Thời gian tổ chức lễ hội.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lễ hội làng phù ủng (làng phù ủng, xã phù ủng, huyrnj ân thi, tỉnh hưng yên) (Trang 59 - 60)

Cũng giống như bao lễ hội ở đồng bằng Bắc Bộ xưa kia, lễ hội Phù Ủng diễn ra vào mùa xuân - khoảng thời gian rỗi rãi, rông nhàn, cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp. Đó là thời điểm thuận lợi để nhân dân giao lưu, du xuân ngoạn cảnh và tổ chức hội hè, vui chơi:

- Tháng Một tháp Chạp nên công hoàn toàn… - Giêng hai ngày rộng tháng dài…

- Tháng Giêng là tháng ăn chơi…

Mùa xuân, hội xuân cũng là ngày hội của chiến đấu và chiến thắng. Vì thế, nhiều lễ hội diễn ra vào mùa xuân. Tuy nhiên, ở các lễ hội tưởng niệm những anh hùng có công với đất nước khác, nhân dân thường lấy ngày các ngài “hóa về trời” làm ngày lễ chính (hội đền Hùng 10/3 - giỗ tổ Hùng Vương, hội đền Đức thánh Trần Hưng Đạo 20/8…). Còn hội làng Phù Ủng lại chọn ngày 11 tháng Giêng làm ngày chính hội. Tương truyền đây là ngày Tướng quân Phạm Ngũ Lão xuất quân đánh giặc cứu nước (chứ không lấy ngày 1/11 là ngày giỗ ngài).

Lễ hội Phù Ủng chính thức diễn ra từ ngày 11 tháng Giêng đến 25 tháng Giêng. Ngày nay, chính hội đền Phù Ủng được diễn ra trong ba ngày 11, 12, 13 tháng Giêng, nhưng về diễn trình nghi thức lễ hội không có mấy thay đổi. Lễ hội Phù Ủng là sự tưởng niệm và đề cao công lao, sự nghiệp… của Điện súy Thượng Tướng quân Phạm Ngũ Lão - người anh hùng dân tộc có công dẹp giặc cứu nước, đem lại cuộc sống thanh bình, no ấm cho dân làng. Vì thế, lễ hội Phù Ủng là sự đan xen, tích hợp lễ hội của cư dân nông nhiệp lúa nước và lễ hội tưởng niệm người anh hùng dân tộc.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lễ hội làng phù ủng (làng phù ủng, xã phù ủng, huyrnj ân thi, tỉnh hưng yên) (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w