3.3.1. Đánh giá định tính
Kết quả thực nghiệm bớc đầu cho thấy, khi tiếp cận với phơng pháp dạy học PH và GQVĐ, học sinh học tập rất hăng say. Tỉ lệ học sinh không chăm chú học, học sinh nói chuyện riêng trong lớp giảm hẳn. Sau các buổi học, học sinh có tinh thần phấn chấn, biểu lộ thái độ yêu thích môn toán hơn.
Sau khi nghiên cứu và sử dụng những biện pháp s phạm đợc xây dựng, các GV dạy thực nghiệm đều có ý kiến rằng: không có gì khó khả thi trong việc vận dụng các quan điểm này; đặc biệt là cách tạo ra tình huống, đặt câu hỏi và dẫn dắt hợp lý, vừa sức đối với HS, vừa kích thích đợc tính tích cực độc lập của HS, HS lĩnh hội đợc tri thức phơng pháp trong quá trình học tập.
Nâng cao trình độ nhận thức, kỹ năng GQVĐ, tạo hứng thú và niềm tin cho các em, trong khi điều này cha có ở lớp đối chứng.
Cả hai bài kiểm tra cho thấy kết quả của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng, đặc biệt là loại khá và giỏi. Nguyên nhân là do học sinh ở lớp thực nghiệm ngoài việc luôn học tập trong hoạt động còn đợc phát triển kiến thức thông qua các biện pháp s phạm đợc xây dựng ở chơng II.
3.3.2. Đánh giá định lợng
Kết quả làm bài kiểm tra của học sinh lớp thực nghiệm (TN) và học sinh lớp đối chứng (ĐC) đợc thể hiện thông qua 2 Bảng thống kê sau đây:
Bảng 1: Kết quả bài kiểm tra số 1 Điểm Lớp 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Số bài TN (11A1) 0 0 2 4 3 8 11 9 5 3 45 ĐC (11A2) 0 3 4 8 10 8 7 4 2 0 46
Kết quả:
Lớp TN có 39/45 (86,67%) đạt trung bình trở lên, trong đó 28/45 (62,22%) đạt khá giỏi.
Lớp ĐC có 31/46 (67,39%) đạt trung bình trở lên, trong đó 13/46 (28,26%) đạt khá giỏi.
Bảng 2: Kết quả bài kiểm tra số 2 Điểm Lớp 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Số bài TN (11A1) 0 1 0 2 7 10 11 3 8 3 45 ĐC (11A2) 0 1 2 3 9 12 8 7 3 1 46 Kết quả:
Lớp TN có 42/45 (93,33%) đạt trung bình trở lên, trong đó 25/45 (55,56%) đạt khá giỏi.
Lớp ĐC có 40/46 (86,96%)đạt trung bình trở lên, trong đó 19/46 (41,30%) đạt khá giỏi.