Sắc lệnh số 51 ngày 17/10/1945 về thể lệ cuộc tuyển cử Quốc dân đại hội đều có quyền bầu cử Hội đồng nhân dân 61, tr. 216.

Trên tinh thần đó, qua các giai đoạn phát triển sau này tổ chức HĐND vẫn luôn được xác định là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên (Hiến pháp 1959, Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 1983 và 1989; Hiến pháp 1992, Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 1994 (sửa đổi) và hiện nay là Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003 đều ghi nhận nguyên tắc này).

Một phần của tài liệu Tư tưởng hồ chí minh về bản chất dân chủ của nhà nước xã hội chủ nghĩa và sự vận dụng trong đổi mới tổ chức (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)