Trong hoạt động kiểm tra, giám sát

Một phần của tài liệu Tư tưởng hồ chí minh về bản chất dân chủ của nhà nước xã hội chủ nghĩa và sự vận dụng trong đổi mới tổ chức (Trang 62 - 64)

- Về chất lượng đại biểu HĐND

2.1.3.3. Trong hoạt động kiểm tra, giám sát

Kiểm tra, giám sát là một chức năng quan trọng của HĐND. Vì vậy, qua các nhiệm kỳ, HĐND các cấp đã quan tâm thực hiện tốt chức năng này, góp phần thực hiện thắng lợi đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và Nghị quyết của HĐND tỉnh. Đại biểu HĐND các cấp đã chú trọng xem xét, thảo luận các đề án, báo cáo

công tác của các cơ quan nhà nước trên địa bàn, đã thực hiện quyền chất vất đối với người đứng đầu các cơ quan nhà nước địa phương. Nội dung chất vấn đa dạng, phong phú, liên quan đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội như: tình hình phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, tổ chức bộ máy nhà nước, thi hành Hiến pháp, pháp luật các cơ chế chính sách; hoạt động của các cơ quan nhà nước, vấn đề tham nhũng, buôn lậu. Với phương pháp giám sát bằng "phiếu hoạt động đại biểu" phản ánh gửi về Thường trực HĐND để tổng hợp báo cáo trong kỳ họp.

Ngoài giám sát tại kỳ họp, Thường trực và các Ban của HĐND còn tổ chức được nhiều đoàn đi kiểm tra giám sát tại các ngành, các cấp.

Trong nhiệm kỳ 1999-2004 Hội đồng nhân dân tỉnh đã tổ chức được 76 lượt kiểm tra đôn đốc, Ban Kinh tế - ngân sách đã tổ chức được 78 lượt, Ban Văn hóa - xã hội đã tổ chức được 74 lượt, Ban Pháp chế đã tổ chức được 75 lượt, Ban dân vận đã tổ chức được 74 lượt [27, tr. 12].

Nhìn chung, các đợt kiểm tra giám sát đã bám sát nội dung của nghị quyết HĐND cùng cấp để tiến hành giám sát trên các mặt kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, giám sát các nghị quyết chuyên đề về giáo dục - đào tạo; dân số kế hoạch hóa gia đình, quỹ phòng chống ma túy, bồi thường giải phóng mặt bằng và các vấn đề bức xúc nổi cộm về đất đai, thu thuế, các dự án đầu tư, xây dựng cơ bản, Chương trình 135, điện, đường, trường, trạm. Các chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc miền núi; chính sách người có công với cách mạng và các vấn đề liên quan đến quyền lợi, trách nhiệm của công dân.

Tóm lại, trong công tác kiểm tra, giám sát, Thường trực HĐND các cấp đã phối hợp chặt chẽ với các Ban của HĐND để lập chương trình kiểm tra, giám sát theo đúng quy định tại quy chế hoạt động của HĐND các cấp.

Chương trình nội dung kiểm tra, giám sát sáu tháng đầu năm, sáu tháng cuối năm đều được gửi tới UBND cùng cấp và các cơ quan liên quan vào tháng 01, tháng 7 hàng năm. Nội dung kiểm tra, giám sát cụ thể được gửi tới cơ quan được kiểm tra giám sát trước từ 5 - 7 ngày. Việc làm này đã được thực hiện một cách có nề nếp và thống nhất. Thành phần đoàn kiểm tra, giám sát bao gồm: Thường trực HĐND, thành viên của Ban

và đại diện các Ban khác của HĐND, các cơ quan có liên quan. Tùy theo nội dung của cuộc kiểm tra, giám sát để triệu tập thành phần của đoàn một cách cơ động và linh hoạt. Các cuộc kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nội dung của nghị quyết HĐND, các văn bản pháp quy của UBND cùng cấp và cấp trên tại cơ sở và các cơ quan chuyên môn thuộc UBND.

Ngoài các cuộc kiểm tra, giám sát theo chương trình, Thường trực HĐND, các Ban HĐND còn thực hiện kiểm tra giám sát trực tiếp tại những đơn vị có những vấn đề nổi cộm, có những thắc mắc của cử tri để xác định việc thực hiện đúng hay sai của các cơ quan chức năng nhà nước để trả lời cử tri và bổ sung cho kết quả giám sát theo chuyên đề.

Đa số các đơn vị được kiểm tra, giám sát đều chuẩn bị tốt các báo cáo, cung cấp đầy đủ thông tin theo yêu cầu của đoàn. Các đơn vị đều phấn khởi và mong muốn được tiếp đoàn kiểm tra, giám sát của HĐND, qua đó không chỉ báo cáo với đoàn tình hình thực tế tại đơn vị mà còn bày tỏ tâm tư, nguyện vọng, trao đổi ý kiến nhằm khắc phục những khó khăn, vướng mắc để đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ. Kết quả các cuộc kiểm tra, giám sát đều là những cuộc trao đổi thẳng thắn, cởi mở, tìm những biện pháp nâng cao chất lượng hoàn thành nhiệm vụ cho các đơn vị. Đoàn kiểm tra, giám sát cũng trực tiếp biểu dương, ghi nhận những cố gắng và những thành tích mà đơn vị đã đạt được, đồng thời yêu cầu đơn vị khắc phục những thiếu sót và tồn tại. Sau khi thực hiện kiểm tra, giám sát đoàn đã có văn bản hoặc trực tiếp yêu cầu cơ quan chức năng nhà nước có biện pháp cụ thể chỉ đạo đơn vị thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

Tuy nhiên, việc thực hiện những kiến nghị sau kiểm tra, giám sát của HĐND chưa có quy định cụ thể của pháp luật để điều chỉnh. Cơ quan có trách nhiệm thực hiện thường lảng tránh, hoặc thông qua cơ quan cấp cao hơn hợp pháp hóa kiến thức đó; qua nhiều lần chất vấn không được thực hiện HĐND đành "quên đi". Đây chính là một trong những nguyên nhân làm cho nhiều người, nhiều cơ quan không xem HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương; hoạt động của HĐND vì thế mang nặng tính hình thức.

Một phần của tài liệu Tư tưởng hồ chí minh về bản chất dân chủ của nhà nước xã hội chủ nghĩa và sự vận dụng trong đổi mới tổ chức (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)