Những đóng góp của Phạm Ngũ Lão.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lễ hội làng phù ủng (làng phù ủng, xã phù ủng, huyrnj ân thi, tỉnh hưng yên) (Trang 40 - 49)

2.2.2.1. Về mặt quân sự.

Sử gia Phan Huy Chú trong bộ “Nhân vật chí”, mục “Tướng có tiếng

và tài giỏi” đã tôn vinh mười sáu nhân vật lịch sử từ thời Lý đến thời Lê sơ,

trong đó thời Trần có 4 người là Trần Quốc Tuấn, Trần Nhật Duật, Phạm Ngũ Lão, Trần Khánh Dư.

Triều Trần được đánh giá là triều đại lập được nhiều võ công oanh liệt nhất trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta với ba lần đại thắng quân Nguyên Mông - kẻ thù hung bạo nhất, nỗi kinh hoàng của nhân loại trong thế kỷ XIII.

Trong ba cuộc kháng chiến vĩ đại ấy, trong hàng ngũ tôn thất, tướng lính nhà Trần đã xuất hiện biết bao anh hùng hào kiệt, ấy vậy mà Phan Huy Chú chỉ chọn lựa được bốn gương mặt tiêu biểu. Trong số đó thì 3 người là tôn thất nhà Trần, chỉ riêng Phạm Ngũ Lão xuất thân tầng lớp bình dân. Điều ấy đã khẳng định tài năng, phẩm hạnh cũng như những cống hiến to lớn của ông đối với vương triều Trần nói riêng và đối với quốc gia Đại Việt nói chung.

Phạm Ngũ Lão sinh năm Ất Mão (1255-1320), quê làng Phù Ủng, huyện Đường Hào, châu Thượng Hồng. Theo tộc phả, ông là dòng hõi trực hệ đời thứ 7 của tả tướng quân Phạm Hạp (thời Đinh - Lê). Ông lớn lên vào lúc nhân dân cả nước đang chuẩn bị cho cuộc chiến đấu chống quân Nguyên Mông xâm lược lần thứ hai. Việc Phạm Ngũ Lão tham gia quân đội trở thành một danh tướng của nhà Trần đã đi vào lịch sử và thành huyền thọai.

Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Ngũ Lão người làng Phù Ủng huyện Đường Hào châu Thượng Hồng, lúc hơn 20 tuổi, Hưng Đạo Vương thấy và cho là có kỳ tài, đem con gái nuôi gả cho. Ngũ Lão nhân đó làm gia thần cho vương, được vương dạy bảo thêm, tài nghệ tuyệt vời. Vương tiến cử ông” [39; 105]. Như vậy, Phạm Ngũ Lão vừa là bộ tướng, vừa là con rể của Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn.

Phạm Ngũ Lão đã từng theo Trần Quốc Tuấn xông pha trận mạc và lập được nhiều công trong hai cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ 2 (1285) và lần thứ 3 (1288). Tuy nhiên “vị tướng quân tài danh này không hề “vào” được một dòng nào của/ và trong/ các bộ chính sử (biên niên sử chính thống) ghi chép về cuộc kháng chiến lần thứ hai, rồi cả lần thứ ba nữa, chống Nguyên - Mông của vương triều Trần” [37; 27]. Cũng theo GS. Lê Văn Lan: “Nhà Vương này, tiếp nhận kì tài họ Phạm làng Phù Ủng từ hơn 10 năm trước, nhưng còn chu đáo đào tạo bồi dưỡng thêm - kể cả việc rèn cặp qua chiến trận của hai lần kháng chiến ở thập kỷ 80 - rồi mới cho chuyển cửa, từ nhà Vương, sang nhà Đế, để phụng ngự tức là thành và làm người của Hoàng Đế, của triều đình nhà Trần, do ngành (chi tộc) thứ chuyên trách, làm chủ. Vì thế mà có thể cũng đã dự trận, lập công, nhưng ở vị trí của gia thần (gia tướng) tức: là người của nhà Vương, là của riêng của Trần Hưng Đạo, thuộc ngành (chi tộc) trưởng, nhưng không nắm quyền trị vì đất nước, nên cũng giống như trường hợp Yết Kiêu, Dã Tượng, Nguyễn Địa Lộ…Phạm Ngũ Lão không nhận được một sự (một lần) tuyên phong (vinh quang) nào.(...). Ông không “vào” được trong một dòng chính sử nào, ở và về thời gian trước năm 1290, là vì thế ” [37; 28].

Sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục biên niên về năm 1290 cũng cho ta biết: Ngũ Lão là gia thần của Quốc Tuấn. Quốc Tuấn nhận thấy Ngũ Lão tài năng khí độ vượt hơn mọi người đã gả con gái nuôi cho. Nhân đó ông tiến cử Ngũ Lão lên triều đình. Ngũ Lão theo Quốc Tuấn đi đánh giặc Nguyên có công nên triều đình bổ dụng làm Thánh Dực quân.

Như vậy, ngay trước khi được phong làm chỉ huy một đạo quân thường trực của triều đình, tinh nhuệ và quan trọng, chuyên làm vây cánh bảo vệ nhà vua, thì Phạm Ngũ Lão vẫn chỉ là một quan chức cấp thấp (hạ phẩm) chuyên hầu hạ hoàng đế nhà Trần (phụng ngự). Và qua đây cũng cho ta biết một điều đích thị và cụ thể thì Phạm Ngũ Lão chính là nhân vật lớn lao quan trọng của vương triều Trần, nhưng là của vương triều Trần thời hậu chiến.

“Việc định vị này, trước nay chưa được làm rõ. Nhưng nếu xem kỹ, thấy ở sách Đại Việt sử ký toàn thư, đoạn ghi chép - không phải trực tiếp về Phạm Ngũ Lão, mà là - về Trần Hưng Đạo, trong khi và nhân khi Trần Hưng Đạo qua đời (năm 1300), tổng kết cuộc đời vị Thánh, tướng Đông A nước Đại Việt này, khen ngợi ông, khéo tiến cử người tài giỏi cho đất nước, thì đã có câu để chia những người tài giỏi thành hai loại (hai lớp): lớp trước là những người có công dẹp Ô Mã Nhi, Toa Đô (tức là những nhân vật của thời chiến tranh giữ nước) như Dã Tượng, Yết Kiêu; và lớp sau, gồm những người nổi tiếng về văn chương và chính sự thời đó, tức là thời hậu chiến như Trần Thị Kiến, Trương Hán Siêu… và Phạm Ngũ Lão thì được xếp (đứng tên ở) hàng đầu danh sách này” [37; 30].

Sự nghiệp của Phạm Ngũ Lão nổi bật hơn dưới thời các vua Trần Anh Tông (1293-1314) và Trần Minh Tông (1314-1329), trong cuộc chiến đấu đánh thắng quân Ai Lao, Chiêm Thành xâm phạm bờ cõi phía nam của tổ quốc thời bấy giờ.

Các bộ chính sử nước ta hết lời ca ngợi công lao của ông. Đại Việt sử

kí toàn thư, ký nhà Trần đã ghi lại khá đầy đủ những sự kiện công tích về

- Canh Dần (1290), tháng 5, ngày 25. Lấy Hạ phẩm phụng ngự Phạm Ngũ Lão chỉ huy Hựu vệ Thánh Dực quân.

- Đinh Dậu (1297), mùa xuân, tháng 2. Ai Lao xâm phạm sông Chàng Lau. Phạm Ngũ Lão đánh bại chúng, lấy lại được đất cũ. Ban Vân phù cho Phạm Ngũ Lão (con so vẽ hình mây)

- Mậu Tuất (1298), mùa đông, tháng 10, đánh Ai Lao. Lấy Phạm Ngũ Lão làm Hựu kim ngộ vệ đại tướng quân.

- Kỷ Hợi (1299), mùa hạ, tháng 4, ngày 12. Lấy Phạm Ngũ Lão làm thân vệ tướng quân kiêm quản quân thiên thuộc phủ Long Hưng.

- Tân Sửu (1302), tháng 3. Ai Lao sang cướp Đà Giang, sai Phạm Ngũ Lão đi đánh, gặp quân giặc ở Mường Mai (Mai Châu - Hòa Bình), giao chiến, bắt được rất nhiều. Phong Phạm Ngũ Lão làm Thân vệ đại tướng quân, ban cho quy phù (con so hình rùa).

- Nhâm Dần (1302), mùa xuân, tháng giêng. Có đứa nghịch thần tên là Biếm làm loạn. Sai Phạm Ngũ Lão đi đánh. Biếm bị giết. Phong Phạm Ngũ Lão làm Điện súy, ban cho hổ phù (con so hình hổ).

- Canh Thân (1320), tháng 11, Điện súy thượng tướng quân Phạm Ngũ Lão mất tại phủ đệ vua ban ở vườn cau trong thành, thọ 66 tuổi. Vua nghỉ chầu 5 ngày, đó là ân điển đặc biệt.

Ngũ Lão là người phóng khoáng, có chí lớn, rất thích đọc sách và ngâm thơ, tựa như không để ý đến việc võ bị. Nhưng quân ông chỉ huy, thực là đội quân phụ tử, hễ đánh là thắng. Ông huấn luyện quân đội có kỷ luật, đối đãi tướng hiệu tựa như người nhà, cùng đồng cam cộng khổ với binh sĩ, cho nên quân đi tới đâu không ai dám chống, tất cả chiến lợi phẩm thu được đều sung vào kho quân, coi của cải như không, là bậc danh tướng của một thời vậy.

Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: “Tôi từng thấy các danh tướng nhà Trần nhu Hưng Đạo Vương thì học vấn tỏ ra ở bài hịch, Phạm Điện Súy thì học vấn thể hiện ở câu thơ, không chỉ có chuyện về nghề võ. Thế mà dùng binh tinh diệu, hễ đánh là thắng, đã tấn công là chiếm được, người xưa cũng không ai vượt nổi

các ông (…) Đủ biết, nhà Trần dùng người, đã căn cứ vào tài năng của họ để trao trách nhiệm.

Sử gia họ Phan viết về ông như sau: Phạm Ngũ Lão có tài múa giáo, làm thơ, lập nhiều công to, trước sau giữ trọn danh dự, tiếng tăm rõ rệt. Tóm lại đều không hổ là bậc nguyên thần [9; 373 ].

Việt Nam sử lược khi viết về thời Trần Anh Tông, nhấn mạnh nhân vật

Phạm Ngũ Lão như sau: Trong triều lại có những người tài giỏi hết lòng giúp việc nước. Văn như bọn ông Trương Hán Siêu, võ như ông Phạm Ngũ Lão đều là người có tài trí cao cả. Phạm Ngũ Lão là người làng Phù Ủng, huyện Mỹ Hào tỉnh Hải Dương (nay là Hưng Yên), trước theo Trần Hưng Đạo đánh giặc Nguyên, lập được công to, triều đình trọng dụng cho làm đại tướng. Ngũ Lão trị quân có kỷ luật, đãi tướng hiệu như người nhà, ở với sĩ tốt cùng chịu cam khổ, cho nên vẫn gọi quân của ông ấy là phụ tử chi binh (đoàn quân có tình như cha con), đánh đâu được đấy, thành một người danh tướng nước ta. Ông Phạm Ngũ Lão đã giỏi nghề võ, lại hay nghề văn, thường ngâm bài thơ Thuật Hoài…” [14; 199].

Qua sử sách, ta thấy Phạm Ngũ Lão hiện lên là một trong những chân dung tiêu biểu của triều đại nhà Trần. Thật hiếm có một danh tướng nào được ghi chép kĩ lưỡng như vậy trong chính sử. Qua đó, ta thấy nổi bật ở con người Phạm Ngũ Lão là tài năng quân sự và phẩm cách nhà tướng. Như nhà nghiên cứu lịch sử quân sự Văn Lang đã nhận xét: “Phạm Ngũ Lão đều biết chọn và phát huy một sở trường đặc biệt của mình. Đó là khả năng chiến đấu chiến trận bằng tập kích! Ba lần giáp trận với quân Ai Lao, Phạm Ngũ Lão đều được giao nhiệm vụ tập kích và đều sử dụng chiến thuật tập kích thành công... Phạm Ngũ Lão quả và chính là một “tập kích tướng quân tài tình”, thiện nghệ!” [37; 55].

Trong lịch sử quân sự Việt Nam, chính Phạm Ngũ Lão là người đề xướng và thực hiện quan điểm “Phụ tử chi binh” (tướng lĩnh và binh sĩ như cha con) một cách có kết quả, rất đáng ghi nhận và “đó là một phẩm cách của nhà tướng Phạm Ngũ Lão. Một phẩm cách nữa của tướng quân Phạm Ngũ Lão

mà qua sử sách ta có thể thấy đó là: không ham của công làm của tư. Những thứ tước được trong khi đánh giặc, đều sung vào kho tàng trong quân, xem tiền của lạt lẽo. Kho công - kho quân không những không đụng đến, mà ông còn góp thêm vào đấy là cả xương máu nữa của mình. Chính nhờ tài tướng chỉ huy đội quân “phụ tử”, Phạm Ngũ Lão đã đóng góp một phần công sức không nhỏ trong quá trình người Việt tiến về phía Nam trong các thế kỷ sau.

2.2.2.2. Các tác phẩm thơ.

Phạm Ngũ Lão không chỉ đóng góp về mặt quân sự mà ông còn có những tác phẩm văn học để đời. Tác phẩm của Phạm Ngũ Lão còn để lại đến ngày nay hai bài thơ:

Bài thứ nhất: Vãn thượng tướng Quốc công Hưng Đạo Đại Vương.

Trường Lạc chung thanh hưởng nhất chùy, Thu phong tiêu tán bất thăng bi.

Cửu trùng minh giám, kim dĩ hỹ, Vạn lý trường thành, thục hoại chi. Vũ ám trường giang không lệ huyết, Vân đê phức đạo tỏa sầu mi.

Ngưỡng quan khuê tảo từ phi dật, Ngư thủy tình thâm kiến vịnh thi.

Dịch:

Trên cung Trường Lạc, tiếng chuông hồi. Hiu hắt mây thu, luống ngậm ngùi,

Minh chúa thuở xưa đã vắng hẳn. Tràng thành giấu cũ, bỗng đâu rồi, Sụt sùi mưa vỗ, sông dài dặc. Nhăn nhó mây tuôn, ngõ hẹp hòi, Bút ngự rành rành ghi truyện thực. Ngàn thu cá nước, nghĩa vua tôi.

Đây là bài thơ ông làm ngay sau khi Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn qua đời (1300). Bài thơ "Vãn thượng tướng Quốc công Hưng Đạo Đại Vương" của Phạm Ngũ Lão là lời ngợi ca công đức của vị đại nguyên soái tài đức như "Khuê tảo" (sáng như sao Khuê trên trời), đồng thời là nỗi buồn, lòng đau xót vô hạn và tình cảm sâu nặng của một vị tướng suốt đời được dạy bảo, rèn cặp của chủ. Đó còn là tình cảm “ngư thủy tình thâm” của người con với người cha đáng kính. Bài thơ xúc động lòng người bởi những tình cảm chân thành đó.

Bài thơ “Thuật hoài” thì lại cho hậu thế thấy rõ bản chất “tài khí hơn người” ở Phạm Ngũ Lão. Ngô Sĩ Liên đã có lý khi nhận xét rằng: “Tôi từng thấy các tướng giỏi đời Trần như Hưng Đạo Vương thì học vấn tỏ ra ở bài hịch, Phạm Điện Súy thì học vấn biểu hiện ở câu thơ…”.

Câu thơ mà sử gia Ngô Sĩ Liên vừa nhắc tới, chính là bài “Thuật hoài” nguyên văn như sau:

Hoành sáo giang sơn cáp kỷ thu. Tam quân tỳ hổ khí thôn ngưu Nam nhi vị liễu công danh trái Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu.

Dịch nghĩa: Tỏ lòng

Cầm ngang ngọn giáo, giữa non sông đã trải mấy thu.

Ba quân như hùm, như sói cái chí hùng muốn nuốt cả sao Ngưu Làm con trai mà không trả xong nợ công danh

Sẽ phải hổ thẹn khi nghe người ta nói đến chuyện Vũ Hầu. Dịch thơ : Tỏ lòng

Vung giáo non sông trải mấy thu, Ba quân tựa cọp nuốt trôi trâu. Trai chưa trả nợ công danh được, Còn thẹn khi nghe chuyện Vũ Hầu.

Đọc bài thơ “Thuật hoài” của Phạm Ngũ Lão, chúng ta không chỉ thấy học vấn của ông, mà còn thấy được chí lớn cao xa ở ông. Ngay câu thơ mở đầu bài “Thuật hoài”: “Hoành sáo giang sơn cáp kỷ thu” (Cắp ngang ngọn giáo gìn giữ non sông đã mấy thu), Phạm Ngũ Lão đã thổ lộ chí hướng của mình, muốn trở thành người anh hùng cái thế dẹp trừ hoạn nạn cho dân. Như hoài bão của chàng trai họ Phạm thuở còn hàn vi:

Nam nhi vị liễu công danh trái Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu

Dịch nghĩa:

Thân nam nhi nếu chưa trả xong nợ công danh Ắt thẹn thùng khi nghe người đời kể chuyện Vũ Hầu.

Cả bài thơ toát lên một tâm trạng khao khát lập công đền ơn nước, tự tin ở tài năng của mình và tự hào vế sức mạnh của quân đội Đại Việt. “Đọc bài thơ của Phạm Ngũ Lão bày tỏ nỗi lòng của mình thời trai trẻ, người ta hiểu rằng vì sao sau này ông có thể trở thành bậc danh tướng của một đời” [37; 40- 41].

Trong Việt sử yếu, Hoàng Cao Khải viết rằng: Mỗi lần đọc tới bài "Hịch tướng sĩ" của Hưng Đạo Vương thì lòng trung nghĩa khí phẫn uất trỗi dậy trong lòng còn khi đọc thơ của ba ông Trương, Phạm, Đăng thì nỗi lòng ưu ái cuộn lên. Mặc dù thời đại cách nhau hàng trăm, hàng nghìn năm, nhưng tinh thần yêu nước nó trỗi dậy múa nhảy hòa nhịp với ngôn ngữ và văn tự trong thơ.

Tổng kết cuộc đời cầm quân của Phạm Ngũ Lão, Thượng hoàng Anh Tông, có bài thơ rằng:

Bạc phạt Xiêm, Lào chiếu tráng du, Đương thời danh tướng hãn vi trù. Thành công chỉ tại năng đông giục, Bất phụ cao ngâu sí Vũ Hầu.

Dẹp giặc Lào, Xiêm tỏ tướng tài, Võ thần mấy kẻ được chen vai. Dưới cờ một dạ nên công lớn, Gia Cát trời Nam lại có hai.

2

“Giản đánh Xiêm, Lào, giãi lược sâu Cùng thời các tướng, dễ bằng đâu ? Nên công chỉ vị cùng lòng muốn ; Sách Vũ Hầu, xưa cũng đáng câu.”

Cụ Phạm Lạp Trai Hoa Đường có để bài thơ ở đình Phù Ủng rằng: “Tướng quân miếu mạo, tướng quân dinh

Tướng quân linh chiểu lục hà sinh Tam triều sự nghiệp di biên lại Vạn cổ giang sơn nhất sáo hoành Nguyên tu chỉ ưng, thâu vạn kiếp Dư uy do khả bái Xiêm thành Thư sinh việc hữu thôn ngưu chí Chi chướng di ngâm họa bất thành

Dịch:

“Dịch cũ nguy nga, nổi miếu đài, Trước đài sen nở, nức thơm rơi. Sử ghi sự nghiệp ba triều trải, Tay vững non sông một dáo dài.

Hương lửa từng trên, nhường điện kiếp, Trận đồ oai sót khiếp quân Hời

Thôn ngưu mây vận lòng hăng hái

Học họa không nên, huống ngậm ngùi.” [30; 1-2].

Phạm Ngũ Lão là một danh tướng tài hoa dưới đời Trần. Cuộc đời và sự nghiệp của tướng quân không chỉ được ghi chép trong các bộ sử chính thống

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lễ hội làng phù ủng (làng phù ủng, xã phù ủng, huyrnj ân thi, tỉnh hưng yên) (Trang 40 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w