Những tục hèm trong lễ hội đền Phù Ủng.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lễ hội làng phù ủng (làng phù ủng, xã phù ủng, huyrnj ân thi, tỉnh hưng yên) (Trang 84 - 87)

“Hèm trong tiếng việt có nghĩa là những điều “tránh”, “kiêng”, “cái

không được vi phạm” giống như từ “tabu ” trong thuật ngữ khoa học quốc tế và có phần nào tương ứng với từ “húy”, “kỵ” trong tiếng Hán Việt. Do vậy nó có ý nghĩa rất rộng” [32; 74].

Theo GS.Ngô Đức Thịnh: “Hèm có nghĩa là một khía cạnh của tabu -

cấm kị, tồn tại dưới hình thức một nghi lễ hay phong tục trong thờ cúng Thành Hoàng” [32; 74].

Có nhiều dạng hèm: Hèm - kiêng kị nhắc tới tên húy của thần; Hèm liên quan tới sở thích của thần; Hèm - nghi lễ, một yếu tố bắt buộc cấu thành nghi lễ Thành Hoàng.

Trong lễ hội đền Phù Ủng, “hèm” được hiểu là những nét riêng, những việc kiêng kị do việc thờ cúng thần linh. Nó được biểu hiện trong cả phần lễ trang nghiêm và phần hội vui nhộn.

Tục lệ mỗi làng, mỗi hội thường có những nét riêng, nó khác biệt với các làng khác và góp phần làm nên bản sắc địa phương của từng lễ hội. Và có lẽ mỗi tục lệ này là một phần đóng góp vào kho tàng bản sắc văn hóa dân tộc. Lễ hội Phù Ủng có những nét riêng ẩn chứa trong các tục lệ và điều cấm kị của tục hèm nơi đây.

Ở lăng đức Phạm Tiên Công (thân sinh Phạm Ngũ Lão) có hai cây là “hậu chẩm” làm điểm tựa của làng: cây sanh và cây long não. Cây long não có tinh dầu thơm, cao 20 - 30 m. Vì nói ngọng, người dân gọi “long não” là “nong lão” nên kiêng tên húy của Phạm tướng quân, người dân ở đây thường gọi là cây quế nhưng vỏ không cay. Cũng như để kiêng tên húy của Ngài, cuối hội Phù Ủng (25 tháng giêng) có lễ của những người trên 50 tuổi (chỉ những người được lên lão) gọi là hội Kỳ Anh.

Những hèm tục (điều kiêng kị) này được làng Phù Ủng chú ý trong suốt quá trình diễn ra hội làng: từ lễ mộc dục, khi tế nội tán ngoại tán, rước tượng, đến trang phục, lễ nghi của chủ tế, bồi tế... đều do ban quản lí di tích bầu chọn các cụ già từ 50 tuổi trở lên có đức độ... được tham dự và thực nghiêm túc. Ngoại trừ lễ rước kiệu công chúa Tĩnh Huệ về hầu Phạm Ngũ Lão là những nam thanh nữ tú với đội “ngọc nữ” dâng lễ vật hầu Thánh và phù giá quý phi.

Điều đặc biệt nhất là trong đồ tế lễ của dân làng Phù Ủng dâng lên Điện súy Phạm Ngũ Lão, mỗi năm khác nhau. Dù là đồ chay hay đồ mặn nhất thiết phải có trầu cau, đĩa muối và mấy củ gừng thể hiện lòng hiếu kính với cha già tình nghĩa sâu nặng của công chúa Tĩnh Huệ (dù thân phận của nàng có trở nên cao sang phú quý - thứ phi của vua Trần Anh Tông). Với lễ vật dâng cha ra trận đánh giặc cứu nước thể hiện tình nghĩa thủy chung sâu nặng của người dân vùng quê nghèo nhưng giàu tình nghĩa.

Phù Ủng là một xã cuối cùng của huyện lỵ Ân Thi, giáp Kẻ Sặt - Hải Dương, người dân ở đây (cũng như người dân Kẻ Sặt), trong nhà, ngoài làng xã, có việc hiếu hỷ, khao vọng, cỗ bàn nhất thiết phải có món “tiểu hổ” (thịt mèo, thịt chó) mới cho là “sang”. Nhưng hội làng Phù Ủng (25 tháng Chạp đến 25 tháng Giêng) người dân kiêng không ăn và không làm cỗ hai món “đặc sản” đó. Vì họ cho rằng Phạm Ngũ Lão - vị tướng tài ba đã làm rạng danh mảnh đất Phù Ủng sinh vào năm Ất Mão (1255)...

Khu di tích đền Phù Ủng mang nhiều dấu ấn riêng về người anh hùng Phạm Ngũ Lão nơi đây. Từ con đường vào thôn, dân gian mượn hình ảnh ngọn cờ và đặt tên đường là Cán Cờ. Ở khoảng giữa đoạn đường nổi lên một miếng đất to, vuông vắn, giống như ngọn cờ đã lồng vào cán vậy. Đó là tượng trưng lá cờ đại dựng cao trước hàng quân sĩ của Phạm tướng quân mỗi lần xuất trận. Những gò đất, mô đất (mô Đa Đầu, mô Quảng Thừng...) còn ở đầu thôn nơi xưa kia Phạm Ngũ Lão luyện tập, nghiên cứu binh thư... Trước đền có tấm bia “Hạ mã” (xuống ngựa) nhắc ta phải kính cẩn giữ gìn khi đến lễ. Ở sau đền Mẫu, giếng Ngọc tròn vành vạnh, tường gạch bao quanh, làn nước lóng lánh,

bóng mây lãng đãng. Nước giếng Ngọc chỉ dùng cho tế lễ, hội đền. Dân kiêng không giặt giũ, tắm rửa...

Trong kháng chiến chống Pháp, người dân đã di chuyển tượng Phạm Ngũ Lão và đồ tế tự về Từ Ô (Thanh Miện), Quỳnh Côi (Thái Bình) để không cho giặc xâm phạm tới. Giặc Pháp về triệt hạ làng, chúng đốt phá đền và chùa... dân làng Phù Ủng cất giữ được nhiều bằng, sắc phong, đại tự, câu đối, văn tế... Sau khi quê hương yên ổn, dân làng lại rước tượng về. Chung sức xây dựng đền Ngài có qui mô bề thế như ngày nay.

Trong tháng hội đền Phù Ủng, dù nghèo đói, xa xôi, người dân ai cũng có nén hương đốt để tỏ lòng thành kính, ngưỡng mộ một bậc anh hùng. Và “như chim nhớ tổ”, có biết bao người dân Phù Ủng xưa kia vì mưu sinh phải trôi dạt chân trời góc bể vẫn nhắn nhủ nhau đời nọ truyền đời kia nhớ kỳ hội đều dắt díu nhau về. Phải chăng nơi đây đã thành nguồn sức mạnh tinh thần, nuôi dưỡng tâm hồn cao cả cho mỗi con người. Phải chăng cũng vì thế mà di tích và hội đền Phù Ủng đã được bảo lưu (dù 4 lần bị triệt phá) hết đời này qua đời khác mà truyền đến chúng ta.

Những tục lệ trên là vẻ đẹp đạo lí truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, tâm linh và tình cảm ngưỡng mộ, lòng sùng kính của người dân làng Phù Ủng đối với tướng quân Phạm Ngũ Lão - người anh hùng dân tộc có công chống giặc ngoại xâm đem lại cuộc sống an bình, yên vui cho nhân dân đất nước.

2.5. Tiểu kết

Lễ hội Phù Ủng được tổ chức trong một không gian và thời gian linh thiêng. Ngoài đền chính thờ Điện súy thượng tướng quân Phạm Ngũ Lão thì diễn trình của lễ hội được diễn ra ở các di tích có liên quan đến Phạm Ngũ Lão như: Phủ Chúa (thờ Tĩnh Huệ công chúa), chùa Cảm Ân, đền Mẫu, lăng Phạm Tiên Công... Thời gian tổ chức lễ hội vào dịp đầu xuân, đó là khoảng thời gian nông nhàn, cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp. Đó cũng là thời gian người dân Phù Ủng chuẩn bị bước vào một vụ mùa mới, nên bà con đi hội cũng là để cầu

mong cho một vụ mới bội thu. Chính hội diễn ra từ ngày 11 tháng Giêng (tương truyền là ngày Phạm Ngũ Lão ra quân) đến 25 tháng Giêng. Ngày nay, lễ hội Phù Ủng được rút gọn trong 3 ngày từ ngày 11 đến 13 tháng Giêng.

Lễ hội đền Phù Ủng là sinh hoạt văn hóa dân gian mang đậm bản sắc văn hóa địa phương và tinh thần thượng võ, được lưu truyền từ xưa đến nay. Ở lễ hội đền Phù Ủng, nếu như phần lễ mang tính chất tín ngưỡng dân gian sâu sắc, linh thiêng với một hệ thống nghi lễ nghi thức thì phần hội là các trò chơi dân gian và biểu diễn nghệ thuật vui nhộn, hấp dẫn, thu hút nhân dân khắp nơi về dự. Trong lễ hội cũng có những tục hèm, là những điều cấm kỵ trong việc thờ cúng thần linh. Nó được biểu hiện cả ở phần lễ và phần hội. Những điều cấm kỵ này đã góp phần tạo nên nét đặc sắc riêng cho lễ hội đền Phù Ủng.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lễ hội làng phù ủng (làng phù ủng, xã phù ủng, huyrnj ân thi, tỉnh hưng yên) (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w